Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 8): Phần lớn các loài xuất hiện ở cùng một thời điểm 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo nghiên cứu của Casey Luskin, ở phần 7 cho biết thuyết tiến hoá của Darwin đã gặp vấn đề với giả thuyết về tổ tiên chung, tiếp sau đây là hai điểm sơ hở khác liên quan tới bằng chứng phân bố địa sinh học và DNA rác. Một nghiên cứu khác của Mark Stoeckle và David Thaler phân tích DNA của hơn 100.000 loài năm 2018 đã đưa ra một bằng chứng mới về sự xuất hiện cùng thời điểm của các loài. 

Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7

Vấn đề 9: Thuyết Tân Darwin gặp khó khăn trong việc giải thích về sự phân bố địa sinh học của các loài

Sinh trắc học là nghiên cứu về sự phân bố của các sinh vật theo thời gian và không gian trong cả hiện tại và quá khứ trên Trái đất. Các nhà khoa học thường cho rằng địa sinh học hỗ trợ mạnh mẽ cho lý thuyết tân Darwin. Ví dụ, Trung tâm Giáo dục Khoa học Quốc gia (NCSE), một nhóm ủng hộ Darwin, tuyên bố rằng “sự nhất quán giữa các mô hình sinh học và thuyết tiến hóa cung cấp bằng chứng quan trọng về tính liên tục của các quá trình thúc đẩy tiến hóa và đa dạng sinh học", và “tính liên tục này được cho là kết quả từ mô hình tổ tiên chung”. Tuy nhiên, NCSE đã phóng đại và bỏ qua rất nhiều trường hợp trong đó địa sinh học không chứng minh tính tiến hoá liên tục theo mô hình tổ tiên chung như mong đợi.

Cụ thể là, các sinh vật trên cạn (hoặc nước ngọt) xuất hiện ở một địa điểm (như đảo hoặc lục địa), nhưng người ta không tìm thấy cơ chế di cư chuẩn để chúng có thể đến đây từ quần thể tổ tiên chung. Nói cách khác, khi chúng ta tìm thấy hai quần thể sinh vật, thuyết tiến hóa Darwin tuyên bố rằng nếu chúng ta quay trở lại đủ xa, chúng ta sẽ thấy chúng phải được liên kết bởi dòng dõi chung. Nhưng, hầu như không thể giải thích làm thế nào những quần thể này có thể đến các vị trí địa lý tương ứng của chúng trên toàn cầu từ một số quần thể tổ tiên.

Bản đồ phân bố địa sinh học: các loài riêng biệt đã tồn tại ở những vị trí xác định mà không phải do việc di cư hay tiến hoá từ một loài khác. (Ảnh: Wikipedia)

Ví dụ, một trong những bài toán địa lý hóc búa nhất đối với lý thuyết Darwin là nguồn gốc của loài khỉ Nam Mỹ, được gọi là Platyrrhines. Dựa trên bằng chứng phân tử và hình thái học, khỉ thú mỏ vịt Thế giới mới (New World platyrrhine monkeys) được cho là có nguồn gốc từ loài khỉ Cựu Thế giới (Châu Phi) hay còn gọi là khỉ Catarrhine. Hồ sơ hóa thạch cho thấy những con khỉ này đã sống ở Nam Mỹ trong khoảng 30 triệu năm qua. Nhưng lịch sử các mảng kiến tạo cho thấy Châu Phi và Nam Mỹ tách ra khỏi nhau từ 100 đến 120 triệu năm trước, và Nam Mỹ là một lục địa đảo bị cô lập từ khoảng 80 - 3,5 triệu năm trước. Nếu khỉ Nam Mỹ tách khỏi khỉ châu Phi khoảng 30 triệu năm trước, những người đề xuất thuyết tân Darwin phải bằng cách nào đó vượt qua hàng trăm, nếu không phải là hàng ngàn kilomet của đại dương để đến Nam Mỹ.

