Chơi nhạc cụ âm nhạc có thể truyền COVID-19 không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi đại dịch COVID-19 càn quét toàn cầu vào năm 2020, các nhạc sĩ trên khắp thế giới đang rất cần câu trả lời cho hai câu hỏi: Chơi nhạc cụ có thể truyền COVID-19 không? Và nếu vậy, cần thực hiện những điều gì?

Kết quả nghiên cứu chính thức đầu tiên đã có sau nửa năm trôi qua và đó là tin tốt: Chương trình âm nhạc vẫn có thể tiếp tục.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Colorado Boulder và Đại học Maryland đã công bố trên tạp chí ACS Environmental Au phát hiện ra rằng khi chơi nhạc cụ có thể phát ra cùng mức độ các hạt có khả năng chứa Covid trong không khí như khi hát. Vì vậy nên sử dụng các biện pháp an toàn đơn giản, chẳng hạn như dụng cụ che mặt, áp dụng giãn cách xã hội có thể làm giảm đáng kể rủi ro này.

Covid có thể lây truyền qua không khí đối với các bệnh đường hô hấp. Nhưng mặc dù virus có thể bay vào không khí không có nghĩa là tất cả mọi người sẽ mắc bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng “có nhiều cách để giảm thiểu rủi ro lây truyền virus trong không khí và các cách thức khác để giảm thiểu rủi ro”, Tehya Stockman, tác giả chính của bài báo và là sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí cho biết.

Nghiên cứu này bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2020 tại CU Boulder và Đại học Maryland để tìm hiểu xem chơi nhạc cụ có nguy cơ lây truyền COVID-19 giống như ca hát hay không. Mặc dù không có báo cáo về sự bùng phát virus nào từ các nhóm nhạc cụ, nhưng những phát hiện được công bố này lặp lại những giả thuyết và khuyến nghị ban đầu của các nhà nghiên cứu đã được các nhạc sĩ và nhóm biểu diễn trên toàn thế giới nhiệt tình chấp nhận ngay từ đầu trong đại dịch.

 Nghệ sĩ violin của dàn nhạc giao hưởng Shenyun.
Nghệ sĩ violin của dàn nhạc giao hưởng Shenyun. (Ảnh The Epoch Times)

Shelly Miller, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư cơ khí và kỹ thuật môi trường cho biết: "Điều đó thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi bởi vì họ tin tưởng các phương pháp nghiên cứu rất tốt của chúng tôi, các nhà nghiên cứu của chúng tôi và sự phát triển của khoa học khi nó chuyển từ: chúng tôi không biết, hãy tìm hiểu, thành OK - bây giờ chúng tôi đã hiểu điều này".

Những phát hiện này không chỉ áp dụng cho các ứng dụng âm nhạc cụ thể mà chúng đã được thử nghiệm, mà còn xác thực thêm rằng việc che mặt trong lúc chơi nhạc cụ có thể giảm thiểu hiệu quả, để cho không gian thông thoáng và thực hiện giãn cách xã hội là rất quan trọng để giảm sự lây truyền, Miller nói. Miller cho biết cô hy vọng những phát hiện này sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho các hoạt động tập trung đông người thay thế bằng các biện pháp giảm thiểu tập trung này và thông gió để giảm lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí.

Các vấn đề giảm thiểu

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm ba chiến lược nhằm giảm thiểu lây lan của virus trên nhiều loại nhạc cụ bằng gỗ, cây sậy và đồng thau, cũng như với hai ca sĩ và một diễn viên. Họ đã đánh giá các chiến lược này, các khoảng thời gian thực hiện khác nhau và sự khác biệt giữa các vị trí trong nhà và ngoài trời bằng cách đo sol khí (là các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác. Aerosol có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ con người), nồng độ carbon dioxide và ước lượng luồng không khí bằng các kỹ thuật mô hình khác nhau.

