Tên lửa thử nghiệm của Trung Quốc rơi gần trường học, tạo ra đám khói màu cam độc hại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm thứ Hai, một tên lửa Long March 4B mang theo một vệ tinh viễn thám được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên của Trung Quốc, một sân bay vũ trụ 50 năm tuổi nằm ở trung tâm khu vực phía bắc Trung Quốc, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 500 km về phía tây nam, theo Arstechnica.

Như thường xảy ra với các thử nghiệm giai đoạn đầu tiên của tên lửa Trung Quốc phóng từ cơ sở phóng ở Thái Nguyên, tên lửa đẩy Long March 4B từng qua sử dụng đã rơi xuống mặt đất. Trong lần này, nó rơi gần một trường học, tạo ra một đám khí độc hại.

Không giống như hầu hết các sân bay vũ trụ trên thế giới, một số bãi phóng của Trung Quốc được đặt tại các địa điểm trong đất liền thay vì gần biển như thông thường để tránh những nguy cơ rơi vào khu dân cư. Vì mục đích an ninh, Trung Quốc đã xây dựng ba trung tâm phóng lớn của mình ở đất liền thời Chiến tranh Lạnh, trong bối cảnh căng thẳng với cả Mỹ và Liên Xô.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm việc điều khiển tên lửa quay trở lại Trái đất - sao cho đạt được thành tựu giống như SpaceX đã làm với tên lửa Falcon 9. Tuy nhiên, dự án này dường như được thúc đẩy bởi tham vọng làm chủ công nghệ tái sử dụng hơn là sự an toàn của dân chúng. Trung Quốc đã khởi động các vụ phóng thử nghiệm từ Thái Nguyên từ năm 1968 và ít quan tâm đến những người dân vùng lân cận.

Ngoài việc để các tên lửa giai đoạn đầu rơi trên vùng nông thôn xung quanh, Trung Quốc tiếp tục sử dụng nhiên liệu Hydrazine độc hại cho giai đoạn này. Đây là một loại nhiên liệu hiệu quả, có thể bảo quản được, nhưng nó có tính ăn mòn cao và độc hại.

Khi tàu Crew Dragon nổ tung trong một cuộc thử nghiệm vào tháng Tư năm 2019, nó cũng tạo ra đám mây khí lớn màu cam độc hại mà có thể được nhìn thấy tại vị trí cách đó hàng dặm xung quanh trên bãi biển Florida. Những đám mây này là do Nitơ Tetroxide, chất oxy hóa cháy với nhiên liệu Hydrazine. Tàu vũ trụ này - và nhiều tàu khác trong quá khứ, bao gồm cả tàu con thoi - đã sử dụng các thiết bị đẩy có thể lưu trữ các chất hóa học này cho các hoạt động trong không gian. NASA đã và đang làm việc để tìm ra chất đẩy "xanh" có thể giúp ngừng việc sử dụng Hydrazine cho các hoạt động trong không gian.

Tuy nhiên, đối với tên lửa thì câu chuyện hiện nay đã khác. Việc sử dụng Hydrazine làm nhiên liệu cho các phương tiện phóng đã bị loại bỏ ở hầu hết thế giới. Tên lửa chính cuối cùng của Hoa Kỳ sử dụng chất này là tên lửa Delta II của United Launch Alliance. Tên lửa này đã được cho nghỉ hưu vào năm 2018. Tên lửa Proton của Nga cũng sử dụng Hydrazine cho giai đoạn đầu tiên và thứ hai.

Phần lớn đội tên lửa của Trung Quốc vẫn được cung cấp bởi nhiên liệu Hydrazine và chất oxy hóa Nitơ Tetroxide. Các chất này được sử dụng rộng rãi trong các tên lửa Long March 2F cũng như họ Long March 4. Tất cả những tên lửa này, với giai đoạn thử nghiệm đầu tiên độc hại, đều phóng trên đất liền và đã gây ra các sự cố trong nhiều năm. Do những nhiên liệu này rẻ và tương đối dễ sử dụng, nên Trung Quốc sử dụng chúng vào những năm 1980 và 1990 khi những tên lửa đẩy này được phát triển. Nhưng việc sử dụng chúng của nước này vẫn tiếp tục không suy giảm cho đến ngày nay.

Gầy đây, Trung Quốc đang dần thay đổi. Các tên lửa Long March 5 đã được cung cấp nhiên liệu bằng oxy lỏng và dầu hỏa, giống như tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Tuy nhiên, có một nghịch lý là tên lửa Long March 5 lại thường phóng từ bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương ở gần biển.

Văn Thiện

Theo arstechnica



BÀI CHỌN LỌC

Tên lửa thử nghiệm của Trung Quốc rơi gần trường học, tạo ra đám khói màu cam độc hại