Pháp là quốc gia đứng đầu về lương thực bền vững trên thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Economist Intelligence Unit (EIU), cơ quan nghiên cứu và phân tích về kinh tế và chính trị toàn cầu thuộc tạp chí The Economist, vừa công bố bảng xếp hạng về chỉ tiêu bền vững lương thực của các quốc gia trên thế giới, trong đó một lần nữa, đứng đầu bảng xếp hạng lại là Pháp nhờ chính sách và các giải pháp khoa học.

Pháp đã ban hành nhiều chính sách mạnh để ngăn chặn lãng phí thực phẩm, thúc đẩy lối sống lành mạnh và áp dụng các kỹ thuật canh tác sinh thái đã giúp nước này đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia dựa trên đánh giá tính bền vững của thực phẩm, được công bố hôm thứ 3.

Hà Lan, Canada, Phần Lan và Nhật Bản lọt vào top 5 và Rwanda đạt điểm cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp trong xếp hạng của EIU và Barilla Center for Food & Nutrition Foundation (một tổ chức quốc tế chuyên về đánh giá dinh dưỡng).

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh đã thất bại trong mục tiêu nằm trong top 20 trong số 67 quốc gia được xếp hạng về chống lãng phí thực phẩm, nông nghiệp bền vững, sức khỏe và dinh dưỡng.

Trên toàn cầu, một phần ba trong tổng số thực phẩm được sản xuất bị lãng phí mỗi năm, gây thiệt hại gần 1 nghìn tỷ đô la, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thuộc Liên Hiệp Quốc

Các nhà phê bình cho rằng điều này không chỉ mang tính phi đạo đức trong khi nạn đói đang gia tăng trên thế giới mà còn hủy hoại môi trường.

"Pháp đã đi tiên phong trong các chính sách và biện pháp để giảm thiểu những tổn thất nói trên", Martin Koehring, tác giả chính của bảng xếp hạng cho biết.

Năm 2016, nước này đã ban hành đạo luật yêu cầu các siêu thị phân phối lại thực phẩm thừa cho các tổ chức từ thiện như là một phần của một loạt các đề xuất chống lãng phí thực phẩm được công bố vào năm 2015.

Koehring cho biết: "mỗi năm, người tiêu dùng ở Pháp lãng phí 67,2kg thực phẩm mỗi đầu người so với 95,1kg ở Mỹ, 87,1kg ở Bỉ và 78,2kg ở Canada".

Pháp cũng đang thúc đẩy nhanh chóng một chính sách nông học, mà Bộ Nông nghiệp của nước này đưa ra "nhằm mục đích chuyển đổi nông nghiệp theo hướng mục tiêu kết hợp hiệu quả kinh tế và môi trường và xã hội".

Theo Koehring, Bộ nông nghiệp nước này hy vọng rằng vào năm 2025, hầu hết nông dân Pháp sẽ hợp tác thực hiện chính sách này, bao gồm các biện pháp như luân canh để cải thiện độ phì nhiêu của đất và cắt giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học.

Pháp đã cho thấy rằng "những cải thiện trong hoạt động nông nghiệp không làm tăng chi phí cho các điều kiện môi trường và xã hội", ông chia sẻ với Quỹ Thomson Reuters.

Mặc dù số người đói vẫn ở mức cao, Rwanda vẫn đạt vị trí xếp hạng cao nhờ các hoạt động nông nghiệp lành mạnh và bền vững.

Trung Quốc đạt điểm thấp do mức thải khí nhà kính cao từ nông nghiệp.

Hoa Kỳ ở vị trí thấp do dân số thừa cân với ít các hoạt động thể chất và chế độ ăn nhiều đường, thịt, chất béo và soda.

Koehring cho biết, Anh quốc có khí thải nhà kính cao từ nông nghiệp và nước này quản lý tài nguyên nước chưa đạt hiệu quả.

Pháp cũng đứng đầu bảng xếp hạng này năm ngoái.

Kan Nguyễn (biên dịch và tổng hợp)

Tham khảo WEFORUM

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Pháp là quốc gia đứng đầu về lương thực bền vững trên thế giới