Pareidolia - Hiện tượng ảo giác nhìn đâu cũng thấy khuôn mặt người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta thường nhìn thấy những khuôn mặt ảo ảnh ở nhiều nơi nhưng hầu như không để ý đến nó. Bộ não của con người dường không khó để nhìn thấy khuôn mặt người ở trong các vật thể đa dạng như mặt trăng, đồ chơi, chai nhựa, thân cây và máy hút bụi. Một số người thậm chí đã nhìn thấy Chúa Giêsu được tưởng tượng trong pho mát hay trên bánh mì nướng. Đó được gọi là hiện tượng Pareidolia khuôn mặt.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu chính xác bộ não đang làm gì khi nó xử lý các tín hiệu thị giác và diễn giải chúng dưới dạng khuôn mặt con người.

Các nhà khoa học thần kinh tại Đại học Sydney hiện cho biết bộ não của chúng ta xác định và phân tích khuôn mặt người thật có quá trình xử lý và nhận diện giống quá trình nhận thức xác định khuôn mặt giả tưởng.

Ảnh minh hoạ: Pixabay

Ông nói: “Việc nhận diện khuôn mặt nhanh chóng có lợi ích rất to lớn, nhưng hệ thống não bộ hoạt động 'nhanh và lỏng lẻo', bằng cách áp dụng một mẫu khuôn mặt thô sơ gồm hai mắt trên mũi và miệng. Rất nhiều thứ có thể đáp ứng hình mẫu đó và do đó kích hoạt phản hồi nhận diện khuôn mặt".

Phản ứng nhận dạng khuôn mặt này diễn ra nhanh như chớp trong não, trong vòng vài trăm mili giây. Giáo sư Alais cho biết: “Chúng tôi biết những vật thể này không phải là khuôn mặt thực sự, nhưng nó vẫn có hình dạng một khuôn mặt. Chúng tôi thấy một điều kỳ lạ: một trải nghiệm rằng nó vừa là một khuôn mặt hấp dẫn vừa là một đối tượng. Ấn tượng đầu tiên về một khuôn mặt không nhường chỗ cho nhận thức thứ hai về một đối tượng".

Điều này được gọi là "pareidolia khuôn mặt" (hiện tượng ảo giác khuôn mặt). Việc chúng ta chấp nhận khái niệm phát hiện khuôn mặt trong vật thể là 'bình thường'. Nhưng thực tế con người không trải qua quá trình nhận thức này nhiều hơn các hiện tượng khác.

Bộ não đã phát triển các cơ chế thần kinh chuyên biệt để phát hiện khuôn mặt nhanh chóng. Nó khai thác cấu trúc khuôn mặt phổ biến như một đường tắt để nhanh chóng phát hiện ra khuôn mặt người.

Một khuôn mặt giả được não bộ giữ lại, nó sẽ được phân tích về biểu hiện trên khuôn mặt giống như khuôn mặt thật. Ảnh minh hoạ: Pixabay

Giáo sư Alais cho biết: “Hiện tượng Pareidolia khuôn mặt không bỏ qua dưới dạng chỉ phát hiện ra khuôn mặt giả tưởng, mà não bộ cũng trải qua quá trình phân tích biểu hiện cảm xúc của khuôn mặt giống như với khuôn mặt thật. Chúng ta không chỉ tưởng tượng ra khuôn mặt, chúng ta phân tích chúng và cung cấp cho chúng các thuộc tính cảm xúc”.

Các phát hiện được công bố trên Kỷ yếu Xã hội Hoàng gia B. Các nhà nghiên cứu cho biết có việc phân tích biểu hiện cảm xúc của các vật thể vô tri vô giác này, là bởi vì đối với những sinh vật xã hội sâu sắc, chỉ phát hiện một khuôn mặt là không đủ.

"Chúng ta cần đọc biểu cảm của khuôn mặt và phân biệt biểu hiện của nó. Họ là thiện hay ác? Họ đang vui, buồn, tức giận hay đau đớn?" Giáo sư Alais nói.

Khuôn mặt của quỷ được NASA chụp lại. (Ảnh NASA)

Những gì cần nghiên cứu là liệu một khi hiện tượng pareidolia khuôn mặt được phát hiện, sau đó nó sẽ được phân tích biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt hoặc loại bỏ nếu như nó không phải là khuôn mặt thật. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi một khuôn mặt giả tưởng được não bộ giữ lại, nó sẽ được phân tích về biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt giống như khuôn mặt thật.

Giáo sư Alais cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh điều này bằng cách đưa ra các khuôn mặt và để những người tham gia đánh giá biểu hiện của từng khuôn mặt theo thang điểm từ tức giận đến vui vẻ".

Điều hấp dẫn là sự thiên vị được biết đến trong việc đánh giá khuôn mặt con người vẫn tồn tại với việc phân tích những khuôn mặt tưởng tượng vô tri vô giác.

Một nghiên cứu trước đây do Giáo sư Alais thực hiện đã chỉ ra rằng trong một tình huống khi đánh giá khuôn mặt này qua khuôn mặt khác, người ta quan sát thấy sự thiên vị, theo đó việc đánh giá khuôn mặt hiện tại bị ảnh hưởng bởi đánh giá của chúng ta về khuôn mặt trước đó.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm điều này bằng cách xác định cảm xúc khi nhìn khuôn mặt thật với khuôn mặt pareidolia, và kết quả là như nhau.

Giáo sư Alais cho biết: “Tình trạng 'cắt ngang' này rất quan trọng vì nó cho thấy cùng một quá trình biểu hiện cơ bản của khuôn mặt, nó hầu như không có liên quan đến bất kỳ loại hình ảnh nào".

Ông nói: “Điều này có nghĩa là việc nhìn thấy những khuôn mặt trên mây không chỉ là tưởng tượng của một đứa trẻ. Khi các vật thể trông hấp dẫn giống như khuôn mặt người, chúng thực sự đang điều khiển mạng lưới nhận diện khuôn mặt của não người. Những biểu hiện nét mặt cau có hoặc nụ cười, đó là hệ thống biểu hiện khuôn mặt của não đang hoạt động. Não bộ đều xử lý nhận diện các khuôn mặt theo cùng một cách dù là khuôn mặt giả tưởng hay khuôn mặt thật".

Ngọc Mai

Theo Medicalxpress



BÀI CHỌN LỌC

Pareidolia - Hiện tượng ảo giác nhìn đâu cũng thấy khuôn mặt người