Nhiều chuyên gia đã công nhận những vấn đề trên. Một cuốn sách giáo khoa của Harper Collins về sự tiến hóa của loài người nói rằng: “Nguồn gốc của loài khỉ mỏ vịt gây hoang mang cho các nhà cổ sinh vật học trong nhiều thập kỷ. Khi nào và làm thế nào mà những con khỉ có thể đến Nam Mỹ?”. Các nhà nguyên thủy học John G. Fleagle và Christopher C. Gilbert đã đặt vấn đề trong một bộ sách khoa học về nguồn gốc linh trưởng như sau:

“Thách thức lớn nhất trong khía cạnh địa sinh học của khỉ Platyrrhine liên quan đến nguồn gốc của toàn bộ dòng họ. Nam Mỹ là một lục địa đảo trong suốt Kỷ Đệ Tam, và các nhà cổ sinh vật học đã tranh luận trong phần lớn thế kỷ này về cách thức và địa điểm nơi linh trưởng đến Nam Mỹ”.

Như vậy, chúng ta có thể nghĩ đến khả năng: các loài riêng biệt đã tồn tại ở những vị trí xác định mà không phải do việc di cư hay tiến hoá từ một loài khác.

Vấn đề 10: Những phỏng đoán thiếu chính xác của học thuyết tân Darwin về các Cơ quan thoái hóa và DNA “rác"

Trong nhiều thập kỷ, các nhà tiến hóa đã tuyên bố rằng cơ thể và bộ gen của chúng ta chứa đầy những bộ phận và các cơ quan vết tích vô dụng (thoái hóa). Trong thử nghiệm Scopes năm 1925, nhà sinh vật học tiến hóa Horatio Hackett Newman phát hiện ra có hơn 180 cơ quan và cấu trúc vết tích trong cơ thể con người, đủ để biến một con người thành một bảo tàng cổ xưa.

Tuy nhiên, theo thời gian, những dự đoán về các bộ phận cơ thể thoái hóa và DNA “rác" không có bằng chứng xác thực. Khi các nhà khoa học nghiên cứu nhiều hơn về hoạt động của sinh học, họ đã phát hiện ra các chức năng và mục đích quan trọng của các cơ quan này.

Amidan: Thời kỳ trước, người ta cho rằng bộ phận này không có chức năng gì đối với cơ thể, và thường cắt amidan định kỳ. Bây giờ, họ đã nhận ra rằng amidan có vai trò trong hệ thống bạch huyết giúp chống nhiễm trùng.

Xương cụt: Nhiều nhà tiến hóa vẫn cho rằng đây là phần đuôi của tổ tiên linh trưởng của chúng ta, nhưng thực sự nó là một phần quan trọng trong bộ xương người, được sử dụng để gắn các cơ, gân và dây chằng hỗ trợ xương chậu.

Tuyến giáp: Tuyến này nằm ở cổ và từng được cho là “vô dụng". Vậy nên các bác sỹ theo chủ nghĩa Darwin thường bỏ qua, thậm chí đã phá huỷ nó. Bây giờ các nhà khoa học chứng minh nó rất quan trọng để điều chỉnh sự trao đổi chất.

Ruột thừa: Các nhà khoa học ủng hộ Darwin đã tuyên bố cơ quan phụ này là vết tích của tổ tiên ăn cỏ, và qua quá trình tiến hoá, chức năng của nó ở người đã bị suy giảm hoặc biến mất. Nhưng giờ đây, ruột thừa đã thực hiện các chức năng quan trọng như cung cấp kho chứa vi khuẩn có lợi, sản xuất tế bào bạch cầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Ruột thừa (Appendix) thực hiện các chức năng quan trọng như cung cấp kho chứa vi khuẩn có lợi, sản xuất tế bào bạch cầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, theo nghiên cứu mới. (Ảnh: Pixabay)

Trước những bằng chứng này, nhà nghiên cứu miễn dịch của Đại học Duke, William Parker phát biểu “đã đến lúc phải thay đổi sách giáo khoa”.

