Khám phá bí ẩn về câu chuyện di cư của loài chim

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc dù ngày nay người ta đã nghiên cứu rất nhiều về việc tại sao loài chim lại di cư, nhưng không phải lúc nào cũng sáng tỏ. Trên thực tế, hiện tượng này là một bí ẩn đến mức những lý thuyết tưởng như là hoang đường và mê tín đã được xem xét lại một cách nghiêm túc và thậm chí được chấp nhận là sự thật.

Khám phá bí ẩn của cuộc di cư của loài chim được ví như một phép màu.

Không có loài chim nào khác bay xa như loài chim nhạn Bắc Cực thuộc Bắc Mỹ. Các nghiên cứu theo dõi đã phát hiện ra những con chim thực hiện các cuộc hành trình hàng năm tương đương với một cuộc du lịch vòng quanh thế giới. Với thời gian tồn tại lên đến 25 năm, chim nhạn Bắc Cực có thể dễ dàng di chuyển khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng. Cuộc hành trình của một số loài chim để tìm kiếm thức ăn và hơi ấm vừa hoành tráng vừa hào hùng. Trong nhiều thế kỷ, nó đã bị che đậy trong bí ẩn, và những lời đồn đoán diễn ra rầm rộ.

Thần thoại

Một giả thuyết, có từ thời Hy Lạp cổ đại, cho rằng sự biến mất theo mùa của một số loài chim nhất định là do chúng ngủ đông, giống như các loài có bộ lông giống của chúng. Bản thân Aristotle đã cho rằng chúng đã biến hình thành các loài chim khác và quay trở lại một lần nữa. Nhiều người thậm chí còn tin rằng chúng có thể đã bay lên mặt trăng và sau đó quay trở lại. Mặc dù hiện nay chúng ta biết rằng nhiều loài chim có sức chịu đựng để bay những khoảng cách rất xa, ngay cả loài nhạn biển Bắc Cực cũng phải mất vài năm để đạt được kỳ tích đó, bất kể nó phải đối mặt với những thách thức khó khăn trong bầu khí quyển.

Có lẽ lời giải thích huyền ảo nhất là sự biến mất hàng năm của loài sếu là do cuộc chiến đang diễn ra với quân Pygmies. Trong câu chuyện sử thi The Iliad (thế kỷ thứ tám trước Công nguyên), Homer đề cập đến huyền thoại này khi so sánh đội quân thành Troy với những con sếu:

"Tiếng sếu từ trên trời rơi xuống
người chạy trốn khỏi mùa đông và những cơn mưa khủng khiếp
và bay đến tận cùng thế giới
mang đến cái chết và sự diệt vong cho Pygmy-men
khi họ mở trận chiến khốc liệt vào lúc bình minh".

Tác giả người La Mã và nhà triết học tự nhiên (thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên) đã củng cố truyền thuyết cổ đại này bằng các bằng chứng về những người lùn ăn trứng và con của sếu để giảm bớt số lượng các loài sếu này, trong khi chiến đấu bằng mũi tên với những con chim trên lưng dê và cừu đực. Như chúng ta sẽ sớm thấy, phần mũi tên không hoàn toàn là không có cơ sở.

Loài cò trắng

Cò trắng tìm đường qua lại từ châu Phi cận Sahara để làm tổ ở châu Âu hàng năm. Đàn chim gần 11.000 con mất trung bình khoảng 49 ngày để đi hết quãng đường một chiều gần 20.000km. Tuyến đường từ châu Âu đưa chúng qua eo biển Gibraltar vào sa mạc Sahara, nơi có nhiệt độ khí quyển đảm bảo giúp chúng dễ dàng bay lên cao hơn, do đó chúng có thể bảo tồn năng lượng quý giá. Sau khi băng qua sa mạc, chúng đi theo sông Nile về phía Nam đến đất nước mà chúng đã chọn ở Châu Phi.

Ở những nơi thiếu cây xanh, chúng thường chọn làm tổ trên mái nhà. (Pixabay)

Chúng quay trở lại Châu Âu vào mỗi mùa xuân, để sinh nở trong tổ được làm bằng que, đất và bùn cùng với vải vụn hoặc các mảnh rác khác của con người trên những ngọn cây. Ở những nơi thiếu cây xanh, chúng thường chọn làm tổ trên mái nhà, như đã được minh chứng trong cuốn tiểu thuyết dành cho trẻ em thu hút “Bánh xe đến trường”, một tác phẩm đoạt giải Newbery (giải thưởng sách thiếu nhi danh giá) của Meindert DeJong, trong đó những đứa trẻ học đường ở Hà Lan dụ những con cò về quê bằng sự kiên trì và sự phối hợp.

Ở Hà Lan và các nước Châu Âu khác, cò được coi là điềm lành và gắn liền với mùa xuân và khả năng sinh sản. Chúng có xu hướng trở về ngôi nhà trên cao của riêng mình cùng với bạn tình. Những chiếc tổ của chúng có độ bền rất cao thậm chí là có thể tồn tại trong nhiều thế kỷ. Những con chim cứng cáp này là chìa khóa để khám phá những gì đã xảy ra với nhiều loài chim khác khi chuyển mùa. Giống như một sự mặc khải của thần thánh.

Một con cò trắng được phát hiện vào năm 1822 gần làng Klütz, Đức. Nó vẫn sống trong khi bị một ngọn giáo xuyên qua cổ. Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra rằng ngọn giáo được làm bằng gỗ châu Phi, cho thấy rằng con chim đã tìm đến châu Phi, rõ ràng nó đã bị bắn và bị thương ở đây. Sau đó, nó đã tìm cách bay trở lại Đức, và tại đây nó đã bị phát hiện và bị giết chết. Sau một thời gian, người ta phát hiện thêm 24 con chim như vậy, do đó chúng được gọi tên tiếng Đức là Pfeil Storch, hoặc Arrow hay còn gọi là Cò.

Tại sao phải di cư?

(Ảnh minh họa: Pixabay)

Theo các nghiên cứu gợi ý rằng tại sao một số loài chim hàng năm lại phải bay xa với những khó khăn và trong một thời gian dài như vậy, tại sao một số loài chim khác thì không bay đi xa như vậy? Theo Washington Post, các nghiên cứu năm 2018 cho biết rằng:

“Chi phí năng lượng cho một con chim bay đường dài được cân bằng bởi sự tiết kiệm năng lượng khi ở một nơi mà vào mùa hè, có rất nhiều muỗi, ruồi, ấu trùng, côn trùng và các món ngon khác dành cho gia cầm, và ở đó tương đối ít cạnh tranh về thức ăn”.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Peter Marra của Trung tâm Chim di cư Smithsonian cho rằng: "di cư là một đặc điểm rất linh hoạt". Bản năng này có thể bị lấn át bởi những thay đổi của môi trường. Ở New Jersey, Canada, Ngỗng đã trở thành cư dân quen thuộc ở các công viên. Cò trắng trở thành bạn của người dân và chúng thường bị thu hút bởi thức ăn miễn phí được tìm thấy tại các bãi rác ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, do đó chúng đã bỏ qua các chuyến du lịch hàng năm của mình.

Ngọc Mai
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Khám phá bí ẩn về câu chuyện di cư của loài chim