Khí huyết cơ thể người có cùng Nhịp điệu với Mặt trăng và vũ trụ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhịp điệu vũ trụ là chu kỳ riêng của Mặt trăng tròn khuyết, bốn mùa nóng lạnh giao thoa, các hành tinh tự chuyển động và chuyển động quanh hành tinh khác. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có nhịp điệu, mặt trời mọc và lặn, thủy triều lên và xuống, tất cả đều có quan hệ với nhịp tim và nhịp thở của chúng ta, bởi vì cơ thể người có mối quan hệ tương thông với vũ trụ. 

Nhịp điệu vũ trụ có nguyên lý tuần hoàn theo quy luật tự nhiên, mỗi ngày có 24 giờ chia làm 12 canh tương ứng 12 con giáp. Nếu con người biết vận hành theo quy luật tự nhiên này để ăn uống, sinh hoạt,làm việc và nghỉ ngơi điều độ sẽ có sức khỏe tốt.

Nhịp điệu vũ trụ của 12 canh giờ

Các nhà khoa học thế giới khẳng định rằng: Thiên văn và chiêm tinh là hai ngành khoa học ra đời khá sớm. Khoa chiêm tinh ra đời theo hai hệ thống: Phương Đông và Phương Tây. Thuật chiêm tinh phương Tây dựa theo phương thức vận hành của các thiên thể. Thuật chiêm tinh phương Đông bắt nguồn từ 12 con giáp.

Theo chiêm tinh học phương Đông, 12 con giáp tương ứng với thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi con giáp sẽ tương ứng với 2 tiếng đồng hồ. Vậy giờ nào ứng với con giáp nào? Nó được người xưa quy ước ra sao?

Thuật chiêm tinh phương Đông bắt nguồn từ nhịp điệu vũ trụ của 12 cánh giờ với 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. (Ảnh: simphongthuy)
Thuật chiêm tinh phương Đông bắt nguồn từ nhịp điệu vũ trụ của 12 canh giờ với 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. (Ảnh: simphongthuy)

Việc quy ước thời gian nào ứng với con giáp nào cũng được cha ông ta tỉ mỉ quan sát và phân tích kỹ lưỡng. Cụ thể như sau:

  • Giờ Tý (23h-1h): Là thời điểm lúc nửa đêm (được gọi là trung dạ). Đây là thời gian loài chuột lộng hành trên mọi ngóc ngách để tìm kiếm nguồn lương thực và cũng là lúc chuột hoạt động mạnh nhất.
  • Giờ Sửu (1h-3h): Là thời điểm trâu thức dậy, nhai lại thức ăn (được gọi là hoang kê). Đây là thời gian trâu ăn cỏ để chuẩn bị đi cày.
  • Giờ Dần (3h-5h): Là thời điểm rạng sáng. Đây là thời gian hổ hung dữ nhất vì chúng rời hang, đi săn mồi.
  • Giờ Mão (5h-7h): Là thời điểm bình minh (gọi là tảng sáng). Đây là lúc mèo nghỉ ngơi sau một đêm săn chuột. Ở một số nước châu Á khác, con giáp này được thay thế bằng Thỏ vì lúc này thỏ thích ra khỏi hang để ăn cỏ.
  • Giờ Thìn (7h-9h): Đây là lúc rồng quây mưa – Quần long hành vũ. Hiểu theo cách đơn giản, đây là thời gian con người làm việc năng suất nhất, vì thế ông cha ta lấy hình tượng con rồng làm tượng trưng.
  • Giờ Tỵ (9h-11h): Là thời điểm gần trưa (gọi là ngung trung). Đây là thời gian rắn ẩn mình nghỉ ngơi trong hang động, không tấn công, làm tổn hại đến con người.
  • Giờ Ngọ (11h-13h): Là thời điểm giữa trưa. Theo quan niệm tâm linh của cha ông ta, giờ Ngọ là giờ có nhiều dương khí nhất. Con vật được cho là có dương tính mạnh nhất là Ngựa. Chính vì thế khung giờ 11h-13h được gọi là giờ Ngọ.
  • Giờ Mùi (13h-15h): Là thời điểm mặt trời hướng về phía Tây, bước sang buổi chiều. Đây là lúc tốt nhất để dê đi tìm kiếm cỏ ăn mà không ảnh hưởng đến việc cỏ có thể mọc trở lại.
  • Giờ Thân (15h-17h): Là thời điểm chiều tà. Đây là thời điểm bầy khỉ đã ăn no sau một ngày leo trèo vất vả kiếm ăn trên các tán cây trong rừng. Chúng hú gọi bầy đàn rất lớn để trở về hang nghỉ ngơi.
  • Giờ Dậu (17h-19h): Là thời điểm mặt trời lặn, ngày tàn. Đây cũng là lúc gà được ăn no, vào chuồng, leo lên cây để kiếm chỗ ngủ.
  • Giờ Tuất (19h-21h): Là thời điểm mặt trời xuống núi. Đây cũng là lúc con người được nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả. Con chó lúc này đã được ăn no, phải thức để canh giữ nhà cho chủ.
  • Giờ Hợi (21h-23h): Đây là thời điểm màn đêm tối bao trùm, vạn vật hầu hết đều chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc lợn ngủ say nhất.