Mặc dù vậy, các nhà sinh học tiến hóa vẫn áp đặt kiểu suy nghĩ tương tự cho bộ gen. Theo đó, họ cho rằng đột biến ngẫu nhiên sẽ lấp đầy bộ gen người bằng rác di truyền, hay còn gọi là DNA “rác". Giả thuyết này dường như đã được xác nhận khi các nhà khoa học phát hiện chỉ có 2% bộ gen của con người được mã hóa cho protein, 98% còn lại không giải thích được. Nhiều nhà khoa học đóng vai trò là phát ngôn viên cho sinh học tiến hóa coi đây là bằng chứng cho trường hợp tiến hóa của Darwin.

Nhà sinh vật học tiến hóa của Đại học Brown, ông Kenneth Miller lập luận: “Bộ gen của con người chứa đầy đoạn gen, gen 'mồ côi', DNA 'rác' và rất nhiều bản sao lặp lại của chuỗi DNA vô nghĩa mà nó không thể quy cho bất cứ thuyết nào như Thiết kế thông minh”. Trong khi đó, Richard Dawkins mỉa mai các nhà Sáng tạo (Creationist) “cũng cần nghiêm túc suy đoán lý do tại sao bậc Sáng thế lại bận tâm tới việc tạo ra các đoạn gen chưa được dịch mã và DNA “rác"”.

Tuy nhiên, trong cuốn sách Ngôn ngữ của Thiên Chúa năm 2006, Francis Collins đã tìm thấy 45% bộ gen của người được tạo thành từ “flotsam và jetsam di truyền” (Flotsam và jetsam là rác vô dụng trôi nổi trong đại dương - cách nói ẩn dụ). Ông nói rõ: 'Trừ khi ai đó sẵn sàng chứng minh được rằng Chúa đã đặt các DNA “rác" ở những vị trí chính xác này để gây nhầm lẫn và đánh lừa chúng ta, thì việc kết luận con người và chuột có cùng một tổ tiên chung là không thể tha thứ được".

Quan điểm này không phải đậm tính Thần học, mà mang đầy đủ tính khoa học bởi người ta đã phát hiện ra rất nhiều các chức năng có ích của DNA “rác".

Nhà sinh vật học Richard Sternberg đã nghiên cứu các tài liệu và tìm thấy bằng chứng xác thực về chức năng của DNA “rác". Trong Biên niên sử của Viện Khoa học New York, ông cho biết chức năng của DNA “rác" bao gồm: hình thành các cấu trúc hạt nhân bậc cao, tâm động, telomere và hình thành trung tâm hạt nhân để methyl hóa DNA. DNA “rác" cũng có liên quan đến sự tăng trưởng tế bào, phản ứng căng thẳng của tế bào, dịch mã gen và sửa chữa DNA.

Một nghiên cứu khác đã tiếp tục phát hiện ra các chức năng của DNA “rác", bao gồm các trình tự SINE, LINE, và Alu. Các chuỗi Alu lặp đi lặp lại có thể liên quan đến việc phát triển chức năng não cao hơn ở người. Một số chức năng khác của các loại DNA không mã hóa protein bao gồm:

- Sửa chữa DNA

- Hỗ trợ sao chép DNA

- Điều hòa phiên mã DNA

- Trợ giúp trong việc gấp và duy trì nhiễm sắc thể

- Kiểm soát chỉnh sửa và nối RNA

- Giúp chống lại bệnh tật

- Điều hòa phát triển phôi

Vậy rốt cuộc, các loại DNA này nói lên điều gì khi đột biến ngẫu nhiên không phải là cơ chế hình thành nên cấu trúc và chức năng của các bộ gen?

