Khai quật ‘thằn lằn có cánh’ thời tiền sử ở Chile

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học Chile đã công bố thông tin về việc phát hiện ra tàn tích hóa thạch của một loại “thằn lằn có cánh” ở Nam bán cầu. Loại thằn lằn có cánh này thuộc kỷ Jura và được biết đến như một loài khủng long.

Theo Wikipedia, thằn lằn có cánh hay còn gọi là Dực long, là các bò sát biết bay và chúng thuộc bộ Pterosauria. Pterosauria là các loài động vật có xương sống đầu tiên và chúng thích ứng với việc bay lượn.

Hóa thạch của loài bò sát này sống cách đây khoảng 160 triệu năm, đã được khai quật vào năm 2009 trên sa mạc Atacama (Atacama nằm ở phía bắc Chile).

Hiện chúng đã được xác nhận là thuộc loài khủng long Rhamphorhynchus - loài sinh vật đầu tiên được tìm thấy ở Gondwana. Gondwana là một siêu lục địa thời tiền sử mà sau này hình thành nên các vùng đất ở Nam bán cầu.

Nhà nghiên cứu Jhonatan Alarcon của Đại học Chile cho biết những sinh vật này có sải cánh dài tới 2m, đuôi dài và mõm nhọn.

Ông nói thêm: “Phát hiện này cho thấy sự phân bố của các loài động vật trong nhóm này rộng hơn so với những gì được biết đến từ trước đến nay”.

Các nhà khoa học đã báo cáo trên tạp chí khoa học Acta Palaeontologica Polonica rằng: Loài “thằn lằn có cánh” này cũng là “loài khủng long cổ nhất được biết đến được tìm thấy ở Chile”.

Theo Phys.org



BÀI CHỌN LỌC

Khai quật ‘thằn lằn có cánh’ thời tiền sử ở Chile