Để ghi nhớ một cách dễ dàng, người ta thường lấy giờ chính Tý là 0h, giờ chính Ngọ là 12h. Từ đó, suy ra các giờ còn lại.

Nhịp điệu thời gian của cơ thể con người tương thông với nhịp điệu vũ trụ

Cơ thể con người có quy luật thời gian, “đồng hồ sinh học của cơ thể người” này chạy đến đâu và cơ thể nên làm gì thì thân thể sẽ tự biết. Vì vậy, việc ăn uống, ngủ nghỉ và bài tiết thông thường đều có quy luật. “Đồng hồ” này không những sẽ mách cho con người biết khi nào cần làm gì, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục vi phạm chỉ dẫn của nó thì nó sẽ ngừng hoạt động.

Vậy giữa “đồng hồ” này của cơ thể con người này và đồng hồ đo thời gian trong cuộc sống hàng ngày có mối quan hệ gì? Chúng được kết nối và tương thông chặt chẽ với nhau.

Trong một canh giờ nào đó, khi khí huyết lưu thông vào kinh mạnh của một phủ tạng thì công năng của nơi đó sẽ cường thịnh, ngược lại thì là lúc công năng của nơi đó sẽ suy giảm. (Ảnh: truongduocsaigon)
Trong một canh giờ nào đó, khi khí huyết lưu thông vào kinh mạnh của một phủ tạng thì công năng của nơi đó sẽ cường thịnh, ngược lại thì là lúc công năng của nơi đó sẽ suy giảm. (Ảnh: truongduocsaigon)

Khí huyết là thứ tinh hoa, vi diệu trong cơ thể người và nó có tính lưu động nhất định. Người xưa cho rằng khí huyết lưu thông theo kinh mạch đến khắp các bộ phận trên cơ thể, đưa các chất dinh dưỡng đến phủ tạng và bách mạch của tứ chi. Sự lưu thông máu đến các cơ quan nội tạng này có cùng nhịp điệu thời gian với sự lên xuống của thủy triều.

Trong một canh giờ nào đó, khi khí huyết lưu thông vào kinh mạnh của một phủ tạng thì công năng của nơi đó sẽ cường thịnh, ngược lại thì là lúc công năng của nơi đó sẽ suy giảm. Trong một canh giờ nào đó, khi một phủ tạng nào đó không được khí huyết lưu thông đầy đủ thì công năng của nó đang ở thời điểm suy nhược nhất.

Mỗi canh giờ đều có một kinh mạch tương ứng. Kinh mạch như đường giao thông mà huyệt là các trạm. Mỗi đường đi qua nhiều trạm và mỗi trạm có thể có nhiều đường đi qua. Sau đây là 12 đường kinh mạch tương ứng các canh giờ.

