Các nhà khoa học đã tiến gần hơn đến giới hạn tuổi thọ của con người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm các nhà khoa học lão khoa đã xây dựng mô hình về những tác động đến tuổi thọ dựa trên các chỉ số sức khỏe khác nhau, kết luận rằng tuổi thọ tối đa của con người chỉ có thể đạt tới không quá 150 tuổi. Trừ khi xuất hiện các loại thuốc chống lão hóa mới.

Người nắm giữ kỷ lục về tuổi thọ trên thế giới cho đến nay là bà Jeanne Calment, người Pháp. Bà qua đời năm 122 tuổi. Tuổi thọ trung bình của cả thế giới nói chung và ở các nước phát triển không ngừng tăng lên, nên người ta hy vọng kỷ lục này sớm bị phá vỡ. Kỷ lục này đã được giữ suốt 25 năm qua.

Có nhiều cách để giải thích tại sao không ai vượt qua được Jeanne Calment. Một trong đó là tuổi thọ con người có một giới hạn, mà Calment đã đợt tới “mức trần”. Quan điểm này bị đánh giá là bi quan, vì hiện thiếu số liệu thống kê về tuổi thọ của con người để đưa ra một mô hình phân tích chính xác.

Tuy nhiên, có 10 vấn đề cần nghiên cứu vì nó liên quan trực tiếp tới tuổi thọ của con người như sau:

1.Tốc độ lão hóa

Một nhóm các nhà khoa học gốc Nga đến từ Singapore, Nga và Mỹ, do Peter Fedichev dẫn đầu đã cố gắng tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác. Thay vì xem xét tuổi thọ tối đa của con người hiện đại, các nhà nghiên cứu đã cố gắng ước tính tốc độ lão hóa và tính toán xem "thời hạn sử dụng" của một người sẽ hết hạn vào thời điểm nào.

  1. Dấu hiệu sinh học của quá trình lão hóa

Công thức máu trọn vẹn (CBC) được chọn làm dấu hiệu sinh học của quá trình lão hóa, một dấu hiệu đơn giản được đo mỗi khi một người hiến máu để phân tích.

Thu thập dữ liệu 471.473 người từ cơ sở dữ liệu của Anh (UK Biobank) và 72.925 người tham gia nghiên cứu dài hạn của Mỹ (NHANES), các tác giả của công trình đã áp dụng phương pháp phân tích các thành phần nguyên tắc cho họ. Kết quả là, họ nhận được ba thành phần - tỷ lệ giữa nồng độ của các nguyên tố đồng nhất - và kết hợp chúng thành Chỉ số Trạng thái Cơ thể động (DOSI).

  1. Kiểm tra

Để kiểm tra xem chỉ số DOSI - có thực sự phản ánh tốc độ lão hóa hay không, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm xem nó thay đổi như thế nào theo tuổi tác. Nghiên cứu cho thấy DOSI tăng từ khi sinh ra, kéo dài trong 20 năm (tức là giai đoạn trưởng thành), duy trì ổn định một thời gian rồi sau 50 năm bắt đầu tăng trở lại, tức là quá trình con người già đi.

  1. Nếu bạn là người hút thuốc thì sao?

Ở những người hút thuốc, chỉ số DOSI cao hơn trung bình so với những người chưa bao giờ hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc. Điều đó cho thấy những người nghiện thuốc sẽ lão hóa nhanh hơn người khác. Từ đó, có thể thấy chỉ số DOSI phù hợp làm chỉ số đo lão hóa.

  1. DOSI và tuổi thọ

DOSI sau đó được đo lường xem thay đổi thế nào trong quá trình sống của con người. Vì sức khỏe và tuổi thọ của con người dao động rất lớn trong suốt cuộc đời, tùy vào bệnh tật, căng thẳng hoặc những thay đổi của điều kiện bên ngoài, nên các nhà nghiên cứu cho rằng không phải bản thân giá trị của điểm đánh dấu là quan trọng, mà là tốc độ cơ thể có thể ổn định trở lại mới là giá trị đáng nghiên cứu.

