Nghiên cứu lớn nhất về hiệu ứng kéo dài của COVID-19, cho thấy một vấn đề tiềm ẩn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong báo cáo nghiên cứu lớn nhất với khoảng thời gian lâu nhất về COVID-19 được đăng tải trên tờ Lancet, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã cảnh báo kết quả đáng lo ngại về tác động kéo dài của căn bệnh này đối với sức khỏe của con người.

Các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Bin Cao từ Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản ở Bắc Kinh, đã nghiên cứu 1.276 người xuất viện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020 từ Bệnh viện Jin Yin-Tan ở Vũ Hán sau khi nhập viện vì COVID-19. Tất cả các bệnh nhân đều đồng ý đi khám sức khỏe vào thời điểm 6 và 12 tháng sau khi các triệu chứng của họ xuất hiện lần đầu. Tại mỗi thời điểm đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh tình trạng sức khỏe của những người tham gia nghiên cứu với tình trạng sức khỏe của những người tương đương thuộc khu vực Vũ Hán, những người không bị nhiễm COVID-19.

Trong số những người nhập viện vì COVID-19, 68% cho biết có ít nhất một triệu chứng tiếp tục, liên quan đến COVID-19 sáu tháng sau khi các triệu chứng đầu tiên của họ xuất hiện. Mặc dù tỷ lệ phần trăm này giảm sau 12 tháng, nhưng nó vẫn ở mức tương đối cao, ở mức 49%. Nhìn chung, những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 tự cho biết sức khỏe kém hơn và có chất lượng cuộc sống thấp hơn — bao gồm cả các vấn đề về vận động — so với nhóm đối chứng.

Các bệnh nhân có triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo 12 tháng sau đó là mệt mỏi hoặc yếu cơ; các vấn đề khác bao gồm rối loạn giấc ngủ, thay đổi vị giác và khứu giác, chóng mặt, nhức đầu và khó thở. Một số triệu chứng thực sự còn tồi tệ hơn vào thời điểm 12 tháng so với thời gian trước đó trong nghiên cứu: tỷ lệ bệnh nhân báo cáo các vấn đề về hô hấp tăng nhẹ, từ 26% lên 30%, từ sáu tháng đến một năm sau khi các triệu chứng của họ xuất hiện. Các bệnh nhân cũng điền vào bảng câu hỏi về sức khỏe tâm thần của họ, và trong khi 23% cho biết họ cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm sau 6 tháng kể từ khi các triệu chứng đầu tiên của họ xuất hiện, 30% vẫn còn cảm giác như vậy sau một năm.

Trước đó, ngày 15/6/2021, Fair Health một tổ chức chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận đã cho xuất bản báo cáo của nghiên cứu về hiệu ứng của COVID kéo dài. Báo cáo phân tích hồ sơ bệnh án của gần 2 triệu người được chẩn đoán mắc Covid-9 vào năm 2020, với mẫu đối tượng dao động trong độ tuổi từ sơ sinh đến người già, nam chiếm 47%, nữ chiếm 53%.

Kết quả cho thấy, 23% trong số họ mắc một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe trong vòng ít nhất 30 ngày sau khi được chữa khỏi COVID-19. Phổ biến nhất bao gồm đau, khó thở, cholesterol cao, khó chịu và/hoặc mệt mỏi và huyết áp cao. Tuy nhiên, các triệu chứng khá đa dạng, từ trầm cảm và lo lắng đến bệnh về da, hoặc các vấn đề về tim mạch và tiêu hóa.

Các phát hiện này làm nổi bật bản chất phức tạp của tác động của COVID-19 đối với sức khỏe con người và một loạt các hậu quả lâu dài hơn xuất hiện mà một số chuyên gia gọi là hiệu ứng COVID kéo dài.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Bin Cao là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay về hiệu ứng mở rộng đối với bệnh nhân nhập viện. Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng một nửa số bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng sẽ khỏi các triệu chứng của họ, nửa còn lại — và đặc biệt là những người bị bệnh nặng hơn trong thời gian nhập viện — có thể tiếp tục chiến đấu với các tác động tinh thần và thể chất của virus trong hơn một năm.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết sự gia tăng tỷ lệ bệnh nhân có trải nghiệm lo lắng hoặc trầm cảm là đặc biệt “đáng lo ngại”. Họ cho rằng sự cô lập, thất nghiệp và suy giảm sức khỏe thể chất có thể thúc đẩy những tình trạng này. Ngoài ra, bản thân virus cũng có thể thúc đẩy các phản ứng miễn dịch bất thường có thể ảnh hưởng đến hoạt động tinh vi của các chất hóa học trong não góp phần vào trạng thái tinh thần của con người.