  • Kinh Phế (3h-5h, giờ Dần) quản về hô hấp, giáp trạng, da
  • Kinh Đại tràng (5h-7h, giờ Mão) quản về hô hấp ,da, mũi, họng
  • Kinh Vị (7h-9h, giờ Thìn) quản đường tiêu hóa,vú, khớp
  • Kinh Tỳ (9h-11h, giờ Tỵ) quản hệ miễn dịch, nội tiết, cơ bắp.
  • Kinh Tâm (11h-13h, giờ Ngọ) quản đầu, não, thần kinh.
  • Kinh Tiểu tràng (13h-15h, giờ Mùi) quản vai, hành tá tràng, đường ruột.
  • Kinh Bàng quang (15h-17h, giờ Thân) quản 80% cột sống, 20% tiết niệu.
  • Kinh Thận (17h-19h, giờ Dậu) quản sinh dục, eo, sau chân, tai ngực.
  • Kinh Tâm bào (19h-21h, giờ Tuất) quản quả tim và mạch máu.
  • Kinh Tam tiêu (21h-23h, giờ Hợi) quản hệ hạch, viêm, hô hấp, tiêu hóa.
  • Kinh Mật (23h-1h, giờ Tý) quản mật, hô hấp, đường tiêu hóa,mạch máu nhỏ.
  • Kinh Gan (1h-3h, giờ Sửu) quản hệ sinh dục, mắt, gan, thần kinh, gân , đầu.

Như vậy, để rèn luyện cơ thể và dưỡng sinh được tốt nhất, phù hợp giữa nhịp điệu cơ thể và vũ trụ, con người nên tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình theo các canh giờ sau:

  • Luyện khí tốt nhất 3-5 giờ sáng.
  • Uống nước ấm và đi tiểu và đại tiện tốt nhất 5-7 giờ.
  • Ăn sáng tốt nhất từ 7-9 giờ.
  • Ra các quyết định tốt nhất 9-11 giờ.
  • Ăn trưa tốt nhất trước 12h và nên nghỉ trưa khoảng 30 phút.
  • Uống nước ấm tốt nhất để thải độc 15-17h.
  • Tập thể dục và vận động mạnh nhất từ 17-19h.
  • Bữa tối ăn nhẹ từ 18-19h.
  • Vui vẻ và thư giãn từ 19-21h.
  • Chuẩn bị đi ngủ 21-23h.
  • Ngủ sâu từ 23-4h.

Nhịp điệu vũ trụ của Mặt trăng đối với con người

Sự lưu thông máu đến các cơ quan nội tạng có cùng nhịp điệu thời gian với sự lên xuống của thủy triều và Mặt trăng. (Ảnh: Cocoparisient/Pixabay)
Sự lưu thông máu đến các cơ quan nội tạng có cùng nhịp điệu thời gian với sự lên xuống của thủy triều và Mặt trăng. (Ảnh: Cocoparisient/Pixabay)

Tiếp theo là nói về nhịp điệu của sinh mệnh, ảnh hưởng của trạng thái tròn – khuyết của mặt trăng đối với cơ thể con người.

