Nghiên cứu: Trẻ em nhìn màn hình hơn 7 giờ mỗi ngày có cấu trúc não bộ khác biệt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu đột phá, trị giá 300 triệu USD đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ dành ít nhất bảy giờ mỗi ngày cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng đang thay đổi cấu trúc của bộ não.

Nghiên cứu mới được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH), một cơ quan chính phủ, cho thấy kết quả của công nghệ đối với trẻ em.

Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận phát hiện của họ thông qua việc quét não của 4.500 trẻ em, và các nhà khoa học đang trong quá trình theo dõi hơn 11.000 trẻ em 9 tuổi và 10 tuổi trong chương trình kéo dài khoảng một thập kỷ. Những dữ liệu đầu tiên đã tiết lộ rằng quá nhiều thời gian sử dụng màn hình có thể có ảnh hưởng xấu đến trẻ em.

Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia: “Các nhà khoa học xem xét các đặc điểm của não bộ liên quan đến hành động bốc đồng hoặc bệnh học tâm lý sớm; tác động của các hành vi sức khỏe (ví dụ: giấc ngủ, hoạt động thể chất) đối với phát triển nhận thức và não bộ; hoặc những đặc điểm liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông, bao gồm thời gian tiếp xúc với màn hình. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây của ABCD (Adolescent Brain Cognitive Development - nghiên cứu về phát triển não bộ và sức khỏe trẻ em) cho thấy mối liên hệ giữa lượng thời gian và loại màn hình tiếp xúc khác nhau (ví dụ: trò chơi video và mạng xã hội) với đặc điểm cấu trúc não bộ, đặc điểm tâm lý và chức năng nhận thức”.

“Các nhà khoa học theo dõi những người tham gia theo thời gian để hiểu việc sử dụng mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của một người như thế nào, đây là cơ hội duy nhất do nghiên cứu ABCD cung cấp”, nghiên cứu cho biết.

Cụ thể là, các nhà khoa học phát hiện rằng việc sử dụng màn hình hàng ngày cho thấy trẻ em bị mỏng vỏ não sớm, đây là lớp ngoài cùng của vỏ não dùng để xử lý thông tin. Những người sử dụng màn hình ít hơn cho thấy sự khác biệt so với những người thường xuyên sử dụng, giám đốc nghiên cứu của NIH, Gaya Dowling, cảnh báo mà không đưa ra kết luận.

“Chúng tôi không thể biết thời gian sử dụng màn hình có phải chính là nguyên nhân không. Chúng tôi còn chưa biết đó có phải là một điều tồi tệ như thế không”, Dowling nói, CBS News đưa tin. “Chúng tôi chưa thể biết cho đến khi theo dõi họ đủ thời gian để xem xét kết quả phù hợp với sự khác biệt mà chúng tôi đã thấy trong ảnh chụp này”.

Trong báo cáo của CBS, các nhà khoa học không khẳng định rõ liệu vỏ não mỏng hơn như trong kết quả quét não có phải do thời gian sử dụng màn hình hay không.

“Có những câu hỏi mà chúng ta cần một vài năm để có thể trả lời”, Dowling nói. “Nhưng một số câu hỏi thực sự thú vị về những kết quả đòi hỏi thời gian lâu dài này, chúng ta sẽ phải chờ đủ thời gian vì chúng cần phải xảy ra”.

Nhưng cô ấy nói thêm: “Các cuộc phỏng vấn và dữ liệu từ nghiên cứu của NIH đã tiết lộ một điều khác: những đứa trẻ dành hơn hai giờ mỗi ngày sử dụng màn hình có điểm số thấp hơn trong các bài kiểm tra về tư duy và ngôn ngữ”.

Dowling hy vọng rằng khi nghiên cứu kết thúc, các nhà nghiên cứu sẽ có thể xác định rằng thời gian sử dụng màn hình có gây nghiện hay không.

“Chúng tôi có thể thấy không chỉ bọn trẻ dành bao nhiêu thời gian, cách chúng cảm nhận ảnh hưởng của nó, mà còn biết một số kết quả khác. Và đó sẽ là câu trả lời cho câu hỏi có nghiện hay không”, cô ấy nói với CBS.

“Các câu hỏi sẽ không được trả lời”, cô nói, “trong một vài năm”.

“Tuy nhiên, một số câu hỏi thực sự thú vị về những kết quả đòi hỏi thời gian lâu dài này, chúng ta sẽ phải chờ một thời gian để chúng xảy ra”, Dowling tiếp tục.

Tiến sĩ Dimitri Christakis, từ Bệnh viện Nhi đồng Seattle, là tác giả chính của tài liệu Hướng dẫn thời gian sử dụng màn hình gần đây nhất của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nói rằng cha mẹ nên “tránh cho trẻ em dưới 18 đến 24 tháng tuổi sử dụng mạng kỹ thuật số, ngoại trừ trò chuyện video".

“Vì vậy, những gì chúng ta biết về các em bé chơi với iPad là chúng không thể chuyển đổi những gì chúng học được từ iPad sang thế giới thực, nghĩa là nếu bạn cho một đứa trẻ một ứng dụng mà chúng chơi với Legos ảo, các khối ảo, và xếp chúng lại, và sau đó đặt các khối thực sự trước mặt chúng, chúng sẽ lại bắt đầu từ đầu”, ông nói trong báo cáo.

Ông cho biết kiến thức thu được thông qua việc chơi các khối ảo và Legos ảo không thể chuyển đổi sang thế giới thực được. “Nó không phải là một kỹ năng chuyển đổi. Bọn trẻ không thể chuyển đổi kiến thức từ hai chiều sang ba chiều”.

Johny Nguyễn biên dịch

Tác giả: JACK PHILLIPS
Theo The Epoch Times

 

 

 

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Trẻ em nhìn màn hình hơn 7 giờ mỗi ngày có cấu trúc não bộ khác biệt