Gần 25% bệnh nhân COVID-19 phải chịu vấn đề sức khỏe kéo dài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một năm rưỡi sau đại dịch, tình trạng được gọi là “Covid-19 kéo dài” tiếp tục gây khó khăn cho các bác sĩ. Một lượng lớn bệnh nhân phát triển triệu chứng lâu dài sau khi nhiễm COVID-19, nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân, cũng như phân nhóm những người dễ mắc các triệu chứng này.

Một nghiên cứu gần đây có thể giúp tìm ra câu trả lời. Dựa trên các ước tính hợp lý, nghiên cứu phát hiện ra ¼ số người nhiễm Covid-19 phải chịu ít nhất một vấn đề sức khỏe kéo dài, và hầu hết xảy ra ở phụ nữ.

Ngày 15/6/2021, Fair Health một tổ chức chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận đã cho xuất bản báo cáo của nghiên cứu này. Báo cáo phân tích hồ sơ bệnh án của gần 2 triệu người được chẩn đoán mắc Covid-9 vào năm 2020, với mẫu đối tượng dao động trong độ tuổi từ sơ sinh đến người già, nam chiếm 47%, nữ chiếm 53%.

Kết quả cho thấy, 23% trong số họ mắc một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe trong vòng ít nhất 30 ngày sau khi được chữa khỏi COVID-19. Phổ biến nhất bao gồm đau, khó thở, cholesterol cao, khó chịu và/hoặc mệt mỏi và huyết áp cao. Tuy nhiên, các triệu chứng khá đa dạng, từ trầm cảm và lo lắng đến bệnh về da, hoặc các vấn đề về tim mạch và tiêu hóa.

Các bệnh kéo dài xuất hiện ở mọi lứa tuổi và tình trạng bệnh Covid

Các bệnh nhân bị Covid-19 nặng sẽ kéo theo ít nhất một bệnh sau đó. Nhưng nghiên cứu còn cho thấy các bệnh sau Covid-19 còn xuất hiện ngay cả trường hợp mắc Covid-19 nhẹ ban đầu.

Một nửa số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19, rồi sau đó xuất viện, sẽ xuất hiện ít nhất một vấn đề khác về sức khỏe trong 30 ngày tiếp theo, 27,5% những người có triệu chứng nhưng không nhập viện, và 19% không có triệu chứng cũng có trải nghiêmj tương tự.

Phát hiện này bác bỏ ý kiến cho rằng những người trẻ, khỏe mạnh sẽ ổn định sau khi bị nhiễm COVID-19 — ngay cả đối với những trường hợp không có triệu chứng, cũng vẫn có thể có hậu quả lâu dài.

Tóm lại, bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có báo cáo về hiện tượng có vấn đề sức khỏe khác sau khi mắc Covid-19, triệu chứng cụ thể thay đổi theo yếu tố nhân khẩu học.

Các triệu chứng bệnh kéo dài khác nhau theo lứa tuổi và giới tính

Các triệu chứng của Covid-19 kéo dài xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ 58%, và tần suất thường xuyên hơn ở phụ nữ.
Các triệu chứng của Covid-19 kéo dài xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ 58%, và tần suất thường xuyên hơn ở phụ nữ. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Ví dụ, các bệnh nhi hay mắc bệnh liên quan tới tiêu hóa, tuy nhiên với người ở độ tuổi trung niên từ 40-49, thì tiêu hóa là triệu chứng phổ biến thứ 11. Cholesterol là triệu chứng xuất hiện nhiều thứ 2 ở bệnh nhân từ 50-59, nhưng lại chỉ xếp thứ 13 ở trẻ em.

Các triệu chứng cũng khác nhau theo giới tính. Tuy nhiên, cả nghiên cứu mới và cũ đều thống nhất ở điểm, các triệu chứng của Covid-19 kéo dài xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ 58%, và tần suất thường xuyên hơn ở phụ nữ. Tuy nhiên, có một số bệnh nhất định như tim và suy thận lại ảnh hưởng đến nam giới đáng kể hơn.

Trong số những người tham gia mẫu nghiên cứu, tỷ lệ tử vong khá thấp. Chưa tới 0,5% số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 và sau đó tử vong sau hơn 30 ngày kể từ ngày chẩn đoán ban đầu. Số lượng thậm chí còn nhỏ hơn ở lượng bệnh nhân không nhập viện và không xuất hiện triệu chứng.

Bất kể mức độ nghiêm trọng của họ như thế nào, nam giới có nhiều khả năng tử vong trong thời gian nghiên cứu nhiều hơn nữ giới, phù hợp với xu hướng COVID-19 chung.

Những bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm ung thư, HIV và bệnh thận, đã bị loại khỏi nghiên cứu. Nhưng một số trình trạng khác như sử dụng chất kích thích, hen suyễn, khuyết tật phát triển và sa sút trí tuệ dường như làm tăng nguy cơ tử vong hoặc sẽ phát triển một bệnh nghiêm trọng sau khi mắc Covid.

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về “”COVID-19 kéo dài””, bao gồm lý do tại sao nó lại xảy ra. Một số chuyên gia tin rằng tàn tích của virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể của một số người, gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài. Một giả thuyết khác cho rằng COVID-19 thúc đẩy hệ thống miễn dịch của một số người hoạt động quá mức, về cơ bản khiến cơ thể không ổn định. Cần có thêm nghiên cứu để biết chắc chắn và phát triển các phương pháp điều trị ”COVID kéo dài”.

Báo cáo mới đưa ra nhiều câu hỏi mới. Ví dụ, tại sao các triệu chứng lại thay đổi nhiều theo độ tuổi và giới tính? Đồng thời, báo cáo cũng đưa ra những ước tính chắc chắn về mức độ phổ biến của “COVID kéo dài” và những người có khả năng dễ mắc phải. Đây là những phát hiện có thể đưa lại một điểm khởi đầu cho các nghiên cứu sắp tới.

Lê Na

Theo Time

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Gần 25% bệnh nhân COVID-19 phải chịu vấn đề sức khỏe kéo dài