Có phải chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thuyết này bắt đầu xuất hiện từ khi nào? Nó khởi nguồn vào năm 2003, trong một bài báo khoa học nổi tiếng của triết gia Nick Bostrom đến từ Đại học Oxford. Ông cho rằng thực tại của chúng ta chỉ là một mô phỏng trên máy tính của nền văn minh tiên tiến nào đó. 

Theo Nick Bostrom, có ít nhất một trong 3 mệnh đề sau đây đúng: các nền văn minh thường tuyệt chủng trước khi có khả năng phát triển được mô phỏng thực tế; các nền văn minh tiên tiến thường không quan tâm đến việc tạo ra các mô phỏng thực tế; gần như chắc chắn chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính.

Đại chúng bắt đầu biết đến khái niệm thú vị nhưng vô cùng phức tạp này qua series phim Ma trận của Holywood. Từ sau Ma trận, có lác đác một số bộ phim khai thác đề tài nhiều tranh cãi này. Tiêu biểu là bộ phim Inception hay tiếng Việt nếu dịch chính xác, tuy không bắt tai là Khởi niệm hay Niệm đầu. Một niệm đầu tiên gieo vào tiềm thức có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc đời con người; nhưng để tìm vào sâu trong tiềm thức bằng cách thâm nhập qua những giấc mơ, thì phải tạo ra những thực tế ảo theo từng tầng không gian tiềm thức, theo cách chân thực nhất, để chủ thể không nhận ra tất cả chỉ là ảo.

Vào tháng 6/2016, doanh nhân công nghệ Elon Musk khẳng định với tỷ lệ "một tỷ ăn một" cho ý tưởng phản bác việc chúng ta đang sống trong "thực tế gốc", tức là chúng ta đang sống trong một thực tế ảo.

Vào tháng 6/2016, doanh nhân công nghệ Elon Musk khẳng định với tỷ lệ "một tỷ ăn một" cho ý tưởng phản bác việc chúng ta đang sống trong "thực tế gốc", tức là chúng ta đang sống trong một thực tế ảo.
Vào tháng 6/2016, doanh nhân công nghệ Elon Musk khẳng định với tỷ lệ "một tỷ ăn một" cho ý tưởng phản bác việc chúng ta đang sống trong "thực tế gốc", tức là chúng ta đang sống trong một thực tế ảo. (Ảnh cắt từ màn hình youtube)

Một số nhà khoa học vật lý, thiên văn học, toán học đã bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc nhằm loại trừ đi một trong hai khả năng, chúng ta đang sống trong thực tế gốc hay thực tế ảo. Theo bài viết trên Scientific American, giáo sư thiên văn học David Kipping của Đại học Columbia cho rằng có đến 50% khả năng con người đang sống trong môi trường ảo.

Vấn đề tranh cãi giữa các nhà khoa học hiện nay có thể tóm lại ở điểm: nếu chúng ta sống trong một thế giới giả lập, thì liệu có tồn tại hay không, một máy tính có sức mạnh tính toán tất cả các khả năng, hoàn cảnh được tạo ra bởi tư duy của thực thể sống trong đó. Tức là nó phải tính toán được tất cả các khả năng mà một thực thể ảo này khi tương tác với thực thể ảo khác có thể tạo ra, từ đó xây dựng nên hiện thực ảo tương ứng.

Như vậy, công việc của các nhà khoa học đa ngành từ vật lý, thiên văn, đến toán học là phải chứng minh được có sự tồn tại của một máy tính có nguồn lực vô hạn như vậy. Có thể hình dung đơn giản, nếu tất cả chúng ta đều là những giả lập thì khi thực thể giả lập A, tương tác với thực thể giả lập B, thì tư duy lập trình sẵn của A và B trong quá trình tương tác có thể tạo ra những tình huống nào, thì máy tính chủ đều phải tính toán được hết thảy, tỉ mỉ đến cấp độ còn nhỏ hơn cả nano, từ đó dựng nên các thực tế ảo tinh vi, với tốc độ còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Nó tương tự như các trò chơi điện tử hiện nay nhưng ở cấp độ siêu việt hơn gấp tỉ lần.

Houman Owhadi, một chuyên gia về toán học tại Viện Công nghệ California, cho rằng: “Nếu mô phỏng có khả năng tính toán vô hạn, thì bạn sẽ không có cách nào để biết mình đang sống trong một thực tế ảo, bởi vì nó có thể tính toán bất cứ điều gì bạn cần đến mức độ hiện thực mà bạn muốn”.

Tóm lại cho đến giờ này, giả thuyết chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập có thể ví như đang đi trên một lớp băng mỏng, vì với công nghệ và trình độ khoa học hiện tại trong các ngành vật lý học lượng tử, điện toán lượng tử và thiên văn đều ủng hộ cho xác suất chúng ta đang sống trong thực tại gốc hơn.

Và có một điều thú vị nữa là cách đây hàng ngàn năm, Trang Tử một triết gia phương Đông cổ đại nổi tiếng đã đề cập tới khái niệm chúng ta là thật hay ảo, trong một áng văn về giấc mơ bướm của mình. Phật Gia cũng đề cập tới đời sống của chúng ta là hư hay thực từ rất lâu.

Khác với khoa học phương Tây chú trọng vào chứng minh tính hư thực ở mặt vật chất, phương Đông đề cập tới hư thực ở khia cạnh khuyên con người đừng quá bám chấp vào được mất thực tại ở danh vọng, của cải, và tình ái để đạt tới một đời sống viên mãn và hạnh phúc. Bám chấp vào những thứ vật chất đó thường khiến tâm tính trở nên đố kỵ, ganh đua tranh đấu, hẹp hòi, sẽ khiến con người không thể nào hạnh phúc. Trăm năm qua đi, những thứ ấy rồi sẽ thành hư vô, cũng không mang theo được đến những kiếp sống mới theo luật luân hồi.

Lê Na

Theo Scientificamerican



BÀI CHỌN LỌC

Có phải chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính?