Các nhà khoa học phát hiện tầng ozon đang lành lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tầng ozon đang bị suy giảm do việc sử dụng ngày càng nhiều chlorofluorocarbons (CFCs).  Kể từ đó, các quốc gia trên thế giới bắt đầu hạn chế sử dụng chúng, giúp tầng ozon phục hồi. Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng giảm CFC giúp tầng ozon trong lành hơn, thực vật có thể hấp thụ nhiều carbon hơn.

Sự phát giảm khí thải CFC đã có tác động tích cực đáng kể đến biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học đã liên tưởng tới một viễn cảnh trong tương lai. Mùa xuân năm 2060, trong cặp kính đen, mái che nắng rộng và làn da lộ ra với ít kem chống nắng, một đứa trẻ nhìn chằm chằm vào khu rừng đối diện với ngôi nhà của mình. Khu rừng trông xơ xác và còi cọc, và ít lá hơn nhiều so với những bức ảnh cũ mà cô bé đã thấy. Tuy nhiên, không có thời gian để xem xét nó: chỉ số UV là 20 và cô bé ấy đã ở bên ngoài năm phút.

Rất may, đây không phải là tương lai của chúng ta. Bởi vì thế giới đã bắt đầu thực hiện các biện pháp để bảo vệ tầng Ozon từ năm 1980 tới nay. Có một khu vực của bầu khí quyển trên cao hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) có hại của Mặt trời, do đó chúng ta ít phải lo lắng hơn về vấn đề môi trường.

Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học nhận ra rằng tầng ozon đang bị suy giảm do việc sử dụng ngày càng nhiều chlorofluorocarbon (CFCs), chất làm lạnh và trong các chất gây hại môi trường trong các ứng dụng khác. Nhiều nước ký kết Nghị định thư Montreal năm 1987, sau đó đã được củng cố bằng nhiều sửa đổi và được 197 quốc gia phê chuẩn, thế giới đã loại bỏ dần các chất CFC. Hiện nay, nồng độ CFC trong khí quyển đang giảm xuống và tầng ozon đang bắt đầu phục hồi.

Lỗ thủng ozon ở Nam Cực được ghi nhận ở mức độ lớn nhất vào tháng 9 năm 2006.
Lỗ thủng ozon ở Nam Cực được ghi nhận ở mức độ lớn nhất vào tháng 9 năm 2006. (Ảnh NASA)

Giống như con người, thực vật cũng bị hư hại khi tiếp xúc với mức độ tia cực tím cao. Thực vật hấp thụ CO₂ khi chúng phát triển, nhưng khi bức xạ UV tăng 10%, thực vật tích lũy sinh khối ít hơn 3%. Các nhà khoa học cũng ước tính rằng vào năm 2050, mức độ UV của châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ sẽ cao hơn mức UV ở các vùng nhiệt đới ngày nay.

Nhìn chung, điều này có nghĩa là nhiều khí CO₂ mà con người thải ra sẽ được lưu lại trong bầu khí quyển, thay vì bị lưu lại trong thực vật và đất. Và lượng CO₂ tăng thêm này sẽ dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu nghiêm trọng hơn.

Mô hình hóa về biến đổi khí hậu

Sử dụng các mô hình máy tính để mô phỏng cho khí hậu, các thành phần hoá học trong bầu khí quyển, thảm thực vật và chu trình carbon, các nhà khoa học đã mô phỏng hai thế giới. Thế giới đầu tiên giả định rằng bài báo năm 1974 cảnh báo thế giới về sự nguy hiểm của CFC chưa bao giờ được xuất bản và mức độ của nó tăng 3% một năm. Thứ hai là một thế giới mà con người kiểm soát được CFC và tầng ozon phục hồi, cũng là thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay.

Ngoài CFC,các điều kiện môi trường khác của hai thế giới mô phỏng giống hệt nhau. Trong cả hai thế giới, CO₂ và khí thải nhà kính khác đều tuân theo một kịch bản trung gian cho thế kỷ XXI, một kịch bản được sử dụng để thông báo cho các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ.

Thế giới mà CFC bị loại bỏ dần trông giống như những gì chúng ta dự đoán từ những vùng khí hậu nóng lên trong tương lai. Nhiệt độ toàn cầu tăng lên kèm theo những hậu quả tiêu cực của khí thải, nhưng thực tế là hiện tại tầng ozon đang phục hồi về mức ổn định vào giữa thế kỷ này.

Ở thế giới thứ nhất của mô phỏng, tầng ôzôn dự đoán sẽ mỏng đi đáng kể và vào cuối thế kỷ này, nồng độ ozon ở khắp mọi nơi đều giảm xuống dưới mức có thể thấy được lỗ thủng ozon ở Nam Cực.

 

Ở thế giới thứ nhất của mô phỏng, thực vật sẽ tiêu thụ ít carbon hơn trên toàn thế giới vào cuối thế kỷ 21 nếu việc sử dụng CFC tiếp tục không suy giảm. Ảnh Young et al. (2021) / Nature.

Đến những năm 2050, do tác hại của tia cực tím, thảm thực vật sẽ chỉ còn hấp thụ được một nửa carbon, nếu thế giới vẫn tiếp tục sử dụng CFC. Vào cuối thế kỷ này, thực vật ở thế giới có hàm lượng CFC cao này hấp thụ ít hơn 15% lượng carbon mà chúng ở thế giới khác, dẫn đến lượng carbon lưu trữ trong thực vật và đất ít hơn 30%. Điều này có nghĩa là sẽ tăng thêm 30% CO₂ trong khí quyển vào cuối thế kỷ này, điều này làm cho khí hậu ấm lên thêm 0,8 ° C.

 

Tuy rằng chúng ta đã tránh khỏi các thảm hoạ như trong thế giới mô phỏng này, nhưng tầng ozon vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Đó là việc cần phảI cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các hiện tượng đốt rừng để lấy đất trồng trọt và chăn nuôi ở một số nước tại Nam Mỹ và Châu Phi ngày nay, cũng như việc bảo vệ và tôn tạo rừng tự nhiên.

 

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Các nhà khoa học phát hiện tầng ozon đang lành lại