NASA có phát hiện bất ngờ về sự sống ở dưới bề mặt sao Hỏa

Giúp NTDVN sửa lỗi

NASA từ lâu đã kiên trì tìm kiếm sự sống cổ đại trên bề mặt sao Hỏa. Trong nghiên cứu mới gần đây các nhà khoa học đang tìm kiếm dấu hiệu thực tế của vi sinh vật cổ đại trên Hành tinh Đỏ này. Họ lấy các mẫu đá trên bề mặt sao Hỏa và phát hiện rằng sự sống có thể đang phát triển mạnh mẽ ngay bên dưới khung cảnh đầy bụi này.

Nghiên cứu mới về thiên thạch từ sao Hỏa

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Brown đã kiểm tra thành phần hóa học của những tảng đá nổ ra khỏi bề mặt sao Hỏa sau đó tiến về Trái đất - cung cấp nhiều thông tin chi tiết về lớp vỏ của Hành tinh Đỏ này.

Họ xác định rằng những tảng đá đó, khi cho tiếp xúc phù hợp với nước, sẽ tạo ra năng lượng hóa học cần thiết để hỗ trợ các cộng đồng vi sinh vật tương tự như các cộng đồng vi sinh vật tồn tại ở độ sâu mà không có ánh sáng của Trái đất.

Phản ứng này được gọi là sự phân giải phóng xạ, xảy ra khi các nguyên tố phóng xạ trong đá phá vỡ nước thành các nguyên tử hydro và oxy của nó, được vi khuẩn tiếp thụ để làm năng lượng.

Vì lớp vỏ sao Hỏa phần lớn là được cấu thành từ những thiên thạch này, do đó phát hiện cho thấy phần lớn bề mặt của hành tinh này có thể phù hợp cho sự sống.

Giáo sư Jesse Tarnas, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, người đã dẫn đầu cuộc nghiên cứu trong khi hoàn thành bằng Tiến sĩ của mình tại Đại học Brown, cho biết: 'Khoa học thăm dò sự sống dưới bề mặt ở đây có thể hiểu là bất cứ nơi nào có nước ngầm trên sao Hỏa, rất có thể có đủ năng lượng hóa học để hỗ trợ sự sống cho vi sinh vật dưới bề mặt.

Trưởng nhóm nghiên cứu Jesse Tarnas.
Trưởng nhóm nghiên cứu Jesse Tarnas. Ảnh: NASA

'Chúng tôi không biết liệu sự sống có bao giờ bắt đầu bên dưới bề mặt sao Hỏa hay không, nhưng nếu nó xảy ra, chúng tôi nghĩ năng lượng ở đó có rất nhiều để có thể duy trì sự sống cho đến ngày nay'.

Sự sống trên Trái đất có thể tồn tại ở những nơi tương tự trên sao Hỏa

Bởi vì Trái đất cũng có rất nhiều khám phá về sự sống của các quần xã sinh vật ở độ sâu dưới bề mặt, các nhà khoa học đã lấy cảm hứng từ đây để thực hiện công cuộc nghiên cứu tương tự trên sao Hỏa.

Và do thiếu ánh sáng mặt trời, những sinh vật này tồn tại nhờ các sản phẩm phụ của các phản ứng hóa học tạo ra khi đá tiếp xúc với nước.

Một trong những phản ứng đó là sự phân giải phóng xạ. Phản ứng phá vỡ các phân tử nước thành hydro và oxy.

Hydro được giải phóng được hòa tan trong nước ngầm còn lại, trong khi các khoáng chất như pyrit hấp thụ oxy tự do để tạo thành khoáng chất sunfat.

Các vi sinh vật hấp thụ hydro hòa tan làm nhiên liệu và sử dụng oxy được bảo quản trong các sulfat để 'đốt' nhiên liệu đó thành năng lượng.

Những loại vi khuẩn này phát triển rất mạnh mẽ ở dưới bề mặt sao Hỏa cách bề mặt khoảng 1.609m ví như phát hiện ở Mỏ Kidd Creek của Canada.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia muốn xác định xem liệu các thành phần cho môi trường sống có cần dựa trên sự phân giải phóng xạ có thể tồn tại trên sao Hỏa hay không.

Các nhà khoa học đã kết hợp dữ liệu của tàu thám hiểm Curiosity của NASA hiện còn trên sao Hỏa, các tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo khác và dữ liệu từ một số thiên thạch trên sao Hỏa đại diện cho các phần khác nhau của lớp vỏ Hành tinh đỏ này.

Yếu tố xác định sự sống trên sao Hỏa

Mục đích là tìm ra các thành phần cho quá trình phân giải phóng xạ: các nguyên tố phóng xạ như thori, uranium và kali; các khoáng chất sunfua có thể chuyển thành sunfat; và các khối đá có đủ không gian lỗ rỗng để giữ nước.

Nghiên cứu cho thấy trong một số loại thiên thạch khác nhau trên sao Hỏa, có đầy đủ các thành phần tạo môi trường sống giống như trên Trái đất.

Điều này đặc biệt đúng đối với những mảnh thiên thạch regolith - thiên thạch có nguồn gốc từ đá ở lớp vỏ hơn 3,6 tỷ năm tuổi - được phát hiện có tiềm năng hỗ trợ sự sống cao nhất.

Không giống như Trái đất, sao Hỏa không có một hệ thống kiến tạo mảng để liên tục tái chế đá lớp vỏ. Vì vậy, những địa hình cổ đại này phần lớn vẫn không bị xáo trộn.

Hình ảnh này được gọi là đường dốc định kỳ (RSL) được xác định lần đầu tiên vào năm 2011 bao phủ các khu vực của sao Hỏa với một đường nghiêng rõ nét. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính dòng nước lỏng chảy không liên tục đã tạo ra bề mặt sao Hỏa có hình dáng này.
Hình ảnh này được gọi là đường dốc định kỳ (RSL) được xác định lần đầu tiên vào năm 2011 bao phủ các khu vực của sao Hỏa với một đường nghiêng rõ nét. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính dòng nước lỏng chảy không liên tục đã tạo ra bề mặt sao Hỏa có hình dáng này. (Ảnh: NASA)

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ có thể giúp ích tốt hơn cho việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trước đây họ đã tìm thấy bằng chứng về hệ thống nước ngầm đang hoạt động trên sao Hỏa và có cơ sở để tin rằng nước ngầm tồn tại cho đến ngày nay.

Giáo sư Jack Mustard của Đại học Brown cho biết: 'Lớp dưới bề mặt là một trong những ranh giới cần vượt qua trong việc khám phá sao Hỏa. Chúng tôi đã điều tra bầu khí quyển, lập bản đồ bề mặt với các bước sóng ánh sáng khác nhau và hạ cánh ở khoảng gần chục vị trí khác nhau trên bề mặt sao Hỏa, và công việc đó tiếp tục cho chúng ta biết rất nhiều về quá khứ của hành tinh này.

Nhưng nếu chúng ta muốn tìm hiểu về khả năng có sự sống trên sao Hỏa ngày nay không, thì bề mặt dưới lớp vỏ của hành tinh này chính là nơi để bắt đầu khám phá sự sống'.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

NASA có phát hiện bất ngờ về sự sống ở dưới bề mặt sao Hỏa