NASA: Năm 2020 - Trái đất lập kỷ lục ấm nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard (GISS) của NASA tại New York, nhiệt độ của hành tinh tiếp tục xu hướng ấm lên trong khoảng thời gian dài, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu của năm ấm hơn 1,02 độ C so với nhiệt độ trung bình của giai đoạn 1951-1980. 

Trong phạm vi sai số cho phép của bản phân tích các năm gắn liền với năm ấm nhất được ghi nhận, nhiệt độ năm 2020 đã vượt qua mức kỷ lục năm 2016 một mức khá nhỏ.

“Bảy năm qua là bảy năm ấm nhất được ghi nhận, tiêu biểu cho xu hướng ấm lên và đang diễn ra mạnh mẽ,” Giám đốc GISS Gavin Schmidt cho biết. “Một năm có phải là kỷ lục hay không thực sự không quá quan trọng - điều quan trọng là xu hướng dài hạn. Với những xu hướng này, khi tác động của con người đến khí hậu tăng lên, chúng ta phải nhận thức rằng các kỷ lục sẽ còn tiếp tục bị phá vỡ”.

Một thế giới đang nóng lên, đang thay đổi

Theo dõi xu hướng nhiệt độ toàn cầu về hoạt động, tác động của con người - cụ thể là phát thải khí nhà kính - trên hành tinh của chúng ta. Nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng hơn 1,2 độ C kể từ cuối thế kỷ 19.

Nhiệt độ tăng đang gây ra các hiện tượng tan chảy băng biển và băng khối, mực nước biển dâng, các đợt nắng nóng kéo dài và gay gắt hơn, thay đổi môi trường sống của động thực vật. Hiểu được xu hướng khí hậu diễn ra trong dài hạn như vậy là điều cần thiết cho sự an toàn cũng như chất lượng cuộc sống của con người. Con người cần thích ứng với sự thay đổi của môi trường, trồng thêm nhiều các loại cây khác nhau, quản lý nguồn nước và chuẩn bị tốt hơn cho các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sẽ diễn ra.

Xếp hạng các kỷ lục

Một phân tích độc lập, riêng biệt của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa kỳ (NOAA) kết luận, năm 2020 là năm ấm kỷ lục thứ hai, mức kỷ lục thiết lập đầu tiên vào năm 2016. Các nhà khoa học của NOAA sử dụng nhiều dữ liệu nhiệt độ thô giống nhau trong phân tích với thời kỳ cơ sở khác nhau (1901-2000) và phương pháp luận khác nhau. Không giống như NASA, NOAA không kết luận nhiệt độ ở các vùng cực thiếu các quan sát, điều này tạo nên sự khác biệt giữa hồ sơ của NASA và NOAA.

Giống như tất cả các dữ liệu khoa học, những kết luận về nhiệt độ vẫn còn có phần không chắc chắn, chủ yếu là do sự thay đổi của vị trí trạm thời tiết và phương pháp đo nhiệt độ theo thời gian. Phân tích nhiệt độ của GISS (GISTEMP) trong khoảng thời gian gần đây, đạt chính xác đến 0,1 độ C, với độ tin cậy 95%.

Nhiệt độ tăng quá mức trung bình hàng năm

Có nhiều yếu tố khiến xu hướng nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tục ấm lên trong thời gian dài hạn, Trong đó, hai trường hợp chủ yếu khiến thay đổi lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới bề mặt Trái đất.

Những đám cháy rừng trên diện tích rộng 18,4 triệu ha ở Úc khiến khói bụi bay cao 29km trong khí quyển, ngăn chặn ánh sáng mặt trời và có khả năng làm mát không khí một chút.

Ngược lại, việc ngừng hoạt động toàn cầu liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn ra đã làm giảm ô nhiễm không khí dạng hạt ở nhiều khu vực, cho phép nhiều ánh sáng mặt trời chiếu tới bề mặt hơn và tạo ra một hiệu ứng ấm lên nhỏ nhưng có khả năng đáng kể.

Những lần ngừng hoạt động do dịch bệnh dường như cũng làm giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong năm 2020, nhưng nồng độ CO2 tổng thể tiếp tục tăng và vì sự ấm lên có liên quan đến lượng khí thải tích lũy, nên để giảm và tránh được hiện tượng ấm lên sẽ vẫn ở mức tối thiểu.

Nguồn lớn nhất dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu hàng năm thường do El Nino - Dao động Nam (ENSO) - gồm cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina, một chu kỳ trao đổi nhiệt xảy ra tự nhiên giữa đại dương và khí quyển. Khi kết thúc năm trong điều kiện pha lạnh (La Nina) của ENSO, sau đó sẽ bắt đầu chuyển sang pha nóng (El Nino), nhiệt độ trung bình sẽ tăng nhẹ lên.

