ĐCS Trung Quốc đang khai thác trí tuệ nhân tạo như thế nào: Phần 2

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một báo cáo dài 750 trang do Ủy ban An ninh Quốc gia về Trí tuệ nhân tạo (NSCAI) của Hoa Kỳ công bố vào ngày 1/3 , Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có ý định và tham vọng “vượt qua Hoa Kỳ với tư cách là quốc gia dẫn đầu về AI [trí tuệ nhân tạo] của thế giới trong vòng một thập kỷ”. NSCAI là một nhóm lưỡng đảng bao gồm 15 chuyên gia công nghệ, an ninh, kinh doanh và học thuật. Báo cáo đã nêu bật các mục tiêu của ĐCSTQ trong việc khai thác trí tuệ nhân tạo.

Trong khi AI có một loạt các ứng dụng đột phá có thể đưa nền văn minh nhân loại lên một tầm cao mới, NSCAI đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề đạo đức đối với những nỗ lực và chiến lược AI của Trung Quốc, bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu di truyền khổng lồ, việc đăng ký hồ sơ và trộm cắp ứng dụng có nghi vấn về sở hữu trí tuệ (IP) và việc chuyển giao công nghệ bất hợp pháp từ Mỹ sang Trung Quốc.

Kiểm soát công nghệ sinh học đối với những người bất đồng chính kiến

Với sự ra đời của các công nghệ như công cụ chỉnh sửa gen CRISPR, các nhà khoa học giờ đây có thể lập trình được dữ liệu di truyền. Từ đó, loài người có thể được giải quyết nhiều vấn đề thách thức phức tạp nhất đối với nhân loại liên quan đến sức khỏe, nguồn cung cấp lương thực và môi trường bền vững thông qua việc đổi mới công nghệ sinh học.

Tuy nhiên, NSCAI tuyên bố rằng AI có thể cho phép một mầm bệnh được thiết kế đặc biệt để gây chết người hoặc nhắm mục tiêu về cấu hình di truyền. Mầm bệnh kiểu này chính là một loại vũ khí sinh học có phạm vi và khả năng tiếp cận tối cao. Đối với đại dịch virus Corona Vũ Hán 2019 (COVID-19), NSCAI thừa nhận “sự nguy hiểm của mầm bệnh rất dễ lây lan”, nhưng báo cáo không chỉ ra rõ ràng mối liên hệ của dịch bệnh với phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Tuy vấp phải nhiều tranh cãi, nhà khoa học và giáo sư người Đức, Tiến sĩ Roland Wiesendanger cho rằng “một số nguồn tin chất lượng” chỉ ra một “tai nạn trong phòng thí nghiệm” tại Viện Virus Vũ Hán (WIV) là nơi bắt nguồn của đại dịch. Lý thuyết phòng thí nghiệm càng được củng cố bởi vì Trung Quốc có lịch sử lâu đời về những nghiên cứu virus tăng chức năng (gain-of-function) nguy hiểm, có thể tạo ra các mầm bệnh truyền nhiễm chết người mới.

Trung Quốc hiện đã tích lũy cơ sở dữ liệu di truyền lớn nhất trên thế giới với hơn 80 triệu hồ sơ, và theo Newsweek, nước này có kế hoạch “thống trị ngành công nghệ sinh học” và phát triển “vũ khí sinh học được thiết kế để nhắm vào một số nhóm dân tộc nhất định”. Năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố kế hoạch quản lý mang tính vi mô hơn nữa đối với các công dân của nước mình và tạo điều kiện thuận lợi cho “quy trình có trật tự về nhân thân” bằng cách tạo ra “mã QR được quốc tế chấp nhận”. Về cơ bản, đây là một dạng giấy chứng nhận sức khỏe toàn cầu dựa trên kết quả xét nghiệm axit nucleic.

