Chế độ toàn trị, kết quả của học thuyết Darwin áp dụng vào chính trị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Triết gia Hannah Arendt, một nhà phân tích sâu sắc nhất về chủ nghĩa toàn trị. Trong kiệt tác của mình, Nguồn gốc của Chế độ toàn trị (The Origins of Totalitarianism), bà chỉ ra rằng Thuyết tiến hóa Darwin đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của các chính phủ toàn trị trong thế kỷ 20. 

Bà Arendt viết: “Ẩn chứa bên dưới niềm tin của Đức Quốc Xã vào quy luật chủng tộc như là biểu hiện của quy luật tự nhiên ở con người, là ý tưởng của Darwin về con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên nhưng chưa dừng lại với loài người hiện tại. Điều này giống như niềm tin của người Bolshevik (thành viên Đảng Cộng sản Nga) về cuộc đấu tranh giai cấp như sự thể hiện của quy luật lịch sử dựa trên khái niệm xã hội của Marx - là sản phẩm sự vận động xã hội trong lịch sử theo quy luật vận động của chính nó”.

Thuyết tiến hóa của Darwin đã truyền cảm hứng cho Chủ nghĩa phát xít và Arendt lưu ý rằng Marx và Engels rõ ràng đã công nhận Darwin đóng góp những nền tảng thiết yếu đối với chủ nghĩa Marx.

Bà chỉ ra: “...sự quan tâm rất lớn và tích cực mà Marx dành cho các lý thuyết của Darwin; đối với những thành tựu học thuật của Marx, Engels không thể nghĩ ra một lời khen nào to lớn hơn việc gọi ông ta là ‘Darwin của lịch sử’... sự vận động của lịch sử và sự vận động của tự nhiên là một và giống nhau”.

Engels ca ngợi Marx là "Darwin của lịch sử".
Engels ca ngợi Marx là "Darwin của lịch sử". (Ảnh: Getty Images)

Chế độ toàn trị - Một hiện tượng chưa từng có

Thuật ngữ “vận động” là chìa khóa để hiểu nền tảng của chủ nghĩa toàn trị Darwin. Arendt đã đúng khi chỉ ra rằng chế độ toàn trị không có tiền lệ trong lịch sử loài người.

Đó là một hình thức chính phủ hoàn toàn mới. Bất chấp sự khác biệt đáng kể, các chính phủ truyền thống - quân chủ, quý tộc, đầu sỏ, chuyên chế, dân chủ, thậm chí bạo chúa - là “tĩnh”, nếu hiểu theo nghĩa cơ bản là chúng nhắm đến việc giữ gìn trật tự xã hội (thường được lý tưởng hóa).

Chế độ toàn trị đã đưa vào một kiểu chính phủ “động” vào các vấn đề của con người. Thật vậy, “động” là một từ đúng. Chế độ toàn trị đã đưa vận động vào chính trị. Theo Arendt, vận động không có nghĩa là “cho và nhận” mà người ta nhìn thấy trong chính trị dân chủ hay thậm chí là loại bạo lực chủ động trong chế độ chuyên chế. Bà giải thích rằng từ đó có nghĩa là vận động theo một hướng bắt buộc cho cả tập thể - dòng chảy cưỡng bức mạnh mẽ cho cả một quốc gia theo một hướng duy nhất.

Một tấm áp phích được trưng bày vào cuối năm 1966 trên đường phố Bắc Kinh với cách đối phó với cái gọi là "kẻ thù của nhân dân" trong cuộc vận động đẫm máu, Đại Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một tấm áp phích được trưng bày vào cuối năm 1966 trên đường phố Bắc Kinh với cách đối phó với cái gọi là "kẻ thù của nhân dân" trong cuộc "vận động" đẫm máu, Đại Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: JESE VINCENT/AFP qua Getty Images)

Những người theo chủ nghĩa toàn trị luôn là thiểu số - người Bolshevik, Đức quốc xã, Maoist (người theo chủ nghĩa Mao) hay Khmer Đỏ. Việc “vận động” một quốc gia có quy mô như Nga hoặc Đức hoặc Trung Quốc hoặc thậm chí Campuchia là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Để thực hiện được việc này - tương tự như chăn hàng triệu gia súc - chế độ toàn trị sử dụng 3 chiến lược là cốt lõi: nguyên tử hóa, khủng bố và làm tê liệt.

Nguyên tử hóa, biến băng trở thành nước

Có thể nghĩ về xã hội truyền thống như một dòng sông băng - một khối băng lớn đông lạnh, với hình dạng và vị trí đặc trưng riêng. Do đó, thông thường nó bất động và “tĩnh”. Chế độ toàn trị biến sông băng (của con người) thành một dòng sông, một dòng nước chuyển động liên tục theo một hướng. Để làm như vậy, những người toàn trị phải làm tan chảy xã hội, do đó phải nguyên tử hóa, khủng bố và làm tê liệt.

Nguyên tử hóa là sự cô lập triệt để của mỗi cá nhân với mọi cá nhân khác. Nguyên tử hóa phá vỡ các ràng buộc giữ xã hội theo hình thức truyền thống của nó - sự tan vỡ của mối quan hệ gia đình, tôn giáo, câu lạc bộ và tổ chức xã hội thông thường... Mục tiêu là để ngắt kết nối mỗi người với mọi người, giống như tan chảy của băng thành nước.

