Các bác sĩ cần song hành cùng với Chúa trong điều trị bệnh tâm thần, nghiên cứu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta sẽ đánh mất những điều kiện thuận lợi trong việc điều trị cho các bệnh nhân tâm thần, nếu chúng ta không nỗ lực nhiều hơn để kết hợp tâm linh vào việc điều trị bệnh cho họ.

Trong những ngày đầu của đại dịch, nhà kinh tế học Jeanet Bentzen của Đại học Copenhagen đã kiểm tra các tìm kiếm trên Google cho từ “cầu nguyện” ở 95 quốc gia. Bà nhận định rằng chúng đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trên toàn cầu vào tháng 3 năm 2020, sau đó sự gia tăng ngày càng lớn hơn cùng với sự gia tăng số trường hợp nhiễm COVID-19 ở mỗi quốc gia.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, Stateside, 55% người Mỹ đã cầu nguyện để chấm dứt sự lây lan của loại virus corona mới vào tháng 3 năm 2020, và sau 3 tháng, báo cáo cho thấy rằng đức tin của họ đã tăng lên ngay từ tháng sau đó, mặc dù đã có các lệnh hạn chế đến các địa điểm tín ngưỡng địa phương.

Đây không chỉ là xu hướng xã hội học thú vị — chúng có ý nghĩa trong điều trị lâm sàng. Tâm linh đã từng bị bác sĩ trong lịch sử bác bỏ, nhưng kết quả từ một chương trình thí điểm tại Bệnh viện McLean ở Massachusetts chỉ ra rằng sự chú ý đến tâm linh là một khía cạnh quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Thành lập Khoa Liệu pháp Tâm lý Tinh thần cho Điều trị Nội trú và Chuyên sâu (SPIRIT)

Vào năm 2017, tôi và các nhà khoa học đa ngành gồm các bác sĩ lâm sàng, nhà nghiên cứu và chuyên gia sức khỏe tâm thần đã thành lập Khoa Liệu pháp Tâm lý Tinh thần cho Điều trị Nội trú và Chuyên sâu (SPIRIT), một hình thức của liệu pháp điều trị nhận thức-hành vi tích hợp linh hoạt và tinh thần. Sau đó, chúng tôi đã đào tạo đội ngũ cán bộ gồm hơn 20 bác sĩ lâm sàng, phụ trách tại 10 đơn vị lâm sàng khác nhau trong khắp Bệnh viện McLean, để áp dụng liệu pháp SPIRIT và đánh giá phương pháp tiếp cận. Kể từ năm 2017, SPIRIT đã được sử dụng trong điều trị cho hơn 5.000 người. Kết quả cho thấy rằng liệu pháp tâm lý tâm linh không chỉ khả thi mà còn được bệnh nhân ủng hộ.

Trong năm qua, sức khỏe tâm thần của người Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử: Tỷ lệ mắc các chứng rối loạn tâm thần tăng 50%, so với trước khi đại dịch, lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác cũng tăng mạnh, và tỉ lệ những người trẻ tuổi tự tử tăng hơn hai lần so với năm 2018. Tuy nhiên, nhóm duy nhất nhận thấy sự cải thiện về sức khỏe tâm thần trong năm qua là những người có tham dự các buổi lễ tôn giáo hàng tuần (trực tiếp hoặc trực tuyến): 46% có báo cáo sức khỏe tâm thần “tốt” hiện nay so với 42% một năm trước. Như cựu đại biểu quốc hội Patrick J. Kennedy và nhà báo Stephen Fried đã viết trong cuốn sách của họ “Một cuộc đấu tranh chung”, hai phương pháp điều trị rối loạn tâm thần đã bị đánh giá thấp hơn hiệu quả thực sự của nó là “tình yêu và niềm tin”.

Không có gì ngạc nhiên khi gần 60% bệnh nhân tâm thần muốn chia sẻ về niềm tin tâm linh của họ trong khi được điều trị bệnh. Tuy nhiên, chúng ta đã hiếm khi tạo ra cơ hội như vậy cho bệnh nhân. Kể từ khi Sigmund Freud mô tả tôn giáo là "ảo tưởng số đông" gần 100 năm trước, các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các nhà khoa học đã tránh xa lĩnh vực tâm linh.

Những nỗ lực hiện tại để làm phẳng đường cong sức khỏe tâm thần COVID-19 gần như hoàn toàn mang tính thế tục. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ không đề cập đến vấn đề tâm linh, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) có khuyến nghị tinh thần duy nhất là “kết nối với cộng đồng hoặc các tổ chức dựa trên đức tin của bạn”.

Trong số hơn 90.000 dự án đang hoạt động hiện được tài trợ bởi tất cả 27 viện và trung tâm trong Viện Y tế Quốc gia, chỉ có dưới 20 dự án có đề cập đến tâm linh ở trong phần tóm tắt, và chỉ một dự án có chứa thuật ngữ này trong tiêu đề của nó. Không cần phải nói, việc thiếu kinh phí cho nghiên cứu về tâm linh đã cản trở sự đổi mới và phổ biến lâm sàng.

Tình trạng này cho thấy chính phủ không chú trọng trong các nghiên cứu về tâm linh. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhận thức sai lầm các hoạt động và trải nghiệm tâm linh thông thường với khoa học và thực hành lâm sàng. Kết quả là, chúng ta đã bỏ qua các giải pháp tinh thần tiềm năng cho cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của người dân, ngay cả khi tình trạng sức khỏe của chúng ta tồi tệ hơn bao giờ hết.