Tập đoàn BGI (Viện Gen Bắc Kinh) đã thực hiện nhiều nỗ lực không thành công vào năm 2020 để thu thập DNA của người Mỹ như một phần của chiến lược khai thác trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc. Đồng sáng lập BGI, Yang Huanming, chụp một bức ảnh vào năm 2005. (Ảnh: David Cowhig qua Wikimedia Commons CC BY-SA 3.0 )
Tập đoàn BGI (Viện Gen Bắc Kinh) đã thực hiện nhiều nỗ lực không thành công vào năm 2020 để thu thập DNA của người Mỹ như một phần của chiến lược khai thác trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc. Đồng sáng lập BGI, Yang Huanming, chụp một bức ảnh vào năm 2005. (Ảnh: David Cowhig qua Wikimedia Commons CC BY-SA 3.0 )

Những gã khổng lồ về công nghệ sinh học như Tập đoàn BGI, trước đây là Viện Gen Bắc Kinh, đang nỗ lực mở rộng cơ sở dữ liệu di truyền của Trung Quốc bằng cách thu thập DNA từ Mỹ và các nước khác. Một bộ phim tài liệu 60 phút của CBS News tiết lộ rằng BGI đã gửi thư đến nhiều bang của nước Mỹ vào năm ngoái để tiếp thị về việc cung cấp dịch vụ chuyên môn và giải trình tự gen. Nhiều nơi đã quyết định từ chối các dịch vụ của BGI do thực thể này được chứng minh là công ty Trung Quốc, từng nhận được 1,5 tỷ đô la từ ĐCSTQ vào năm 2010 và đã thu thập dữ liệu di truyền từ người Hồi giáo Uyghur để “xác định nhân thân, nhắm mục tiêu các thành viên khác trong gia đình và tinh chỉnh phần mềm nhận dạng khuôn mặt”.

Chính sách khai thác và đánh cắp sở hữu trí tuệ (IP)

Trung Quốc đã bắt đầu bỏ xa Mỹ trong cuộc đua IP nhờ các chính sách khai thác và đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. IP là một thành phần quan trọng đối với an ninh quốc gia, tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.

NSCAI báo cáo: “Vào năm 2019, tổng số đơn đăng ký bằng sáng chế 'phát minh' được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA) nhiều gấp ba lần số đơn đăng ký bằng sáng chế hữu ích được nộp tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO)". Hơn nữa, Trung Quốc thường được coi là nước dẫn đầu thế giới về hồ sơ đăng ký bằng sáng chế trong nước cho các phát minh AI.

Sự gia tăng gần đây của các hồ sơ đăng ký bằng sáng chế của Trung Quốc có thể sẽ gây hại cho việc đổi mới của Hoa Kỳ thông qua một hiện tượng được gọi là “nghệ thuật ưu tiên”, một thuật ngữ trong luật bằng sáng chế để chỉ việc đánh giá kiến thức khoa học và công nghệ trong một sáng chế để xác định xem nó có phải là mới hay không. Vì đối với một đơn xin cấp bằng sáng chế, một số lượng lớn các sáng chế trước đó phải được rà soát lại, nên quá trình đánh giá có thể sẽ ngày càng trở nên lâu dài và phức tạp.

Trung Quốc đã tận dụng hơn nữa những thành công về IP của mình bằng cách xác định thật nhiều bằng sáng chế “tiêu chuẩn thiết yếu” (SEP). Để minh họa cho khái niệm này, việc sản xuất các sản phẩm như điện thoại thông minh sẽ là không thể nếu không sử dụng SEP liên quan đến việc truyền dữ liệu giữa điện thoại di động và trạm phát sóng. Ngược lại, việc sản xuất điện thoại có thể tránh áp dụng các bằng sáng chế không phải SEP, chẳng hạn như bằng sáng chế thiết kế cho công nghệ “trượt để mở khóa” thông qua việc sử dụng các tính năng thay thế.