  • Biểu hiện rõ ràng nhất về sự ảnh hưởng từ thay đổi chu kỳ của mặt trăng đối với con người chính là chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày của phụ nữ, vừa hay lại nằm giữa chu kỳ “hằng tinh nguyệt” 27 ngày (chu kỳ tự quay của mặt trăng) và chu kỳ “sóc vọng nguyệt” 29 ngày (tháng âm lịch, còn gọi là pha mặt trăng), độ dài của hai chu kỳ là bằng nhau. Chu kỳ mặt trăng cũng có mối quan hệ tương hỗ với thời gian sinh nở của con người, tuyệt đại đa số sản phụ sinh con sau ngày trăng tròn.
  • Sự thay đổi tròn khuyết của mặt trăng cũng liên quan đến những thay đổi trong trạng thái tinh thần của con người. Người Babylon cổ đại gọi bệnh nhân tâm thần là “Lunatic”, nghĩa là một căn bệnh bị ảnh hưởng bởi mặt trăng. Hiện nay người Mỹ cũng thường sử dụng thuật ngữ này. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tâm thần thực sự dễ phát bệnh khi trăng tròn.
  • Sự thay đổi trạng thái tinh thần của con người cũng liên quan đến mặt trăng. Trăng tròn có thể khiến mọi người cảm thấy bất an, căng thẳng, buồn bực và mơ mộng viển vông. Khi trăng tròn có thể gợi cho con người sự hồi tưởng về nỗi buồn, sự u uất và phiền muộn trong quá khứ, khiến các nhà thơ phải viết lên những câu thơ tuyệt tác.
  • Trong “Tố vấn – Bát chính thần minh luận” thời cổ đại viết rằng: sự mạnh yếu của sức khỏe, khí huyết, cơ bắp, kinh mạch trong cơ thể người tương ứng với sự tròn khuyết của mặt trăng. (Khi trăng bắt đầu mọc thì khí huyết bắt đầu được tinh luyện, vệ khí bắt đầu vận động; khi trăng tròn thì khí huyết sung mãn, cơ bắp săn chắc; trăng khuyết thì kinh lạc yếu, vệ khí mất).
  • Trăng tròn hay khuyết cũng liên quan đến cái chết của con người. Trong số những người chết vì bệnh mãn tính và suy kiệt, hầu hết đều chết trong thời kỳ thủy triều rút và thủy triều thấp, tức là vào nửa cuối của tháng. Bệnh nhân tai biến mạch máu não, xuất huyết đột quỵ v.v. tử vong trong nửa đầu của tháng.
  • Bệnh lao phổi ho ra máu hầu hết xảy ra vào bảy ngày trước trăng tròn. Vào những ngày giữa tháng trước và sau ngày 15, tỷ lệ phát bệnh xuất huyết đường tiêu hóa cao nhất.
  • Những người sống ven biển sẽ thấy rõ rằng vết thương bị chảy máu có liên quan đến sự lên xuống của thủy triều, khi thủy triều lên thì chảy máu nhiều hơn. Điều này nói lên rằng sự tròn khuyết của mặt trăng cũng có liên quan tới sự chảy máu của cơ thể con người.

Thay lời kết

Một bác sĩ người Đức đã từng nói chuyện về âm nhạc của Beethoven trên bàn ăn tối. Anh ấy dùng tay gõ lên bàn, vỗ nhẹ theo tiết tấu “Bản giao hưởng định mệnh” và nói: “Tiếng gõ cửa của định mệnh này cũng giống như nhịp đập của trái tim”. Có thể thấy rằng cảm xúc được phản ánh bởi tiết tấu của âm nhạc có liên quan mật thiết đến nhịp điệu của cơ thể con người chúng ta.

Trong thần thoại Hy Lạp, có một vị Thần thời gian tên là Orpheus, rất thích âm nhạc. Mỗi ngày, khi ông đánh đàn thì mặt trời nhảy khỏi mặt đất theo tiếng hát của ông và lặn vào dãy núi phía Tây cùng với tiếng hát của ông. Nơi nào có thời gian thì nơi đó có nhịp điệu.

Nếu các đường kinh mạch không còn lưu chuyển theo chu kỳ, thì nó giống như hành tinh đã ngừng chuyển động; nếu thủy triều không lên xuống theo chu kỳ thì giống như trời đất đã ngừng nhịp đập, nơi nào không có nhịp điệu thì không có sinh mệnh, giống như nước không có gợn sóng là nước chết.

Hiểu được sâu sắc về mối quan hệ mật thiết giữa nhịp điệu của vũ trụ và nhịp điệu của cơ thể con người, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta cần phải sống sao cho phù hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên, thì chúng ta sẽ đạt được trạng thái sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

Theo Chanhkien.org



BÀI CHỌN LỌC

Khí huyết cơ thể người có cùng Nhịp điệu với Mặt trăng và vũ trụ