Niềm tin vào Chúa có liên quan đến kết quả điều trị bệnh

Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng niềm tin vào Chúa có liên quan đến kết quả điều trị tốt hơn đáng kể cho bệnh nhân tâm thần cấp tính. Và các phòng thí nghiệm khác đã chỉ ra mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và độ dày của vỏ não, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh trầm cảm. Tất nhiên, niềm tin vào Chúa không phải là một đơn thuốc. Nhưng những phát hiện thuyết phục này cần phải khám phá thêm về mặt khoa học và chắc chắn nên có lựa chọn đưa tâm linh vào điều trị cho các bệnh nhân.

Ảnh minh họa: Pixabay
Ảnh minh họa: Pixabay

Gần đây, một trong những bệnh nhân của tôi - một phụ nữ 22 tuổi, bề ngoài có biểu hiện trầm cảm và lo lắng gia tăng. Cô ấy nói rằng cảm thấy "bị đánh bại" và cô ấy cho rằng tình trạng đang dần xấu đi . Qua nghiên cứu, tôi hiểu rằng nhiều người bình thường khác cũng có những biểu hiện niềm tin tương tự, và do đó tôi đánh giá tâm linh với tất cả bệnh nhân bất kể họ theo tôn giáo hay không có tôn giáo. Trong bối cảnh đó, bệnh nhân đặc biệt này đã chia sẻ với tôi rằng cô ấy tin vào Chúa và cũng tin rằng cô ấy được đưa đến Trái đất này vì một mục đích cụ thể. Chỉ trong ba buổi tập trung vào những ý tưởng này, cô ấy đã cảm thấy gia tăng hy vọng rằng cô ấy có thể vượt qua những thử thách trong cuộc sống và các triệu chứng trầm cảm của cô ấy bắt đầu giảm bớt.

Trong một trường hợp khác, một người đàn ông theo đạo Cơ đốc giáo ở độ tuổi ngoài 60 đến Bệnh viện McLean trong tình trạng trầm cảm nặng và mức độ tự tử cấp tính. Nhóm bác sĩ điều trị cho ông ấy đã biết về đức tin của ông nhưng không rõ về cách sử dụng niềm tin tâm linh đó trong liệu pháp điều trị bệnh. Tôi được yêu cầu tham khảo ý kiến của bệnh nhân, người bệnh này đã cho tôi biết rằng ông đã cố gắng cầu nguyện và nghĩ về Chúa trong cơn trầm cảm. Chúng tôi đã sắp xếp thời gian để ông được cầu nguyện và học tôn giáo trong khi điều trị, và tôi khuyến khích các cuộc trò chuyện với mục sư của ông. Trong vòng một tháng, chứng trầm cảm của ông ấy bắt đầu thuyên giảm lần đầu tiên sau hơn một năm.

Vô số giai thoại về điều này đã xảy ra trong một thử nghiệm lâm sàng kéo dài một năm gần đây về SPIRIT mà nhóm nghiên cứu của tôi đã hoàn thành với sự tài trợ của Bridges Consortium (được hỗ trợ bởi John Templeton Foundation). Hơn 90% bệnh nhân cho biết họ đã thu được lợi ích, bất kể tôn giáo nào.

Nghiên cứu cũng cho thấy những cơ hội quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là đối với những bệnh nhân trẻ hơn và người vô thần. Văn học dân gian về tâm thần từ lâu đã cho rằng những bệnh nhân tâm thần, bị tăng động và ám ảnh thường hướng về tâm linh nhiều hơn. Tuy nhiên, phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng bệnh nhân được hưởng lợi từ SPIRIT bất kể loại bệnh hay tuổi tác của họ. Rõ ràng, những người thuộc thế hệ trẻ bị trầm cảm cũng có khả năng muốn và có được lợi ích từ liệu pháp tâm lý như những bệnh nhân lão khoa.

Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy rằng chăm sóc tinh thần không chỉ dành cho bệnh nhân hữu thần. Nhóm bệnh nhân lớn nhất tự nguyện sử dụng liệu pháp SPIRIT (39% mẫu của chúng tôi) là những cá nhân không theo tôn giáo nào cả. Rõ ràng nhiều người không theo tôn giáo vẫn tìm đến tâm linh, đặc biệt là trong những lúc khó khăn đến với họ. Trên thực tế, những cá nhân như vậy có nhiều khả năng sẽ sử dụng liệu pháp tâm lý tâm linh vì niềm tin vào tâm linh của họ đã bị lãng quên. Theo xu hướng này, sự sụt giảm số nhà thờ gần đây có thể làm tăng nhu cầu tâm linh.

Có lẽ thú vị nhất, bệnh nhân phản ứng tốt hơn với SPIRIT khi họ được chia sẻ bởi các bác sĩ lâm sàng không có mối liên hệ với tôn giáo. Phát hiện đáng ngạc nhiên này cho thấy rằng các bác sĩ lâm sàng vô thần có thể đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị bằng tâm linh cho các bệnh nhân. Đây là một tin tốt vì bác sĩ tâm thần là người ít có khả năng theo đạo nhất trong số các bác sĩ.

Vẫn còn phải xem liệu Chúa có thể giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của chúng ta hay không. Nhưng những lợi ích lâm sàng tiềm ẩn của tâm linh và mong muốn của bệnh nhân đối với các phương pháp điều trị tâm linh, là lý do để tin tưởng.

Tác giả: David H. Rosmarin là phó giáo sư tại Trường Y Harvard và là giám đốc của Chương trình Sức khỏe Tâm thần & Tâm linh của Bệnh viện McLean. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Bowling Green State và chứng chỉ về tâm lý học lâm sàng từ Hội đồng Tâm lý Chuyên nghiệp Hoa Kỳ.

Theo Scientificamerican

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Các bác sĩ cần song hành cùng với Chúa trong điều trị bệnh tâm thần, nghiên cứu