Trung Quốc đang đồng thời thúc đẩy việc gia tăng sở hữu trí tuệ (IP) trong nước bằng cách khuyến khích người nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ IP nước ngoài. Trên hình vẽ là Bằng sáng chế năm 1972 của chiếc máy quay đĩa hay máy ghi âm Sony đời đầu. (Ảnh: Cục lưu trữ New Zealand qua Flickr CC BY 2.0 )
Trung Quốc đang đồng thời thúc đẩy việc gia tăng sở hữu trí tuệ (IP) trong nước bằng cách khuyến khích người nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ IP nước ngoài. Trên hình vẽ là Bằng sáng chế năm 1972 của chiếc máy quay đĩa hay máy ghi âm Sony đời đầu. (Ảnh: Cục lưu trữ New Zealand qua Flickr CC BY 2.0 )

NSCAI tuyên bố rằng việc Trung Quốc chấp nhận quá nhiều các SEP có thể khiến các quốc gia tích hợp công nghệ của Bắc Kinh vào cơ sở hạ tầng truyền thông của họ và "một kết quả đáng lo ngại có thể là các công ty Mỹ phải trả hàng tỷ USD tiền bản quyền cho các công ty Trung Quốc hoặc đối mặt với các yêu sách và dẫn đến kiện tụng rằng họ cố tình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Trung Quốc”.

Những lo ngại này càng có cơ sở bởi bằng chứng cho thấy “Trung Quốc tiếp tục ăn cắp một cách tràn lan các tiến bộ công nghệ được bảo vệ bằng quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ thông qua các phương tiện khác nhau như hack mạng của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu, gián điệp công nghệ, tống tiền và chuyển giao công nghệ bất hợp pháp”. Rõ ràng, Hoa Kỳ phải nhanh chóng hành động để tăng cường các biện pháp an ninh, khuyến khích đầu tư vào các bằng sáng chế IP và tái thiết lập vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Chuyển giao công nghệ bất hợp pháp

Theo Chiến lược phát triển theo định hướng đổi mới quốc gia của Trung Quốc được công bố vào năm 2016, nước này có kế hoạch trở thành “siêu cường đổi mới về KH&CN [khoa học và công nghệ] thế giới” vào năm 2050. Bắc Kinh đang áp dụng cả chiến lược chuyển giao công nghệ hợp pháp và bất hợp pháp để chống lại các tổ chức nghiên cứu, các công ty và các lĩnh vực quan trọng của Hoa Kỳ. Hệ quả là mỗi năm Hoa Kỳ bị đánh cắp các bí mật thương mại trị giá lên tới khoảng 300 đến 600 tỷ USD.

Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tích cực tham gia vào khoảng 1.000 cuộc điều tra liên quan đến việc Trung Quốc cố gắng đánh cắp các công nghệ của Hoa Kỳ ở hầu hết mọi ngành. Tại một hội nghị năm 2020 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, Giám đốc FBI Christopher Wray giải thích rằng bằng cách thành lập các tổ chức ủy quyền và “các viện trong các trường đại học của chúng ta”, Trung Quốc đã lợi dụng sự cởi mở trong học thuật của Hoa Kỳ để đánh cắp công nghệ.

Theo dữ liệu của CSIS, từ năm 2000 đến năm 2020, có 137 trường hợp gián điệp được báo cáo công khai có liên quan đến Trung Quốc, 73% trong số đó xảy ra trong thập kỷ qua. Gián điệp Trung Quốc thường nhắm đến các mục tiêu công nghệ quân sự và thương mại. Hơn nữa, 90% trong số 180 cuộc điều tra của FBI về các nghiên cứu y tế sử dụng sai quỹ của Viện Y tế Quốc gia (NIH) vào năm ngoái có liên quan đến Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đã thâm nhập vào các công ty Mỹ ở mức độ đáng lo ngại, với hơn 1,3 tỷ USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp AI của Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2017. NSCAI tuyên bố rằng “rủi ro chuyển giao công nghệ đáng kể” tồn tại bởi vì các chính sách hiện hành của chính phủ Mỹ đã hạn chế thông tin chi tiết về các giao dịch.

Bạn đọc có thể xem thêm Phần 1 của loạt bài này tại đây.

Văn Thiện

Theo Visiontimes

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

ĐCS Trung Quốc đang khai thác trí tuệ nhân tạo như thế nào: Phần 2