Nghị sĩ Mỹ giới thiệu dự luật về việc ngăn chặn chia sẻ thông tin tình báo với các quốc gia sử dụng Huawei

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thứ ba, một nghị sĩ đảng Cộng hòa đã giới thiệu một dự luật sẽ cấm Hoa Kỳ chia sẻ thông tin tình báo với các quốc gia mà cho phép Huawei vận hành mạng 5G tại đó.

Dân biểu Jim Banks, người đưa ra dự luật, cho biết trong một tuyên bố: “Đồng minh của chúng tôi sẽ phải chọn: Chấp nhận Huawei và mất quyền truy cập vào thông tin tình báo Hoa Kỳ, hoặc vẫn là đối tác đáng tin cậy của chúng tôi”. Banks gọi Huawei là một “Trojan Horse (phần mềm độc hại) cho phép chính quyền Trung Quốc do thám và xâm nhập các quốc gia khác”.

Banks nói với The Epoch Times vào tháng 3 năm 2019: “Nếu Trung Quốc không tôn trọng quyền con người của chính người dân của họ, tại sao chúng ta nghĩ rằng họ sẽ tôn trọng quyền con người hay quyền riêng tư của người Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia châu Âu nào mà chọn sử dụng công nghệ từ các công ty như Huawei hoặc ZTE ?”.

Dự luật về Huawei đưa ra trước một quyết định dự kiến được Vương Quốc Anh thông qua cuối tháng này. Đó là quyết định về cách thức triển khai thiết bị Huawei cho các mạng 5G của nước này trong tương lai.

Dân biểu Liz Cheney, chủ tịch Hội nghị Cộng hòa Hạ viện, thành viên của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện, cũng đang ủng hộ luật cấm mới này.

Trong một tuyên bố phần lớn nhắm vào Vương quốc Anh, Cheney lưu ý rằng những nỗ lực của Huawei nhằm “thâm nhập vào thị trường 5G về cơ bản là bất chính”, và việc cho phép công ty này vận hành mạng 5G của Vương quốc Anh “sẽ gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia không thể giảm thiểu hoặc ngăn chặn”.

“Một quyết định như vậy nhất định sẽ có những hậu quả tiêu cực đối với mối quan hệ Mỹ / Anh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hợp tác thương mại và tình báo”, cô nói thêm. “Tôi hy vọng rằng Vương quốc Anh thống nhất với Hoa Kỳ và các đồng minh khác để chống lại mối đe dọa từ Huawei. Tuy nhiên, Mỹ phải luôn sẵn sàng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của mình”.

Trong một bài đăng trên Twitter để cảm ơn sự hỗ trợ của nữ nghị sĩ, Banks cũng bày tỏ hy vọng rằng, “Vương quốc Anh sẽ chọn thống nhất với Hoa Kỳ và các đồng minh để chống lại mối đe dọa của Huawei”.

Logo của Huawei Technologies trước trụ sở chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc ở Duesseldorf, Đức vào ngày 18 tháng 2 năm 2019. (Wolfgang Rattay / Reuters)

Dự luật này là phiên bản đồng hành với luật mà Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã giới thiệu vào đầu tháng này.

“Hoa Kỳ không nên chia sẻ thông tin tình báo có giá trị với các quốc gia cho phép một nhánh thu thập thông tin tình báo của chính phủ Trung Quốc hoạt động tự do trong biên giới của họ”, Cotton nói trong một tuyên bố. “Tôi yêu cầu các đồng minh của chúng tôi trên khắp thế giới cân nhắc cẩn thận về hậu quả của việc hợp tác với Huawei đối với lợi ích quốc gia của họ”.

Vào tháng 5 năm 2019 , Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thêm Huawei và các chi nhánh của công ty này vào danh sách cấm mua lại các thành phần và công nghệ từ các công ty Hoa Kỳ mà không có sự chấp thuận của chính phủ. Vào tháng 6 năm 2019, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ nới lỏng lệnh cấm và cho phép các công ty Mỹ bán một số sản phẩm không nhạy cảm cho Huawei.

Các quan chức và chuyên gia Mỹ trước đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về Huawei. Họ nói rằng các sản phẩm của công ty này có thể được chế độ Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp hoặc phá vỡ các mạng lưới liên lạc do mối quan hệ chặt chẽ của họ với quân đội Trung Quốc. Các nhà phê bình cũng đưa ra quan điểm rằng luật pháp Trung Quốc buộc các công ty của họ hợp tác với các cơ quan tình báo khi được yêu cầu.

Huawei khẳng định rằng họ không có quan hệ với chế độ Trung Quốc. Tuy nhiên, người sáng lập của công ty, ông Nhậm Chính Phi, là một sĩ quan tại Bộ An ninh Trung Quốc, cơ quan gián điệp hàng đầu của đất nước. Tô Á Phương, người từng là Giám đốc điều hành của Huawei từ năm 1998 đến 2018, cũng làm việc cho cùng một cơ quan như Nhậm Chính Phi.

Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi điều chỉnh tai nghe của mình khi ông tổ chức một cuộc thảo luận ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 17 tháng 6 năm 2019. (Hector Retamal / AFP thông qua Getty Images)

Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2019 của Christopher Balding, phó giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam, đã phân tích sơ yếu lý lịch bị rò rỉ của hàng ngàn nhân viên Huawei và thấy rằng khoảng 100 nhân viên có liên kết với các cơ quan tình báo hoặc quân đội Trung Quốc.

Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ Hoa Trung phát hành một cuốn tiểu sử nói rằng quân đội Trung Quốc là khách hàng chính của Huawei trong những năm 1990.

Theo một báo cáo vào năm 2009 của truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, một tổ chức tài chính thuộc Hội đồng Nhà nước như Nội các, đã “hợp tác chặt chẽ với Huawei từ năm 1998 và ký thỏa thuận với Huawei vào năm 2009 để cung cấp cho công ty này khoản vay lãi suất thấp 30 tỷ USD”.

Văn Thiện (biên dịch)

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nghị sĩ Mỹ giới thiệu dự luật về việc ngăn chặn chia sẻ thông tin tình báo với các quốc gia sử dụng Huawei