Giới khoa học nghi vấn kết quả tiêm vaccine Nga công bố trên Lancet 'không chắc cao' 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm các nhà khoa học và bác sĩ nổi tiếng đã đặt câu hỏi về kết quả nghiên cứu vaccine Covid-19 của Nga, theo The Moscow Times.

Nhóm cho biết có một số sự trùng lặp rõ ràng không giải thích được trong dữ liệu của Nga - được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet hôm thứ Sáu - liên quan đến phản ứng kháng thể của những người tình nguyện tham gia thử nghiệm giai đoạn đầu vaccine Sputnik V của Nga.

Enrico Bucci, Giáo sư sinh học tại Đại học Temple ở Mỹ, người đã công bố một bức thư ngỏ nêu rõ những lo ngại nói với The Moscow Times : “Có những mẫu rất lạ trong dữ liệu”.

Bucci cho biết: “Có những mẫu thật kỳ lạ, ý tôi là có những giá trị trùng lặp đối với [các nhóm] bệnh nhân khác nhau… mà đáng ra không thể có được”, sau khi tham khảo kết quả liên quan đến việc sản xuất kháng thể của các nhóm bệnh nhân đã được thử nghiệm với các công thức vaccine khác nhau.

Nga đã thử nghiệm 6 công thức vaccine khác nhau trên tổng số 76 bệnh nhân - bốn nhóm 9 người và hai nhóm 20 người.

Bucci nói tiếp: “Trong số các nhóm [khác nhau] gồm 9 bệnh nhân, thử nghiệm những thứ hoàn toàn khác nhau, bạn thấy những con số giống hệt nhau. Rất khó có thể quan sát được một số lượng lớn các sự trùng lặp như vậy”.

Ông nói thêm: “Nó giống như việc bạn ném một con xúc xắc và bạn nhận được chính xác cùng một dãy số nhiều lần - điều đó rất khó xảy ra”.

Andrea Cossarizza, giáo sư bệnh học và miễn dịch học tại Đại học Modena và là một trong những người ký bức thư nói với tờ The Moscow Times: “Dữ liệu có vẻ như đã được chỉnh sửa… nó quá giống và quá khó xảy ra theo quan điểm thống kê. Anh ấy đang đề cập đến các biểu đồ được xuất bản trong bài báo trên The Lancet”.

Cossarizza tiếp tục giải thích rằng sẽ là "rất lạ" nếu những con số giống nhau xuất hiện trong tất cả các thí nghiệm có thể xảy ra ở các quần thể khác nhau của những người được tiêm vaccine.

Bucci cho biết các nghiên cứu đã công bố về những loại vaccine khác hiện đang được thử nghiệm trên thế giới không cho thấy sự trùng lặp như vậy.

Ông nói: “Chúng tôi đã xem xét và không phát hiện ra điều gì lạ với vaccine của Trung Quốc, vaccine của Mỹ hoặc những loại khác như vaccine Oxford. Chúng tôi không tìm thấy điều gì kỳ lạ… đó là tình trạng thường thấy”.

Cho đến nay, lá thư đã được ký bởi 19 nhà khoa học làm việc tại các trường đại học hàng đầu ở Ý, Pháp, Đức, Mỹ và Nhật Bản, và Bucci cho biết nhiều người đã yêu cầu điền thêm tên của họ.

Những phát hiện của Nga về các thử nghiệm vaccine giai đoạn I / II đã được công bố trên tạp chí The Lancet vào tuần trước trong cơ hội đầu tiên cho các đồng nghiệp quốc tế kiểm tra nghiên cứu về tiêm chủng của Nga, vốn đã được chính phủ nước này phê duyệt.

Nhưng các nhà khoa học chỉ trích các tác giả Nga và tạp chí vì đã không công bố toàn bộ dữ liệu thô cùng với nghiên cứu. Các nghiên cứu khác đã được công bố về vaccine virus Corona Vũ Hán đã bao gồm dữ liệu ban đầu cho phép các nhà khoa học trên khắp thế giới xem xét kỹ lưỡng kết quả.

Bucci nói: “Tôi không biết [kết quả] có thể bị thao túng hay không. Chúng tôi cần có quyền truy cập vào dữ liệu. Có thể có sai sót, có thể có lời giải thích, có thể có gian lận. Chúng tôi không biết. Và điều này là không thể chấp nhận được đối với những nghiên cứu quan trọng trên một tạp chí uy tín như vậy”.

Cossarizza cho biết kết quả có vẻ như là một lỗi rõ ràng, đáng ngạc nhiên là chúng không được cảnh báo trước khi công bố.

Ông nói: “Đó có thể là một sai lầm”, và nói thêm rằng trong nhiều trường hợp khác, khi một lỗi có quy mô tương tự đã được công bố trong một bài báo khoa học, thì việc thao túng đã diễn ra.

Giải thích chưa thỏa đáng từ phía Nga

Denis Logunov, người phụ trách phát triển vaccine Sputnik V của Nga tại trung tâm nghiên cứu Gamaleya nói với Meduza rằng không có sai sót nào trong thông tin được trình bày trong bài báo của The Lancet, mà ông là tác giả chính. Ông nói rằng ông sẽ không trả lời trực tiếp các nhà khoa học đằng sau bức thư ngỏ nhưng sẽ tham gia với ban biên tập của The Lancet nếu họ yêu cầu làm rõ.

Trong một tuyên bố, The Lancet cho biết tạp chí "khuyến khích tranh luận khoa học về các bài báo đã xuất bản ... Chúng tôi đã chia sẻ trực tiếp bức thư với các tác giả và khuyến khích họ tham gia vào cuộc thảo luận khoa học”.

Các nhà khoa học Nga khác đã thảo luận về vấn đề này trên Facebook hôm thứ Ba.

Nhà sinh học tế bào người Nga Victor Tatarskii nói với tờ The Moscow Times: “Tôi chia sẻ mối quan tâm chính của các tác giả của bức thư - dữ liệu cho một số nhóm kiểm soát nhất định trông quá giống nhau, và có khả năng cao là dữ liệu đó không ngẫu nhiên xuất hiện. Tuy nhiên, nói thêm rằng không nên loại trừ khả năng trùng hợp do số lượng người tham gia thấp”.

Lancet đã nhầm lẫn vào cuối tháng 5 sau khi công bố một nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc sốt rét hydroxychloroquine để điều trị cho những người mắc bệnh Covid-19 có thể nguy hiểm. Lancet đã rút lại bài báo vào tháng 6, sau khi 120 nhà nghiên cứu ký một lá thư bày tỏ lo ngại về chất lượng của dữ liệu và phân tích của nó.

Tuy nhiên, Bucci lo ngại rằng tạp chí “đã không rút ra được bài học” vì nó đã xuất bản nghiên cứu mà không có dữ liệu gốc “với tần suất ngày càng tăng trong đại dịch”.

Bức thư được thiết kế như một lời kêu gọi The Lancet và các tác giả người Nga của nghiên cứu công bố dữ liệu ban đầu hoặc giải thích sự trùng lặp "rất khó xảy ra" trong kết quả.

Bucci nói: “Đây là yêu cầu làm rõ. Đó không phải là một cáo buộc của bất cứ điều gì”.

Văn Thiện

Theo themoscowtimes



BÀI CHỌN LỌC

Giới khoa học nghi vấn kết quả tiêm vaccine Nga công bố trên Lancet 'không chắc cao'