COVID 'kéo dài' có thể liên quan đến sự tái kích hoạt một loại virus khác trong cơ thể

Một nghiên cứu gần đây trong số 185 bệnh nhân COVID-19 ở Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng phần lớn những người mắc hội chứng COVID kéo dài mà các nhà nghiên cứu đã kiểm tra đều dương tính với sự tái kích hoạt virus Epstein-Barr (EBV).

EBV là một trong những bệnh nhiễm virus phổ biến nhất hiện nay. Đại đa số mọi người trên khắp thế giới nhiễm virus này vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ, và sau giai đoạn nhiễm trùng cấp tính, một phiên bản không hoạt động của virus này sẽ tồn tại trong cơ thể họ suốt đời.

Đôi khi, EBV có thể tái kích hoạt và gây ra các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như trong giai đoạn căng thẳng tâm lý hoặc sinh lý.

Nhà vi sinh học phân tử David Hurley từ Đại học Georgia cho biết: “Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tái kích hoạt EBV tương tự ở những người có các triệu chứng COVID kéo dài trong nhiều tháng, cũng như ở những người có các triệu chứng COVID kéo dài bắt đầu chỉ vài tuần sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19” .

Ông nói thêm: "Điều này cho chúng tôi thấy rằng sự tái kích hoạt EBV có thể xảy ra đồng thời hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19”.

Chương trình phục hồi COVID kéo dài và tiềm ẩn suy giảm sức khỏe

Các triệu chứng COVID-19 dai dẳng vẫn tồn tại trong bất kỳ chương trình y tế công cộng nào sau COVID-19. (Ảnh minh họa: Xusenru/Pixabay)
Các triệu chứng COVID-19 dai dẳng vẫn tồn tại trong bất kỳ chương trình y tế công cộng nào sau COVID-19. (Ảnh minh họa: Xusenru/Pixabay)

David Putrino, giám đốc phục hồi chức năng tại Mount Sinai Health Systems, người giám sát mạng lưới chương trình phục hồi COVID kéo dài tại Hoa Kỳ cho biết: “Đây không phải là một câu chuyện nửa vời. Sau hầu hết các trường hợp nằm viện, bao gồm cả viêm phổi nhẹ, tôi hy vọng rằng những người ở tháng thứ 12 sẽ không còn bất cứ triệu chứng nào nữa”.

Putrino nói: “Tổng hợp lại, hệ quả là những người có các triệu chứng COVID-19 kéo dài cần phải có thời gian lâu dài cho sự phục hồi hoàn toàn. Chương trình COVID-19 kéo dài Mount Sinai’s bao gồm phương pháp tiếp cận theo từng cá nhân để giải quyết các triệu chứng đa dạng của bệnh nhân, có thể bao gồm các vấn đề về thận, tim và phổi cho đến mệt mỏi tổng quát và yếu cơ. Đối với phương pháp thứ hai, phục hồi chức năng có thể bao gồm một quá trình luyện tập dần dần kích thích hệ thống thần kinh tự trị bằng các bài tập được giám sát cẩn thận để từ từ kích thích sự hoạt hóa thần kinh bình thường, có thể mất từ ba đến bốn tháng đểi bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.

Putrino nói: “Loại vrus này không kết thúc khi bạn xuất viện hoặc khi bạn vượt qua các triệu chứng cấp tính ban đầu. Virus này vẫn tồn tại". Ông lưu ý rằng trong khi nghiên cứu gần đây trên Lancet chỉ tập trung vào bệnh nhân COVID-19 nhập viện, các nghiên cứu khác, mặc dù nhỏ hơn, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng COVID-19 có thể kéo dài ở khoảng 20% những người bị nhiễm nhưng không đủ nặng để đi đến bệnh viện.

Điều đó có nghĩa là vấn đề về các triệu chứng COVID-19 dai dẳng vẫn tồn tại trong bất kỳ chương trình y tế công cộng nào sau COVID-19. Hiện tại, vẫn chưa có nhiều thông tin rõ ràng về việc các công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho việc phục hồi chức năng cho những bệnh nhân này. Và đó là nếu bệnh nhân biết và có thể truy cập các dịch vụ này ngay từ đầu. Putrino nói: “Đó là phần nổi của tảng băng chìm tiềm ẩn sự bất bình đẳng và chênh lệch về sức khỏe. Hầu hết các triệu chứng dai dẳng là các triệu chứng không nhìn thấy được, bạn chỉ biết nói với bác sĩ rằng bạn cực kỳ mệt mỏi” —một triệu chứng mà nhiều người bị COVID-19 cho biết đã trải qua nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh. Và khi bạn ở đó, trong nhiều trường hợp, bạn thậm chí không buồn đến văn phòng bác sĩ vì có thể bác sĩ sẽ không tin bạn.

Theo Time



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu lớn nhất về hiệu ứng kéo dài của COVID-19, cho thấy một vấn đề tiềm ẩn