Nghiên cứu mối liên hệ tiến hóa giữa cấu trúc xã hội và tính ích kỷ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng, trong điều kiện sống mà các cá nhân buộc phải tương tác nhiều hơn với đồng loại, thì hành vi của các cá thể loài đó trở nên ít ích kỷ hơn. Phát hiện này được tìm ra nhờ các thí nghiệm từ côn trùng do nhà sinh vật học Volker Rudolf tại đại học Rice tiến hành. Ông cho biết nguyên tắc tiến hóa này có thể được áp dụng để nghiên cứu bất kỳ loài nào, kể cả con người.

Trong một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Ecology Letters, Rudolf cùng Mike Boots - một cộng tác viên lâu năm của Đại học California, Berkeley và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng họ có thể thúc đẩy sự tiến hóa của hành vi ăn thịt đồng loại ở sâu bướm ăn thịt Ấn Độ bằng những thay đổi đơn giản đối với môi trường sống của chúng.

Sâu bướm Ấn Độ là loài gây hại thường đẻ trứng trong ngũ cốc, bột mì và các loại thực phẩm đóng gói khác. Khi còn là ấu trùng, chúng là những con sâu bướm ăn chay nhưng đôi khi chúng cũng ăn thịt lẫn nhau.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán trước được sự tăng hoặc giảm tỷ lệ ăn thịt đồng loại ở bướm đêm Ấn Độ bằng cách giảm khoảng cách giữa các cá thể, tăng khả năng tương tác "cục bộ" giữa các ấu trùng anh em. Trong môi trường sống mà sâu bướm buộc phải tương tác thường xuyên hơn với anh chị em, hành vi ít ích kỷ hơn đã phát triển trong vòng 10 thế hệ. Rudolf cho biết các tương tác cục bộ gia tăng đã ngăn cản sự tiến hóa của các hành vi ích kỷ như ăn thịt đồng loại.

Bướm đêm Ấn Độ được nuôi trong nhiều thế hệ liên tiếp trong các thùng kín, nơi có các điều kiện về độ dính của thức ăn khác nhau. Trong các thùng chứa (trên cùng) nơi thức ăn dính chặt hơn, sâu bướm có nhiều khả năng tương tác với anh chị em hơn. Những con bướm đêm có nhiều tương tác hơn với anh chị em đã phát triển hành vi ít ích kỷ hơn - bằng chứng là tỷ lệ ăn thịt đồng loại thấp hơn - trong vòng 10 thế hệ.
Bướm đêm Ấn Độ được nuôi trong nhiều thế hệ liên tiếp trong các thùng kín, nơi có các điều kiện về độ dính của thức ăn khác nhau. Trong các thùng chứa (trên cùng) nơi thức ăn dính chặt hơn, sâu bướm có nhiều khả năng tương tác với anh chị em hơn. Những con bướm đêm có nhiều tương tác hơn với anh chị em đã phát triển hành vi ít ích kỷ hơn - bằng chứng là tỷ lệ ăn thịt đồng loại thấp hơn - trong vòng 10 thế hệ. (Ảnh: Volker Rudolf / Đại học Rice)

Rudolf cũng cho biết nghiên cứu đã cung cấp một thử nghiệm thực nghiệm hiếm hoi về một khái niệm quan trọng trong lý thuyết tiến hóa: Khi các tương tác cục bộ tăng lên, áp lực chọn lọc đối với các hành vi ích kỷ cũng tăng theo. Ông nói các gia đình ăn thịt đồng loại không phát triển tốt. Còn các gia đình ít ăn thịt đồng loại hơn có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều và sinh ra nhiều con cái hơn.

Rudolf cho biết nguyên tắc tiến hóa tương tự cũng có thể được áp dụng để nghiên cứu hành vi của con người. Ví dụ, trong các xã hội hoặc nền văn hóa sống trong các nhóm gia đình lớn giữa những người họ hàng thân thiết, có thể thấy hành vi ích kỷ ít hơn so với các xã hội hoặc nền văn hóa nơi mọi người bị cô lập hơn với gia đình, và thường bị bao quanh bởi người lạ do phải di chuyển thường xuyên vì công việc hoặc lý do khác.

Thí nghiệm này nói lên một vấn đề các tương tác xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiềm chế sự tăng trưởng tính ích kỷ của con người. Tới đây, có thể thấy nền văn hóa Á Đông cực kỳ sâu sắc khi đề ra mô hình gia đình tam, tứ đại đồng đường. Con người phương Tây luôn bị cho là ích kỷ hơn người phương Đông chính bởi mối liên hệ gia đình bên Tây Phương lỏng lẻo hơn Á Đông. Hầu như phương Tây không tồn tại mô hình 2,3 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, vì họ cho rằng sẽ khiến con người mất tính riêng tư. Nhưng thực ra sự chung sống quây quần ngay ở động vật đã cho thấy tính ưu việt là giảm tính ích kỷ, tăng tính vị tha vì người khác.

Lê Na

Theo phys.org



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu mối liên hệ tiến hóa giữa cấu trúc xã hội và tính ích kỷ