Biểu đồ này cho thấy sự bất thường về nhiệt độ hàng năm từ năm 1880 đến năm 2019, so với mức trung bình 1951-1980, như được ghi lại bởi NASA, NOAA, nhóm nghiên cứu Trái đất Berkeley và Trung tâm Met Office Hadley (Anh). Tất cả đều cho thấy sự ấm lên nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, và thập kỷ qua là ấm nhất.
Biểu đồ này cho thấy sự bất thường về nhiệt độ hàng năm từ năm 1880 đến năm 2019, so với mức trung bình 1951-1980, như được ghi lại bởi NASA, NOAA, nhóm nghiên cứu Trái đất Berkeley và Trung tâm Met Office Hadley (Anh). Tất cả đều cho thấy sự ấm lên nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, và thập kỷ qua là ấm nhất. (Ảnh: NASA GISS / Gavin Schmidt)

Năm 2016 là năm nóng kỷ lục đầu tiên, đã nhận được sự tăng cường đáng kể từ một đợt El Nino mạnh.

Dự kiến trong năm 2021, nhiệt độ sẽ giảm hơn do có ảnh hưởng từ pha lạnh. Việc thiếu sự hỗ trợ từ El Nino trong năm nay là bằng chứng cho thấy khí hậu nền tiếp tục ấm lên do khí nhà kính.

Các giá trị của GISS trong năm 2020 đại diện cho nhiệt độ bề mặt được tính trung bình trên toàn cầu và trong cả năm. Thời tiết địa phương đóng một vai trò trong sự thay đổi nhiệt độ khu vực, vì vậy không phải mọi khu vực trên Trái đất đều trải qua hiện tượng nhiệt độ ấm lên, ngay cả trong năm thiết lập kỷ lục. Theo NOAA, một số vùng của lục địa Hoa Kỳ đã trải qua nhiệt độ cao kỷ lục trong năm 2020, trong khi những vùng khác thì không.

Về lâu dài, một số phần của địa cầu cũng nóng lên nhanh hơn so với các phần khác. Xu hướng ấm lên của Trái đất rõ ràng nhất là ở Bắc Cực. Theo phân tích của GISTEMP cho thấy, Bắc Cực đang ấm lên nhanh hơn ba lần so với phần còn lại của trái đất trong 30 năm qua.

Việc mất đi lượng băng biển ở Bắc Cực - nơi có diện tích tối thiểu hàng năm giảm khoảng 13% qua mỗi thập kỷ - khiến khu vực này phản xạ ánh sáng ít hơn, đồng nghĩa với việc các đại dương hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn và nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng. Hiện tượng này được gọi là “khuếch đại Bắc Cực”, lượng băng trên biển mất đi nhiều hơn, băng tan và mực nước biển dâng, các vụ cháy ở Bắc Cực dữ dội hơn khiến băng vĩnh cửu tan chảy.

Đất, Biển, Không khí và Không gian

Phân tích của NASA kết hợp với các phép đo nhiệt độ bề mặt từ hơn 26.000 trạm thời tiết và hàng nghìn lượt quan sát trên tàu và phao về nhiệt độ bề mặt nước biển.

Các phép đo thô này được phân tích bằng cách sử dụng một thuật toán tính các khoảng cách khác nhau giữa các trạm đo nhiệt độ trên toàn cầu và hiệu ứng sức nóng đô thị. Kết quả của những thuật toán này là sự ước tính chênh lệch nhiệt độ trung bình toàn cầu trong giai đoạn cơ sở từ năm 1951 đến năm 1980.

NASA đo lường các dấu hiệu quan trọng của Trái đất từ đất liền, trên không và trong không gian bằng một hạm đội các vệ tinh, cũng như các chiến dịch quan sát trên không và trên mặt đất. Bản ghi nhận nhiệt độ bề mặt vệ tinh được do từ thiết bị âm thanh hồng ngoại khí quyển (AIRS) trên vệ tinh Aura của NASA, xác nhận kết quả GISTEMP trong bảy năm qua là nhiệt độ đang ấm dần lên.

Các phép đo vệ tinh về nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt nước biển và mực nước biển, cũng như các quan sát ngoài không gian khác, cho kết quả phản ánh rằng thế giới đang nóng lên và đang thay đổi.

Cơ quan này đang phát triển các phương pháp mới để quan sát và nghiên cứu các hệ thống tự nhiên được kết nối với nhau trên Trái đất thông qua các bản ghi nhận dữ liệu dài hạn và các công cụ phân tích để thấy rõ hơn hành tinh của chúng ta đang thay đổi như thế nào.

NASA chia sẻ kiến thức hữu ích và độc đáo này tới cộng đồng toàn cầu, làm việc với các tổ chức ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới để góp phần giúp người dân hiểu và bảo vệ hành tinh quê hương của chúng ta.

Bộ dữ liệu về nhiệt độ bề mặt đầy đủ của NASA - và phương pháp đánh giá được sử dụng để tính toán nhiệt độ - có sẵn tại: https://data.giss.nasa.gov/gistemp/

GISS là một phòng thí nghiệm của NASA do Phòng Khoa học Trái đất thuộc Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của cơ quan này quản lý tại Greenbelt, Maryland. Phòng thí nghiệm được liên kết với Viện Trái đất của Đại học Columbia và Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng ở New York.

May May

Theo NASA



BÀI CHỌN LỌC

NASA: Năm 2020 - Trái đất lập kỷ lục ấm nhất