Đầu tiên, họ phát hiện ra rằng việc lắp các tấm chắn cho thiết bị, độ vừa vặn của chúng là rất quan trọng. Khẩu trang cũng được đeo cố định trên miệng và mũi của ca sĩ, cũng như tấm chắn (làm bằng vật liệu lọc MERV13) được đặt trên các đầu của nhạc cụ đã làm giảm đáng kể tốc độ và lượng hạt virus nếu có tạo ra từ cả hai nguồn.

Đối với các dụng cụ bằng gỗ và cây sậy, họ phát hiện ra rằng lượng không khí thoát ra từ các lỗ thông khí gây nguy hại không đáng kể. Điều này có nghĩa là người chơi kèn clarinet và người thổi sáo không cần phải dùng lỗ thông khí an toàn xung quanh toàn bộ nhạc cụ của họ để chơi một cách an toàn.

Thứ hai, thời gian ở gần bên nhau rất quan trọng. Để giữ cho rủi ro ở mức thấp nhất (với 10% cơ hội lây truyền), những người chơi nhạc cụ nên dành nhiều nhất là 30 phút trong nhà và không quá 1 tiếng ngoài trời để chơi cùng nhau tại một thời điểm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy "nguy cơ lây nhiễm liên tục tăng lên theo thời gian bất kể khoảng cách đến ca sĩ hay người chơi là bao nhiêu", các nhà nghiên cứu nhận thấy.

Họ cũng phát hiện ra rằng việc giãn cách sẽ mang lại hiệu quả: Để khoảng cách vài mét giữa người chơi và ca sĩ làm giảm nồng độ sol khí, nồng độ cao nhất gần nhất với mỗi người sản xuất chúng. Và chơi ngoài trời là tốt nhất, cách tiếp áp dụng các các biện pháp giảm thiểu khác sẽ giúp bạn chơi trong nhà an toàn hơn nhiều.

Cuối cùng, không cần kính che gió hoặc tấm chắn mặt bởi vì các hạt trong không khí truyền COVID-19 có thể dễ dàng chảy xung quanh các rào cản này và trộn lẫn với không khí trong phòng.

Định lượng carbon dioxide

Vậy thì làm thế nào để một nhạc sĩ hoặc khán giả có thể biết được việc tham dự một buổi hòa nhạc là an toàn?

Carbon dioxide đã được chứng minh là một chỉ số tuyệt vời về mức độ thông thoáng hay không? kể cả không gian trong nhà, và do đó có thể biết được mức độ nguy cơ nhiễm COVID-19 của nó.

Nhưng trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ai đó đeo khẩu trang, carbon dioxide sẽ đi qua khẩu trang cùng với không khí mà một người thở ra, nhưng các hạt có thể mang virus thì sẽ bị mắc kẹt. Điều này có nghĩa là khi ai đó đeo khẩu trang, khí cacbonic vẫn tiếp tục đi qua, nhưng lượng phát xạ hạt (có thể mang virus) được giảm bớt.

Nống độ carbon dioxide vẫn là một nỗi lo gây mất an toàn trong các nhà hàng, nơi hầu hết mọi người không đeo khẩu trang và thường nói to.
Nống độ carbon dioxide vẫn là một nỗi lo gây mất an toàn trong các nhà hàng, nơi hầu hết mọi người không đeo khẩu trang và thường nói to. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

"Nồng độ carbon dioxide là thước đo sự thông gió trong phòng. Nhưng nếu mọi người đeo khẩu trang, carbon dioxide trong phòng đó sẽ vẫn cao, nhưng các hạt không khí có thể chứa virus sẽ thấp hơn nhiều”, Marina Vance, đồng tác giả của nghiên cứu và là trợ lý giáo sư tại Khoa Cơ khí và Chương trình Kỹ thuật Môi trường của Paul M. Rady. "Vì vậy, trong trường hợp đó, nồng độ carbon không phải là đại diện trực tiếp cho rủi ro của bạn".