Phần lớn các loài tồn tại ngày nay xuất hiện ở cùng một thời điểm

Một phân tích độc quyền về mã DNA trên 100.000 loài vào năm 2018 đã để lộ một chân tướng rằng hầu hết tất cả các loài động vật trên Trái đất đã xuất hiện cùng thời với con người. Công bố này lật ngược hoàn toàn thuyết tiến hoá.

Sơ đồ hình thành mã vạch DNA ( DNA barcoding) (Ảnh: Wikipedia)

Tổ chức y tế thế giới (WHO) không thể ngờ rằng một xét nghiệm di truyền học thực hiện bằng tay để gỡ các thanh sushi và thay miếng thịt cá rô phi bằng thịt cá ngừ có thể mang lại những hiểu biết sâu sắc về sự tiến hóa, bao gồm cả câu trả lời những loài mới xuất hiện như thế nào. Và không ai nghĩ đến việc săn lùng 5 triệu bức ảnh chụp gen (mã DNA) từ 10.000 loài động vật bởi hàng trăm nhà nghiên cứu trên thế giới để tìm ra nguồn gốc của các loài. Nhưng Mark Stoeckle từ Đại học Rockefeller ở New York và David Thaler của Đại học Basel ở Thụy Sỹ đã làm được.

Sách giáo khoa sinh học dạy chúng ta rất nhiều lý thuyết, ví dụ, các loài có quần thể lớn, trải rộng khắp nơi - như là kiến, chuột, con người - sẽ càng ngày càng trở nên đa dạng hơn thông qua di truyền.

Nhưng điều đó có đúng không? “Câu trả lời là không” - Stoeckle, tác giả chính của nghiên cứu trên đã công bố trên tạp chí Human Evolution. Đối với 7.6 tỷ người, 500 triệu chim sẻ, hoặc 100.000 chim dẽ cát trên hành tinh này, tính đa dạng di truyền “là hầu như tương tự nhau”. Không phải loài nào xuất hiện trước thì sẽ đa dạng hơn.

Để hiểu câu trả lời, chúng ta cần hiểu về mã vạch DNA (DNA barcoding), phương pháp mà hai nhà khoa học trên đã sử dụng. Động vật có hai loại DNA. Một loại DNA mà chúng ta quen thuộc nhất, là DNA có nhân, được tạo thành ở hầu hết các loài động vật bởi cha mẹ của chúng và mang sẵn thiết kế di truyền cho mỗi cá thể riêng biệt.

Như chúng ta đã biết, bốn loại phân tử (A, T, G, X) được sắp xếp theo cặp để cấu tạo nên chuỗi DNA. Sau đó các trình tự DNA khác nhau sẽ tạo nên các bộ gen khác nhau. Ở loài người, DNA có ba tỷ cặp phân tử trên, được nhóm lại thành khoảng 20.000 bộ gen.

Nhưng tất cả các loài động vật cũng có DNA trong ty thể của chúng, đó là những cấu trúc nhỏ bé bên trong mỗi tế bào để chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành dạng mà tế bào có thể sử dụng. Ty thể chứa 37 gen và một trong số chúng, được gọi là COI, được sử dụng để thực hiện mã vạch DNA (barcoding).

Không giống như các gen trong DNA có nhân có thể khác nhau rất nhiều từ loài này sang loài khác, tất cả các động vật đều có cùng một bộ DNA ty thể, tạo cơ sở chung để so sánh giữa các loài động vật với nhau.

DNA ty thể cũng đơn giản hơn rất nhiều và càng dễ dàng hơn để phân lập giữa các loài. Khoảng năm 2002, nhà sinh vật học phân tử người Canada Paul Hebert - người đã đặt ra thuật ngữ “mã vạch DNA” (barcode) - đã tìm ra cách xác định loài bằng cách phân tích gen COI.

Khi phân tích mã vạch DNA trên 100.000 loài, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một dấu hiệu nhận biết cho thấy hầu như tất cả các loài động vật xuất hiện cùng thời điểm với con người. 9 trong số 10 loài trên Trái đất ngày nay, bao gồm cả con người, xuất hiện từ 100.000 đến 200.000 năm trước.

