Nghiên cứu cho biết: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ngừng tim

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm các nhà khoa học Ý đã liên hệ chặt chẽ việc ô nhiễm không khí với ngừng tim, cho thấy rằng việc tiếp xúc trong thời gian ngắn với các chất ô nhiễm như carbon monoxide (CO), lưu huỳnh dioxide (SO2) và benzen (C6H6) làm tăng nguy cơ ngừng tim bên ngoài bệnh viện.

Tác giả đầu tiên của bài báo, Francesca Romana Gentile thuộc Đại học Pavia và bệnh viện Fondazione IRCCS Policlinico San Matteo cho biết trong một thông cáo báo chí: “Ngoài việc là một mối đe dọa đối với hệ sinh thái, các bằng chứng đang có cho thấy không khí bẩn nên được coi là một yếu tố có thể thay đổi và nó đã góp phần gây ra bệnh tim mạch”.

Ô nhiễm không khí được coi là một mối đe dọa đối với sức khỏe con người, với hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cũng đã liên hệ ô nhiễm không khí với ngừng tim sau khi xuất viện.

Tuy nhiên, Gentile và các đồng nghiệp của cô đã mô tả về mối quan hệ giữa ngừng tim sau khi xuất viện và ô nhiễm không khí là một vấn đề "gây tranh cãi". Theo bài báo của họ, được xuất bản ngày 25 tháng 8 trên PLOS ONE, họ nói rằng, các nghiên cứu khác nhau trước đây đã đưa ra kết luận trái ngược nhau về vai trò của ozon (O3). Các nghiên cứu trước đó không thể kết nối rõ ràng về mức độ ảnh hưởng của lưu huỳnh đioxit (SO2) đối với ngừng tim sau khi xuất viện.

Sự không chắc chắn đó là lý do cho nghiên cứu của Gentile và các cộng sự. Họ đặt ra mục tiêu là làm rõ vấn đề liệu ô nhiễm không khí có tác động như thế nào đến nguy cơ ngừng tim bên ngoài bệnh viện.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào những người sống ở phía nam của vùng Lombardy của Ý. Họ đã phân tích 1.582 sự cố ngừng tim ngoài bệnh viện xảy ra trong năm 2019.

Sau khi phát hiện ra rằng việc ngừng tim xảy ra bên ngoài bệnh viện với tỷ lệ trung bình hàng ngày là 0,3 trường hợp trên 100.000 người, họ chia các ngày thành hai nhóm thấp và cao. Những ngày việc ngừng tim ngoài bệnh viện “thấp” có tỷ lệ thấp hơn giá trị trung bình, trong khi những ngày việc ngừng tim ngoài bệnh viện “cao” có tỷ lệ trên giá trị trung bình.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí, họ đã sử dụng thông tin từ cơ quan bảo vệ môi trường của Ý, cơ quan này đo lường mức độ hàng ngày của các chất ô nhiễm khác nhau tại các trạm trên khắp miền nam Lombardy. Ngoài benzen (C6H6), carbon monoxide (CO) và lưu huỳnh đioxit (SO2), các nhà khoa học đã xem xét các mức độ của vật chất hạt mịn, nitơ đioxit (NO2) và ozon (O3).

Trong một phân tích ban đầu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng hầu hết các chất ô nhiễm có mặt ở mức cao hơn vào những ngày có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn. Tuy nhiên, ozon lại thể hiện xu hướng ngược lại, với nồng độ ozon lớn hơn có liên quan đến tỷ lệ ngừng tim ngoài bệnh viện thấp hơn.

Nhưng sau khi điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tương đối và sự thay đổi hàng ngày của nồng độ chất ô nhiễm, họ phát hiện ra rằng mọi chất ô nhiễm mà họ thử nghiệm, bao gồm cả ozon, đều làm tăng nguy cơ ngừng tim sau khi xuất viện. Lưu huỳnh đioxit có tác động mạnh nhất.

Gentile nói, “Chúng tôi đã nghiên cứu bảy chất ô nhiễm phổ biến và nhận thấy rằng khi nồng độ của mỗi chất tăng lên, nguy cơ ngừng tim cũng tăng lên”.

Mối liên hệ rõ ràng này giữa nồng độ của từng chất ô nhiễm và nguy cơ ngừng tim được gọi là mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng. Gentile và các đồng nghiệp của cô nghĩ rằng họ là những người đầu tiên cho thấy mối quan hệ như vậy giữa ngừng tim ngoài bệnh viện và những chất ô nhiễm này.

Trong nghiên cứu của họ, họ viết, "xác nhận rằng các yếu tố khí tượng phải được tính đến khi nói về ô nhiễm không khí", vì ngừng tim bên ngoài bệnh viện xảy ra thường xuyên hơn vào mùa đông, khi nhiệt độ lạnh hơn.

Ngoại trừ ozon, các chất ô nhiễm mà họ nghiên cứu cũng có mặt ở mức độ cao hơn khi thời tiết lạnh hơn do hệ quả của hệ thống sưởi ấm trong nhà và các phương tiện giao thông.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng những phát hiện của họ có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ ô nhiễm cao ở Lombardy, cũng như độ tuổi tương đối cao của dân số ở đó.

Gentile hy vọng rằng kết quả của nhóm cô ấy có thể được dùng để việc chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn.

Gentile nói, “mối quan hệ quan sát được giữa nồng độ của các chất ô nhiễm riêng lẻ và khả năng ngừng tim có thể được sử dụng trong tương lai để dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tim của các trường hợp có nguy cơ đe dọa tính mạng ở các khu vực địa lý cụ thể. Chúng tôi hy vọng rằng việc giám sát ô nhiễm không khí có thể cải thiện hiệu quả dịch vụ y tế bằng cách đưa vào các mô hình dự báo cho việc dùng xe cứu thương và các hệ thống cảnh báo”.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu cho biết: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ngừng tim