Hoa Kỳ giáng một đòn nữa vào ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc thông qua SMIC

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính phủ Hoa Kỳ được cho là đã áp đặt một loạt hạn chế mới nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc SMIC, tiếp tục cô lập Trung Quốc với phần còn lại của thị trường công nghệ toàn cầu.

Nếu các nhà cung cấp muốn bán một số thiết bị nhất định cho Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC), thì họ sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu - một lá thư được gửi đến các nhà sản xuất chip của Mỹ, từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, nêu chi tiết các yêu cầu giao dịch với SMIC, cũng như các công ty con của SMIC.

Bộ thương mại Mỹ viện dẫn một "rủi ro không thể chấp nhận được", nói thêm rằng thiết bị được bán cho nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc có thể được sử dụng cho các ứng dụng quân sự.

Động thái hạn chế kinh doanh với SMIC được coi là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa hai nền kinh tế khổng lồ. Theo CNBC, nó có nguy cơ ảnh hưởng đến những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Các chuyên gia thậm chí còn cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt đối với SMIC có thể làm lùi kế hoạch của Bắc Kinh trong vài năm.

David Roche, chủ tịch của think-tank Independent Strategy, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "Squawk Box Asia" của CNBC, hôm 28/9: "Các hạn chế mới đánh đúng vào cốt lõi của khả năng tự chủ về công nghệ của Trung Quốc".

Uông Văn Bân (Wang Wenbin), một đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói với các phóng viên rằng: "Bắc Kinh luôn phản đối động thái của Washington trong việc tổng quát hóa khái niệm an ninh quốc gia... để trấn áp các công ty Trung Quốc”.

Uông cũng nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp "để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các công ty trong nước”.

SMIC lao đao

Công ty bán dẫn có trụ sở tại Thượng Hải, là một trong những con át chủ bài của Trung Quốc trong việc tự cung cấp công nghệ, đã huy động được khoảng 7,6 tỷ USD từ một đợt bán cổ phần vào tháng 7 năm ngoái, đánh dấu vụ mua bán lớn nhất trong thập kỷ của nước này.

Trong khi đó, một tuyên bố từ SMIC được gửi đến CNBC khẳng định họ "không có quan hệ gì với quân đội Trung Quốc", đồng thời nói thêm rằng họ không sản xuất cho các ứng dụng quân sự.

Ngay sau khi các lệnh trừng phạt mới được áp dụng, cổ phiếu SMIC ngay lập tức giảm 7% trên thị trường chứng khoán Thượng Hải. Cổ phiếu của nó cũng giảm tới 7,9% tại Hồng Kông.

Theo Stewart Randall, giám đốc bộ phận bán dẫn từ công ty tư vấn kinh doanh Intralink có trụ sở tại Thượng Hải: "SMIC sẽ mất quyền truy cập vào thiết bị của Mỹ nhưng cũng có khả năng là cả những thiết bị từ các quốc gia khác muốn giữ mối quan hệ tốt với Mỹ”.

Trong số các đối tác nước ngoài của SMIC có các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ Vật liệu Ứng dụng và Lam Research, đã ký một giao dịch trị giá 2 tỷ USD vào năm 2019. Hai nhà sản xuất chip của Mỹ là nhà cung cấp thứ nhất và thứ ba của SMIC, xét về khối lượng kinh doanh với công ty Trung Quốc từ năm 2017 đến 2019.

Giữa Vật liệu Ứng dụng và Lam Research là công ty ASML Holding của Hà Lan, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về hệ thống quang khắc chủ yếu được sử dụng trong các quy trình sản xuất chất bán dẫn. Vào năm 2018, SMIC đã mua máy in thạch bản EUV mới nhất từ ​​ASML, nhưng nhà cung cấp Hà Lan không thể giao thiết bị phần lớn do áp lực của Mỹ.

Theo Phelix Lee, nhà phân tích của Morningstar Consulting Group, trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh các sản phẩm thay thế để lấp đầy những lỗ hổng đang nổi lên trong chuỗi cung ứng công nghệ, thì khả năng của họ trong lĩnh vực này còn "chậm hơn hai đến ba thế hệ".

Văn Thiện

Theo Science Times



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ giáng một đòn nữa vào ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc thông qua SMIC