Khám phá bí ẩn về các hành tinh trong Hệ mặt trời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vũ trụ có rất nhiều điều huyền bí, kỳ diệu mà khoa học hiện đại chưa thể khám phá hết. Hệ Mặt Trời là một trong những ẩn số tuyệt vời đó.

Trong môn khoa học ở các trường tiểu học, hầu hết chúng ta đều được biết có tám (hoặc chín, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn) hành tinh. Những hành tinh đó được chia thành hành tinh đá (có bề mặt chắc cứng, khối lượng khá thấp, trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và các kim loại nặng. Vào thời kỳ sơ khai, nhân kim loại nóng chảy của chúng tạo nên từ trường) và hành tinh khí khổng lồ. Trong những năm sau đó, các hành tinh lùn (một khái niệm trong việc phân loại các thiên thể trong Hệ Mặt Trời của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế) đã được thêm vào. Tuy nhiên, các hành tinh không chỉ toàn là những khối đá và những khối khí nóng trong không gian.

Các hành tinh bên trong

Bốn hành tinh gần Mặt trời nhất là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa, được xếp vào nhóm hành tinh đá.

 

Ảnh minh họa (Pixabay)

Chúng có bề mặt rắn và trung tâm chứa chất lỏng nóng chảy. Sao Thủy, cách Mặt trời một phần ba khoảng cách so với Trái đất, là một hành tinh của các thái cực. Phía quay về Mặt trời ở 800 độ F trong khi phía bị che khuất có nhiệt độ -290 độ F.

Bất chấp nhiệt độ có sự khác biệt đáng kinh ngạc, các dấu hiệu của sự sống đã được quan sát thấy ở hai cực trên hành tinh nhỏ bé này. Bức xạ Mặt trời khiến sao Thủy không thể có bầu khí quyển, điều này có nghĩa là sự sống khó có thể phát triển ở đây. Sao Kim có một vài điểm rất kỳ lạ. Đầu tiên, nó giống như sao Thủy cũng không có Mặt trăng.

Không có gì ngạc nhiên với sao Thủy khi nó ở gần Mặt trời và nó khá nhỏ hơn so với những hành tinh khác. Sao Thủy có kích thước và khoảng cách so với Mặt trời khiến cho việc không có vệ tinh tự nhiên trở thành một trường hợp kỳ lạ hơn Sao Kim. Đặt biệt hơn là ở đây không có Mặt trăng, nó quay chậm trong một hình cầu hoàn hảo. Các nhà thiên văn học tin rằng Sao Kim đã va chạm với một thiên thể lớn khác trong những thời kỳ sơ khai, điều đó đã khiến nó quay chậm lại và có thể va chạm vào vùng cực Bắc của hành tinh này do đó nó bị quay ngược chiều.

Do vậy, nếu chúng ta muốn phóng vệ tinh thăm dò đến bề mặt của sao Thủy, thì vệ tinh đó cần phải sống sót được trong môi trường axit sulfuric. Sao Hỏa nằm gần vành đai của các tiểu hành tinh. Hành tinh Đỏ này có rất nhiều khám phá thú vị có thể lấp đầy các trang báo. Đáng chú ý nhất, nó có thể sẽ là hành tinh phù hợp nhất để con người sinh sống trong tương lai, nó trông có thể rất giống Trái đất.

Những “gã” khí khổng lồ

Sao Mộc - hành tinh được gọi là quả cầu khí khổng lồ. (Pixabay)

Ở phía ngoài là Sao Mộc, hành tinh được gọi là quả cầu khí khổng lồ. Trong một thời gian, các nhà khoa học đã suy đoán sao Mộc có thể là một ngôi sao lùn nâu (Sao lùn nâu là các thiên thể dưới sao, có khối lượng dưới mức đủ để duy trì các phản ứng tổng hợp hạt nhân đốt cháy hydro trong lõi, như các ngôi sao thuộc dãy chính, nhưng có bề mặt và phần bên trong hoàn toàn đối lưu, và không có sự khác biệt hóa học theo chiều sâu), nhưng khi họ nghiên cứu nhiều sao lùn nâu hơn, họ đã loại trừ khả năng đó. Sao Mộc có kích thước ấn tượng nhất Hệ mặt trời. Nó có thói quen “tóm lấy” các sao chổi đi qua và hút chúng vào, cùng với các tiểu hành tinh khác.

Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong Hệ mặt trời, nó khá là khác biệt. Có lẽ sao Thổ sẽ nổi như quả bóng trên mặt nước nếu có cái bồn tắm to đến mức có thể chứa đựng nó. Giống như tất cả các quả cầu khí khổng lồ, bề mặt của sao Thổ không rắn, khi áp suất tăng cao, bầu khí quyển của nó dần dần nhường chỗ cho chất lỏng ở trung tâm. Cực Bắc của Sao Thổ hình thành một đám mây kỳ lạ có hình dạng của một hình lục giác. Các nhà khoa học không chắc tại sao các đám mây lại có hình dạng góc cạnh, nhưng hầu hết các giả thuyết đều cho rằng đó là do ảnh hưởng của việc thay đổi thất thường của áp suất xung quanh cực Bắc.

