Chỉ mình vắc xin không thể giữ nước Úc an toàn trong năm 2021

Giúp NTDVN sửa lỗi

Áp dụng nhiều biện pháp mạnh ngăn chặn dịch bệnh lây lan, phản ứng của Úc đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã là một thành công ngoạn mục. Các biện pháp y tế công cộng do chính quyền tiểu bang, lãnh thổ và liên bang đưa ra, cùng sự chung tay giúp sức của người dân, đã làm giảm đáng kể tác động lây nhiễm của dịch bệnh.

Tuy nhiên, đi kèm với các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh là sự ảnh hưởng tới nền kinh tế và nguồn chi phí y tế lớn. Làn sóng dịch bệnh lần thứ hai bùng phát ở Victoria cho thấy, thành công có thể rất mong manh. Các biện pháp mạnh mẽ cần phải áp dụng để giành lại quyền kiểm soát nhưng cũng đã mang lại những tác hại không thể tránh khỏi về mặt tài chính và xã hội.

Để phòng tránh các ca lây nhiễm tăng đột biến, điều quan trọng là phải lập kế hoạch cho những tháng tới khi nước Úc bước vào năm 2021.

Các chiến dịch tiêm vắc xin thế hệ đầu tiên hiện đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới là cơ hội tốt để ngăn ngừa bệnh liên quan đến SARS-CoV-2, nhưng chúng ít có khả năng ngăn ngừa hoàn toàn việc lây nhiễm virus. Điều này có nghĩa, các loại vắc xin hiện tại không chắc ngăn chặn được sự lây lan của virus một cách toàn diện.

Và cũng sẽ được hiểu rằng, chưa có “viên đạn bạc” nào có thể đưa Úc và thế giới trở lại trạng thái bình thường như thời trước COVID. Vậy nên, chúng ta cần triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp, trong đó bao gồm vắc xin, liệu pháp kháng virus và các biện pháp bảo vệ sẵn có sẽ giúp giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID.

Một bộ các biện pháp y tế ngoài vắc xin

Để đạt được hiệu quả tối ưu, vắc xin luôn phải được xem là một biện pháp quan trọng.

Sự có mặt của vắc xin không có nghĩa là bây giờ chúng ta có thể ít quan tâm hay từ bỏ các biện pháp bảo vệ khác. Các biện pháp y tế cộng đồng vẫn cần được chú trọng phát triển và áp dụng trong trường hợp thiếu vắng vắc xin.

Trong một đánh giá mới đây về những diễn biến có thể xảy ra tiếp theo được công bố bởi Viện Khoa học Y tế và Sức khỏe Úc. Thời gian tới, việc kiểm soát quốc gia đối với đại dịch cần được thúc đẩy bởi một bộ các biện pháp như sau:

  • Tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế công cộng toàn diện. Xét nghiệm bằng tăm bông trên diện rộng đối với vi rút SARS-CoV-2 cùng với việc truy tìm tiếp xúc, cách ly. Thực hiện đủ thời gian cách ly là tối quan trọng, áp dụng song song với việc giữ khoảng cách an toàn và yêu cầu thực thi nếu cần, sử dụng khẩu trang đúng quy cách, kiểm soát hiệu quả tại các biên giới quốc tế. Công tác truyền thông và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch cần phải tính đến việc triển khai trên các nền tảng kinh tế xã hội khác nhau để phù hợp với sự đa dạng văn hóa và vùng miền.
  • Tối ưu các loại vắc xin một cách hiệu quả và an toàn, triển khai các phương pháp điều trị và các can thiệp khác ngay khi chúng trở nên khả dụng, bao gồm cả xét nghiệm kháng nguyên được cải tiến để cho ra các lựa chọn nhanh chóng, sàng lọc và phát hiện nhiễm bệnh sớm.
  • Phòng ngừa và quản lý hiệu quả các vấn đề sức khỏe có thể bị ảnh hưởng lâu dài do phát sinh từ đại dịch, đặc biệt là bệnh tâm thần và “triệu chứng lâu dài của COVID”.
  • Các chương trình phòng ngừa và điều trị phải đặc biệt nhắm vào những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm các chuyên gia y tế, người lớn tuổi, những người thuộc các nhóm kinh tế xã hội thấp và nhóm dân tộc bản địa.
  • Đóng góp vào việc quản lý và ngăn chặn đại dịch trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt bằng cách hỗ trợ các nước láng giềng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  • Duy trì hỗ trợ, tăng cường nghiên cứu và đổi mới nhằm nâng cao kiến thức và cho ra các công cụ cần thiết để đối phó với đại dịch - ngay cả khi số ca bệnh xuống thấp.

Các nội dung ưu tiên hàng đầu cùng với vắc xin

Trong bản đánh giá, bốn lĩnh vực được xác định cần ưu tiên chú ý, chia thành 15 hành động cụ thể, nhằm đảm bảo nước Úc xây dựng được một hệ thống phòng chống dịch đủ mạnh, đủ linh hoạt, tiếp tục quản lý thành công đại dịch - trong và ngoài nước.

Nước Úc cần tạo ra các hệ thống hiệu quả và có khả năng phát triển, sản xuất, phân phối vắc xin, phương pháp điều trị và xét nghiệm chẩn đoán.

Cho phép việc triển khai vắc xin, phương pháp điều trị và các can thiệp khác có đạo đức và công bằng.

Và cuối cùng, chúng ta phải có khả năng ứng phó với sự tiến triển của đại dịch thông qua việc sẵn sàng sửa đổi các biện pháp y tế công cộng một cách thích hợp.

Thường xuyên rửa tay và cách thức che miệng khi ho phải được duy trì, các biện pháp như kiểm dịch khách sạn đối với du khách nước ngoài và thắt chặt các hạn chế trong thời gian lây nhiễm COVID trong cộng đồng,.. là những công cụ chính đã góp phần làm nên thành công của nước Úc cho đến nay và chắc chắn sẽ vẫn còn cần thêm nữa.

Có thể các biện pháp giãn cách xã hội, giới hạn tụ tập (đặc biệt là trong nhà), sử dụng phương tiện giao thông công cộng an toàn, đeo khẩu trang và cách ly, ... sẽ vẫn được áp dụng.

Úc có đủ năng lực cung cấp các chương trình y tế công cộng hiệu quả, cùng với lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, thông qua việc nâng cao khả năng ứng phó với đại dịch trong thời gian tới, nước Úc sẽ còn tiếp tục gặt hái được những thành công với lợi ích gia tăng và lâu dài.

May May

Theo The Conversation

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Chỉ mình vắc xin không thể giữ nước Úc an toàn trong năm 2021