Các nhà khoa học Úc khai quật Hóa thạch Đại bàng 25 triệu năm tuổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học vừa phát hiện một hóa thạch đại bàng cổ đại ở Nam Úc sống cách đây 25 triệu năm.

Hóa thạch, một trong những ví dụ sớm nhất của Úc về họ Ưng (Accipitridae), được đặt tên là Archaehierax sylvestris, tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “diều hâu cổ đại của rừng”.

Hóa thạch từ hồ Pinpa ở Nam Úc được tìm thấy trong một trang trại chăn nuôi gia súc hẻo lánh.

Nhà cổ sinh vật học hàng đầu và là đồng tác giả của nghiên cứu mới này Trevor Worthy nói rằng, đó là một phát hiện đặc biệt.

Worthy nói: “Tôi đã nghiên cứu hệ thống này trong nhiều năm và đây là hóa thạch tinh tế nhất mà chúng tôi tìm thấy cho đến nay”.

Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Flinders khai quật hóa thạch gần Hồ Pinpa, Nam Úc. (Ảnh từ: Trevor Worthy / Đại học Flinders) 
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Flinders khai quật hóa thạch gần Hồ Pinpa, Nam Úc. (Ảnh từ: Trevor Worthy / Đại học Flinders)

Với 63 xương được phát hiện, nó là một trong những hóa thạch hoàn chỉnh nhất từ các lớp trầm tích ở cuối Thế Oligocen (Thế Oligocen là thế thứ ba và cuối cùng của Kỷ Paleogen) ở Úc. Vì hầu hết các loài chim được đặt tên dựa trên cơ sở của một xương duy nhất.

Worthy nói: “Thật hiếm khi tìm thấy dù chỉ một mẩu xương của một con đại bàng hóa thạch. Để có được hầu hết các bộ xương là điều khá thú vị, đặc biệt là dùng để ước tính tuổi của nó”.

So sánh hóa thạch tarsometatarsus (xương chân) được khai quật (trái) với giả định về đại bàng đuôi nêm Aquila audax (phải). (Ảnh từ: theepochtimes.com)
So sánh hóa thạch tarsometatarsus (xương chân) của Archaehierax sylvestris khai quật được (trái) với giả định về đại bàng đuôi nêm Aquila audax (phải). (Ảnh từ: theepochtimes.com)

Các xương hóa thạch cho thấy đây là loài chim có cánh tương đối ngắn và chân dài.

Nghiên cứu sinh tại Đại học Flinders và là đồng tác giả của nghiên cứu, Ellen Mather cho biết: “Sự kết hợp của những đặc điểm này cho thấy Archaehierax là một loài nhanh nhẹn nhưng không đặc biệt nhanh và rất có thể là bị một thợ săn phục kích”.

“Nó là một trong những kẻ săn mồi trên cạn hàng đầu của cuối Thế Oligocen, là các loài chim và động vật có vú sống vào thời điểm đó”.

Với móng vuốt dài 15 cm, loài chim hùng vĩ này hẳn đã săn gấu túi, thú có túi và các loài động vật sống trên cây khác ở Úc vào thời cổ đại.

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự hoàn chỉnh của hóa thạch chim ăn thịt đã cho phép họ xác định được vị trí của nó trên cây thuộc họ đại bàng.

Mather giải thích: “Nó cho thấy một loạt các đặc điểm không giống với bất kỳ đặc điểm nào được thấy ở diều hâu và đại bàng hiện đại”.

Phân tích của họ cho thấy Archaehierax có lẽ không liên quan chặt chẽ đến bất kỳ loài chim ăn thịt nào hiện nay.

Mather nói: “Nó dường như là nhánh độc nhất của họ đại bàng”. Cô cũng nói thêm: “Nó không có khả năng là tổ tiên trực tiếp của bất kỳ loài nào còn sống ngày nay”.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các nhà khoa học Úc khai quật Hóa thạch Đại bàng 25 triệu năm tuổi