Khủng bố quá trình dẫn đến nguyên tử hóa

Sợ hãi là đặc trưng cho một mối đe dọa - tôi có thể sợ độ cao hoặc loài rắn. Tôi có thể làm dịu nỗi sợ hãi của mình bằng cách tránh độ cao và rắn, và do đó nỗi sợ hãi trở thành một yếu tố thúc đẩy dẫn tôi đến những hành vi thích nghi cụ thể. Đó chính xác là động lực mà chính phủ toàn trị tìm cách dập tắt, bởi vì trong mô hình toàn trị, tất cả các vận động của người dân phải chịu sự kiểm soát bởi nhà nước.

Do đó, chế độ toàn trị sử dụng khủng bố. Khủng bố là cách mà quá trình nguyên tử hóa được thực hiện. Khủng bố không chỉ là sợ hãi, theo nghĩa thông thường.

Đặc điểm cơ bản của khủng bố khiến nó khác biệt với nỗi sợ hãi là sự tuyệt đối khó lường của nó. Khủng bố là nỗi khiếp sợ thường trực về những điều chưa biết mà không thể tránh khỏi hoặc làm giảm bớt.

Một công dân Liên Xô không thể biết khi nào, ở đâu hoặc tại sao anh ta sẽ bị bắt. Tiếng gõ cửa có thể đến ở nhà vào ban đêm hoặc tại nơi làm việc vào buổi trưa hoặc trên đường bất cứ lúc nào. Nó có thể là một cảnh cáo, trục xuất hoặc án tử hình. Tại một thời điểm nào đó, anh ta có thể lên tàu tới Siberia để thi hành bản án 3 năm hoặc 15 năm cho một tội ác mà anh ta chưa bao giờ nghe thấy hoặc điều đó chưa bao giờ được quy định cụ thể hoặc thậm chí không có tội. Khủng bố toàn trị tràn ngập cuộc sống và dập tắt mục đích muốn đạt được của bất kỳ mục tiêu cá nhân thông thường nào. Khủng bố là sự chờ đợi những tai họa chưa biết.

Một bản đồ của các trại cải tạo lao động Gulag của chính phủ toàn trị Liên Xô tồn tại giữa các năm 1923 và 1961, dựa trên dữ liệu từ các Hiệp hội Nhân quyền.
Một bản đồ của các trại cải tạo lao động Gulag của chính phủ toàn trị Liên Xô tồn tại giữa các năm 1923 và 1961, dựa trên dữ liệu từ các Hiệp hội Nhân quyền. (Ảnh: Wikipedia)

Khủng bố dẫn đến nguyên tử hóa. Chế độ toàn trị sẽ bắt giữ gia đình và đồng nghiệp và thậm chí cả những người quen quen của nạn nhân, đơn giản do mối liên hệ của họ với bị cáo. Điều này dẫn đến sự nguyên tử hóa xã hội triệt để, bởi vì tự cô lập là chiến lược duy nhất mà người thân của nạn nhân có thể tránh phải vào trại tập trung Dachau hoặc tầng hầm Lubyanka cùng họ.

Kết quả cuối cùng, sự tê liệt

Nguyên tử hóa và khủng bố tạo ra sự tê liệt, đó là trạng thái không thể thiếu của các cá nhân trong một nhà nước toàn trị. Cách ly triệt để khỏi bất tất cả cộng đồng xã hội và khủng bố liên tục ngăn cản các cá nhân tự hành động. Họ sẽ trở nên ngoan ngoãn, bất lực và tê liệt. Đây là trạng thái duy nhất trong đó hàng triệu người có thể được vận động theo một hướng với nỗ lực tối thiểu. Đây chính là cách duy nhất mà một thiểu số kẻ toàn trị có thể dùng để chỉ huy một quốc gia có quy mô như Nga, Đức hoặc Trung Quốc để vận động theo một hướng duy nhất.

Và đó là trong các “Cuộc vận động”, học thuyết Darwin rất quan trọng đối với người toàn trị. Tất cả các phong trào toàn trị biện minh cho việc nguyên tử hóa, khủng bố, làm tê liệt và chỉ huy một quốc gia bằng niềm tin rằng tất cả nhân loại đang vận động vô tận theo một hướng thông qua một quá trình bạo lực. Đó có thể là một cuộc xung đột dựa trên tầng lớp hoặc chủng tộc. Sự tiến hóa của loài người từ chủ nghĩa tư bản sang chế độ độc tài của giai cấp vô sản hoặc từ sự phân biệt chủng tộc đến chiến thắng của chủng tộc Aryan là (theo mô hình toàn trị) là một sự tiến hóa của tự nhiên bởi đấu tranh. Tự nhiên là khách quan, nên bất kỳ sự kháng cự tạm thời nào cũng là sự phủ nhận quy luật tự nhiên. Sẽ là vô ích và điên rồ khi phủ nhận sự tồn tại của trọng lực hoặc chọn lọc tự nhiên.

Các nhà mácxít và Đức quốc xã hiểu chủ nghĩa Darwin là mô thức của khoa học tự nhiên mà họ áp dụng trong khoa học kinh tế và xã hội. Theo cách hiểu của các kiến trúc sư của nó, chế độ toàn trị là tiến hóa bằng cách chọn lọc tự nhiên bằng bạo lực đẫm máu của "kẻ mạnh".

Văn Thiện

Theo evolutionnews



BÀI CHỌN LỌC

Chế độ toàn trị, kết quả của học thuyết Darwin áp dụng vào chính trị