Vì vậy, nếu một phòng hòa nhạc yêu cầu tất cả khán giả phải đeo khẩu trang và tất cả các nghệ sĩ biểu diễn đều phải đeo chuông che trên nhạc cụ của họ, thì nguy cơ lây truyền COVID trong phòng đó sẽ được giảm xuống - ngay cả khi mức carbon dioxide đo được là cao. Nhưng carbon dioxide vẫn là một nỗi lo gây mất an toàn trong các nhà hàng, nơi hầu hết mọi người không đeo khẩu trang và thường nói to.

Việc áp dụng trực tiếp nghiên cứu này vào các tình huống thực tế là một trải nghiệm vô cùng bổ ích đối với Vance và các nhà nghiên cứu khác.

Phần hay nhất của nghiên cứu là tất cả kiến ​​thức kỹ thuật và hiểu biết khoa học này đã được áp dụng gần như trong thời gian thực và đến tay những người cần nó nhất. Vance nói: "Nó rất căng thẳng, nhưng cũng vừa thú vị vừa cần thiết".

Sự trở lại an toàn của âm nhạc

Nghệ sĩ violin Fiona Zheng và nhạc trưởng Milen Nachev với Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun.
Nghệ sĩ violin Fiona Zheng và nhạc trưởng Milen Nachev với Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun. ( Ảnh: The Epoch Times)

Khi tác giả chính Stockman lần đầu tiên học chơi kèn clarinet cách đây nhiều năm, mặc dù cô không làm như vậy với mục đích thúc đẩy nghiên cứu khoa học nhưng nhờ có kinh nghiệm âm nhạc cô đã tiến hành làm nghiên cứu nhanh chóng việc thực hiện các bài kiểm tra hiệu chuẩn trong phòng thí nghiệm trong thời gian xảy ra đại dịch.

Cô ấy hiểu sự thất vọng của các nhạc sĩ, những người có thể cần phải tuân theo các quy trình này. Cô ấy cũng biết tầm quan trọng của việc giữ an toàn cho mọi người.

Stockman cho biết: “Những gì chúng tôi đã chứng minh là có những biện pháp dễ dàng thực hiện để làm cho cuộc sống vẫn diễn ra tương đối bình thường - và bạn không phải sợ hãi không khí”.

Tình cảm này được lặp lại bởi các đồng tác giả Mark Spede, chủ tịch quốc gia của Hiệp hội Quốc gia Giám đốc Ban nhạc Cao đẳng và giám đốc các ban nhạc tại Đại học Clemson, và James Weaver, giám đốc Nghệ thuật Biểu diễn và Thể thao của Liên đoàn Quốc gia các Hiệp hội Trung học Tiểu bang, người đã chỉ ra chỉ ra rằng các chiến lược giảm thiểu được thử nghiệm trong nghiên cứu này có thể được thực hiện không chỉ trong thời gian đại dịch COVID-19 kéo dài mà còn khi đối mặt với bất kỳ mầm bệnh nào có thể xuất hiện trong tương lai.

Spede nói: “Mặc dù chúng ta có thể không biết tới khi nào đại dịch có thể kết thúc, nhưng nghiên cứu quan trọng này đã cho phép các nhà giáo dục nghệ thuật biểu diễn vận động để đưa nhạc sống trở lại lớp học một cách an toàn”.

Nghiên cứu này được thực hiện với sự hợp tác của Liên đoàn Quốc gia Hoa Kỳ các Hiệp hội Trung học Tiểu bang và Hiệp hội Quốc gia Giám đốc Ban nhạc Cao đẳng.

Các tác giả khác trên ấn phẩm này bao gồm: Abhishek Kuma, Lingzhe Wang, Sameer Patel, Darin Toohey và Jean Hertzberg của CU Boulder; và Shengwei Zhu, Don Milton và Jelena Srectures của Đại học Maryland.

Ngọc Mai

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Chơi nhạc cụ âm nhạc có thể truyền COVID-19 không?