Giấc mơ phản ánh chiều không gian khác của thực tại, nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tình huống khi tỉnh giấc và trong giấc mơ phản ánh những chiều không gian khác nhau của thực tại. Những điểm tương đồng giữa giấc mơ và cuộc sống hàng ngày cung cấp manh mối về cách ý thức con người hoạt động. Trong những giấc mơ, tâm trí con người có thể chuyển hóa thông tin thuần túy thành một thực tế đa chiều năng động.

Các bằng chứng khoa học đưa đến kết luận đáng kinh ngạc về một hiện tượng quen thuộc hàng ngày (hoặc hàng đêm): giấc mơ.

Giấc mơ và thực tế hàng ngày là một quá trình giống nhau

Trong trạng thái tỉnh giấc, chúng ta coi cách tâm trí hoạt động là hiển nhiên. Nhưng có thể bạn không ngờ rằng quá trình tạo ra thực tế 3D này cũng là một trong những giấc mơ tiềm ẩn. Vì cảnh giới của giấc mơ và nhận thức tỉnh táo thường được phân loại riêng biệt nên không có nhiều tranh luận về hai chiều không gian này. Nhưng có những điểm chung thú vị giúp chúng ta hiểu về cách thức hoạt động của ý thức.

Dù tỉnh hay , chúng ta đang trải qua cùng một quá trình tạo ra những thực tế khác nhau về chất lượng. Khi mơ và tỉnh, tâm trí của chúng ta thu gọn các sóng xác suất để tạo ra một thực tế vật lý hoàn chỉnh với một cơ thể đang hoạt động. Kết quả của sự dàn dựng tuyệt vời này là khả năng trải nghiệm cảm giác không bao giờ cạn kiệt của chúng ta trong một thế giới bốn chiều.

Nguồn gốc của cõi mơ bắt đầu với một thực tế đơn giản là tất cả sinh vật đều ngủ. Giấc ngủ bao gồm các giai đoạn có mơ, được gọi là giấc ngủ REM, và cả những giai đoạn không mơ, không REM. Khi thức dậy, chúng ta thường nhớ về những giấc mơ của mình, nhưng chúng ta không có ký ức về bất cứ điều gì đang diễn ra trong giai đoạn không REM của giấc ngủ. Đó là bởi vì, trong khoảng thời gian không REM, gói sóng được lan truyền rộng rãi đến mức hầu hết các nhánh của nó được tách ra khỏi nhau, không có tương tác hoặc vướng mắc giữa chúng. Khi thức dậy, bạn thấy mình đang ở một trong những nhánh đó, trải nghiệm thế giới quen thuộc của bạn. Tuy nhiên, trong những giấc mơ, các nhánh của hàm sóng lan truyền không hoàn toàn độc lập và không tách rời nhau. Do đó, khi tỉnh giấc hay trở lại thực tế, bộ nhớ có thể truy cập vào các nhánh, các thế giới khác đó.

Tất cả chúng ta đều từng trải qua giấc mơ và cảm nhận mọi chi tiết thật rõ ràng, thậm chí những địa điểm và trải nghiệm trong mơ chẳng hề liên quan đến cuộc sống thực tại. Tôi nhớ lại một lần, nhìn ra một bến cảng đông đúc với nhiều người ở phía trước. Xa hơn nữa, những con tàu đang tham chiến. Tâm trí tôi bằng cách nào đó đã tạo ra trải nghiệm không gian này từ thông tin điện hóa. Tôi thậm chí có thể cảm nhận được những viên sỏi dưới chân mình, hợp nhất thế giới 3D này với cảm giác 'bên trong' của mình.

Chúng ta gạt bỏ giấc mơ bởi vì chúng kết thúc khi chúng ta thức giấc.Trải nghiệm của chúng ta về cuộc sống hàng ngày cũng kết thúc khi chúng ta qua đời. Nhưng không nhớ gì về giấc mơ không có nghĩa là ta chưa từng trải nghiệm qua không gian đó. Những bệnh nhân Alzheimer không còn nhớ được nhiều về cuộc sống của họ đâu có nghĩa là họ chưa từng có trải nghiệm sống thật?