  1. Dao động của DOSI

Để đánh giá tỷ lệ này thay đổi như thế nào theo độ tuổi, các nhà nghiên cứu đã đưa một bộ dữ liệu khác vào. Kết quả phân tích 141 nam giới và 266 phụ nữ tương đối khỏe mạnh và đã hiến máu tại phòng thí nghiệm InVitro của Nga ít nhất 10-20 lần trong vòng 3 năm, cho thấy thời gian để dao động DOSI biến mất tăng dần theo tuổi tác.

  1. Những khó khăn gặp phải khi cao tuổi

Do đó, càng lớn tuổi, cơ thể càng khó ổn định sau khi tiếp xúc với căng thẳng bên ngoài hoặc bên trong. Dựa trên giả thuyết sớm muộn gì có thể cũng hoàn toàn mất khả năng trở lại trạng thái cân bằng, nên một điểm nào đó có thể được chấp nhận là tuổi thọ tối đa của con người. Ngoại suy dữ liệu theo hướng này, các nhà khoa học nhận được ngưỡng 120 năm là mốc sau đó sự cân bằng trong cơ thể không được khôi phục nữa.

  1. Các thông số mới

Các tác giả của công trình đã cố gắng lặp lại các phép tính của họ với một tham số khác - mức độ hoạt động thể chất, mà họ ước tính từ dữ liệu thể dục ở 3.032 phụ nữ và 1.783 nam giới. Xu hướng này diễn ra hoàn toàn giống nhau - với sự khác biệt duy nhất là tuổi thọ rơi vào 150 năm.

  1. Tính toán

Dựa trên tính toán, các nhà nghiên cứu đã hình thành tầm nhìn về lão hóa, đề xuất coi không gian các trạng thái của cơ thể như một mặt phẳng có hai bể hấp dẫn (tập hợp các trạng thái của cơ thể).

Một bể thì khỏe mạnh còn bể kia bất ổn định. Các bể được ngăn cách bởi một hàng rào (tương tự như năng lượng hoạt hóa trong các phản ứng hóa học), ngăn cơ thể trượt ngay lập tức từ bể khỏe mạnh sang bể bất ổn định.

  1. Tác động của căng thẳng

Căng thẳng (bệnh tật, thay đổi điều kiện) gây ra những biến động về tình trạng sức khỏe, khiến trạng thái khỏe mạnh mất dần bên trong bể đầu tiên - cho đến khi chúng đủ mạnh để chuyển cơ thể sang bể tiếp theo, nơi những dao động không còn suy giảm mà đưa cơ thể đến gần với cái chết.

Lão hóa trong mô hình này là sự giảm bớt rào cản giữa hai bể. Thời gian càng trôi qua, cơ thể càng dễ chuyển từ trạng thái dễ ổn định sang trạng thái không thể ổn định.

Kết luận từ nghiên cứu

Có hai kết luận quan trọng được rút ra từ nghiên cứu này. Thứ nhất, các loại thuốc hiện đại đang được sử dụng chữa trị các bệnh liên quan đến tuổi tác (ví dụ thuốc chống viêm) sẽ hoạt động khác nhau tùy theo độ tuổi. Đối với những người trẻ tuổi, tác dụng của chúng sẽ không rõ rệt vì những biến động trong tình trạng của họ biến mất nhanh chóng, và sẽ chỉ tạm thời trì hoãn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối với người cao tuổi, những loại thuốc như vậy sẽ hoạt động tốt hơn và kéo dài tuổi thọ đáng kể.

Kết luận thứ hai là các loại thuốc như vậy cũng không thể phá vỡ “trần tuổi thọ” trong 120-150 năm nữa, vì chúng chỉ hoạt động theo biên độ dao động.

Để nói về việc kéo dài tuổi thọ của con người một cách triệt để, các tác giả của bài báo kết luận, cần có các loại thuốc khác - sẽ tác động vào “gốc rễ” của sự lão hóa, tức là làm giảm rào cản giữa trạng thái ổn định và không ổn định nhưng các tác giả chỉ ra một cách đầy ẩn ý rằng họ không biết “bất kỳ quy luật tự nhiên nào” khiến không thể tạo ra loại thuốc như vậy.

Lê Na

Theo Curiosmos

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Các nhà khoa học đã tiến gần hơn đến giới hạn tuổi thọ của con người