Những gì họ thấy là không có sự biến đổi trong các đột biến “trung tính” (những thay đổi nhỏ trong DNA qua các thế hệ không giúp đỡ cũng như không làm tổn thương cơ hội sống sót của từng cá thể). Nói cách khác, chúng không liên quan đến các yếu tố thúc đẩy tiến hóa tự nhiên và sinh sản. Những đột biến “trung tính” này giống hoặc không giống nhau ra sao tương tự như những lớp vòng trên thân cây - chúng tiết lộ tuổi gần đúng của một loài. Và từ đó họ đã xác định được thời gian sống của các sinh vật.

Ngoài ra, có một sự khác biệt lớn khi so sánh mã vạch DNA giữa các loại động vật, xác minh rằng giữa các loài khác nhau đã tồn tại ranh giới di truyền, chẳng hạn như ngựa, sói, lợn và gà mái.

Kết luận

Trong nghiên cứu của Casey Luskin, ông đã đưa ra các lập luận và bằng chứng xác thực về 10 vấn đề khoa học cơ bản nhất trong thuyết tiến hoá của Darwin bao gồm:

  1. Không có cơ chế phù hợp tạo ra súp nguyên thuỷ để hình thành sự sống;
  2. Phản ứng hóa học ngẫu nhiên không thể giải thích nguồn gốc của mã di truyền
  3. Đột biến ngẫu nhiên không thể tạo ra thông tin di truyền cần thiết cho các cấu trúc phức tạp
  4. Chọn lọc tự nhiên gặp khó khăn trong việc phát huy các đặc điểm vượt trội trong quần thể
  5. Sự xuất hiện đột ngột của các loài trong Hồ sơ hóa thạch không hỗ trợ thuyết tiến hóa của Darwin
  6. Sinh học phân tử đã thất bại trong việc “trồng" một Cây sự sống, bác bỏ giả thiết về tổ tiên chung
  7. Sự tiến hóa hội tụ thách thức thuyết Darwin và phá hủy logic về tổ tiên chung
  8. Sự khác biệt giữa phôi của động vật có xương sống mâu thuẫn với giả thuyết về tổ tiên chung
  9. Thuyết tân Darwin gặp khó khăn trong việc giải thích về sự phân bố địa sinh học của các loài
  10. Những phỏng đoán thiếu chính xác của học thuyết tân Darwin về các Cơ quan thoái hóa và DNA “rác"

Những vấn đề trên, cùng những kết quả nghiên cứu bác bỏ giả định tổ tiên chung của nhiều nhà khoa học khác cho thấy, việc giải thích nguồn gốc của các loài căn cứ vào học thuyết của Darwin là thiếu tính xác thực. Nhiều loài sinh vật trên Trái đất có thể xuất hiện cùng lúc mà không thông qua quá trình tiến hoá dần dần, đột biến ngẫu nhiên hay chọn lọc tự nhiên. Chúng cũng có thể được tạo ra bởi một lực tự nhiên như “Thiết kế thông minh” hay Thuyết Sáng thế như trong Kinh thánh đề cập. Điều này không thể bị coi là mê tín hay vô căn cứ bởi các nhà khoa học đã tìm thấy ngày càng nhiều bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này.

Nếu chúng ta nghiễm nhiên chấp nhận thuyết tiến hoá nhiều sơ hở của Darwin, vậy tại sao chúng ta không thể tin rằng Đấng Sáng Thế tạo ra sự sống và sắp đặt vạn vật theo một quy luật? Trong khi ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học thách thức học thuyết của Darwin, việc tin vào loài người tiến hoá từ vượn mà không dùng tư duy phản biện liệu đã thực sự khách quan và công bằng?

Ánh Dương - Thanh Trà (tổng hợp)

 



BÀI CHỌN LỌC

Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 8): Phần lớn các loài xuất hiện ở cùng một thời điểm