Tâm trí chuyển hóa thông tin thành một tấm thảm đa chiều

Cơ chế hoạt động của giấc mộng vẫn là bí ẩn mà khoa học cần nghiên cứu thêm. Giấc mơ không đơn thuần là hiện tượng các nơ-ron thần kinh tự phát và ngẫu nhiên theo một số người khẳng định. Đó cũng là quá trình phức tạp hơn việc kích hoạt các ký ức ngẫu nhiên có sẵn trong hệ thần kinh của não. Rõ ràng, giấc mơ thường chứa đựng sự đan xen giữa những cảm xúc và những điều chúng ta từng trải qua, nhưng cũng có những người, những khuôn mặt và những tương tác mà chúng ta chưa từng trải qua. Giấc mơ là một câu chuyện không ngừng nghỉ, có vẻ thật như chính cuộc sống thực tại. Làm thế nào mà tấm thảm bao gồm các tương tác và kịch bản cực kỳ phức tạp này lại có thể là kết quả của sự phóng điện ngẫu nhiên?

Trong những giấc mơ, chúng ta không chỉ quan sát “thế giới bên ngoài” và ghi lại ký ức một cách thụ động vào cơ chế thần kinh. Làm sao não chúng ta xử lý được quá trình này? Tất cả các thành phần của trải nghiệm được tạo ra từ đầu như thế nào? Trong khi mơ, chúng ta không quan sát các sự kiện và nhận thức các kích thích. Chúng ta đang ngủ trên giường nhưng tâm trí chúng ta có thể tạo ra những con người và bối cảnh mới một cách hoàn hảo và tất cả lại tương tác một cách dễ dàng trong không gian bốn chiều. Chúng ta đang chứng kiến một sự kiện tuyệt vời: khả năng của tâm trí biến thông tin thuần túy thành một thực tế đa chiều năng động. Bạn đang thực sự tạo ra không gian và thời gian, chứ không chỉ vận hành bên trong như nhân vật trong trò chơi điện tử.

Cũng như trong cuộc sống “thực”, trong những giấc mơ, sự sụp đổ của sóng xác suất cho thấy một phần của hiện thực đa chiều mà tâm trí tạo ra. Chúng ta thu gọn sóng xác suất trong giấc mơ giống như khi chúng ta tỉnh táo. Tuy nhiên, trong những giấc mơ, bộ não có ít hạn chế hơn vì nó không phải tuân theo cảm giác vật lý của bản thân. Do đó, tâm trí có thể tạo ra những trải nghiệm không giống như thế giới mà chúng ta nhận thức được trong ngày.

Người quan sát xác định cấu trúc của thực tế

Nghiên cứu mới do nhà vật lý Dmitriy Podolskiy phối hợp thực hiện cùng Andrei Barvinsky (một trong những nhà lý thuyết hàng đầu thế giới về lực hấp dẫn lượng tử và vũ trụ học lượng tử) đã tiết lộ một điều đáng chú ý: sự hiện diện của mạng lưới mở rộng người quan sát xác định cấu trúc của thực tại vật lý và chính không gian-thời gian của nó.

Trong những giấc mơ, chúng ta có thể trải nghiệm một mô hình nhận thức thay thế về thực tại, rất khác với mô hình được chia sẻ bởi những người quan sát khác khi tỉnh táo. Nghiên cứu này đưa chúng ta quay lại thí nghiệm về khe đôi lượng tửhiệu ứng người quan sát. Chúng ta không chỉ quan sát mà còn tạo ra thực tế.

Không gian và thời gian là công cụ của tâm trí, và những giấc mơ dường như là bằng chứng cho điều này. Chúng ta nghĩ rằng những trải nghiệm trong giấc mơ là không có thật. Nhưng giấc mơ và những gì chúng ta coi là thực tế về cơ bản có cùng bản chất. Bằng cách tuân theo hàm ý của cơ học lượng tử một cách không thiên vị, chúng ta đi đến sự thống nhất giữa thực tế hàng ngày và những giấc mơ. Phải chăng những giấc mộng chỉ phản ánh một chiều không gian khác với không gian sống khi chúng ta tỉnh giấc?

Bài viết của tiến sĩ Robert Lanza hiện là Giám đốc Khoa học tại Viện Y học Tái sinh Astellas và Giáo sư hỗ trợ tại Trường Y Đại học Wake Forest, Hoa Kỳ.

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Giấc mơ phản ánh chiều không gian khác của thực tại, nghiên cứu