Phía ngoài sao Thổ là sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Giống như những người anh cả lớn hơn, bề mặt của những hành tinh này không phải là rắn, từ khí quyển dày ở bên ngoài sẽ chuyển sang một lớp phủ lỏng trước khi chạm tới lõi đá rắn của chúng. Mặc dù thành phần và kích thước không giống nhau nhưng sao Thiên Vương và sao Kim vẫn có những điểm chung. Sao Kim quay theo các cực của nó và sao Thiên Vương quay theo các cạnh của nó, cực Bắc của chúng luôn hướng về Mặt trời trong khi quay theo quỹ đạo.

Nếu như sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt trời, thì sao Thiên Vương lại là hành tinh lạnh nhất, không có nguồn nhiệt bên trong lõi của nó. Mặc dù sao Thiên Vương có kích thước gấp 4 lần Trái đất nhưng lực hút của nó lại bằng 90% lực hút của Trái đất. Hàng xóm của nó, Neptune (sao Hải vương), là một thành viên hoang dã hơn nhiều trong gia đình Hệ mặt trời. Các cơn gió trong bầu khí quyển của Sao Hải Vương đạt tốc độ siêu âm. Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương đều có kích thước nhỏ. Mặc dù Sao Thiên Vương quan trọng hơn Sao Hải Vương, nhưng đối với sao Thổ thì nó cũng chưa bằng một ngọn nến.

Những chàng trai nhỏ

Hai người hàng xóm to lớn của trái đất chúng ta là sao Thổ và sao Mộc. Trong hệ mặt trời, sao Thổ và sao Mộc có thể tích lớn nhất, ảnh hưởng đến trái đất cũng lớn nhất.

Nằm rải rác trong số các hành tinh "thật" trong Hệ mặt trời là rất nhiều hành tinh lùn.(Pixabay)

Nằm rải rác trong số các hành tinh "thật" trong Hệ mặt trời là rất nhiều hành tinh lùn. Những hành tinh nhỏ hơn này thường bị phân loại khỏi Hệ mặt trời do kích thước hoặc hình dạng của chúng, nhưng đối với một số hành tinh, như Sao Diêm Vương, thì có chút đặc biệt hơn. Ban đầu nó được coi là một hành tinh hoàn hảo, sao Diêm Vương bị giáng cấp xuống trạng thái hành tinh lùn vào năm 2006. Sao Diêm Vương mất danh hiệu hành tinh một phần do nó không có khả năng xóa quỹ đạo của nó, vốn trùng với sao Hải Vương. Quỹ đạo của nó cũng nghiêng 17 độ so với phần còn lại của các hành tinh và có hình dáng giống hình elip hơn bất kỳ hành tinh nào khác.

Mặc dù là cựu hành tinh xa nhất so với Mặt trời, sao Diêm Vương vẫn ấm hơn sao Thiên Vương khoảng 10 độ. Nó là hành tinh lùn lớn nhất trong Hệ mặt trời của chúng ta, dù nó nhỏ hơn hầu hết các mặt trăng. Mặc dù kích thước và nhiệt độ bề mặt băng giá, khi quỹ đạo của sao Diêm Vương đưa nó đến gần Mặt trời, một số lớp băng trên bề mặt của nó bốc hơi và tạo thành một bầu khí quyển rất mỏng.

Eris là hành tinh lùn lớn thứ hai ngoài sao Diêm Vương. Khi nó được phát hiện vào năm 2005, các nhà thiên văn học tin rằng nó lớn hơn sao Diêm Vương và coi nó là hành tinh thứ 10 trong Hệ mặt trời. Độ sáng biểu kiến (là độ sáng trong không gian mà người ta quan sát thấy) của Eris và sự giao thoa của Mặt trăng của nó, Dysnomia, khiến các nhà thiên văn tin rằng nó lớn hơn thực tế. Đôi khi, Eris còn gần Mặt trời hơn sao Diêm Vương.

Tuy nhiên, gần Mặt trời hơn nhiều là hành tinh lùn Ceres. Nó là vật thể nặng nhất trong vành đai tiểu hành tinh và là vật thể đầu tiên trong khu vực của hành tinh được phát hiện. Kể từ năm 1803, Ceres đã thu hút các nhà thiên văn học vì phát hiện một đại dương nằm dưới bề mặt của nó. Từ bề mặt hành tinh này có thể nhìn thấy các mạch nước phun hơi. Những mạch nước phun hơi này được cho là góp phần tạo ra một bầu khí quyển rất mỏng xung quanh bề mặt hình cầu, tạo ra một viễn cảnh thú vị đối với các nhà thiên văn học.

Ngọc Mai

Theo Science 101



BÀI CHỌN LỌC

Khám phá bí ẩn về các hành tinh trong Hệ mặt trời