Biến thể COVID-19 lây lan khắp thế giới: Có phải là 'Đại dịch tiếp theo'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quan chức y tế hàng đầu của Đài Loan đã cảnh báo sự đột biến liên tục của virus viêm phổi Vũ Hán (SARS-CoV-2), với nhiều biến thể lây lan trên khắp thế giới, có thể được coi là “đại dịch tiếp theo”.

Ông Wu Chung-hsiun, Chủ tịch Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học Đài Loan (DCB) và Giám đốc Văn phòng Xúc tiến Công nghệ Sinh học và Dược phẩm thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan (MOEA), nói với Đại Kỷ Nguyên rằng ông cho rằng còn quá sớm để dự đoán sự kết thúc của đại dịch COVID-19 “bởi vì virus này… tiếp tục đột biến và vẫn đang lây nhiễm cho mọi người trên khắp thế giới”.

"Vì vậy, trên thực tế, có lẽ chúng ta có thể coi đó là một đại dịch tiếp theo".

Nhận xét của ông Wu được đưa ra trước Diễn đàn Công nghệ sinh học Đài Loan thường niên của DCB, dự kiến được phát trực tuyến qua YouTube vào ngày 10 tháng 6. Diễn đàn, dự kiến bao gồm các bài thuyết trình của các nhà sản xuất vaccine Pfizer và AstraZeneca, có chủ đề “Chuẩn bị cho Đại dịch Tiếp theo”.

Diễn đàn sẽ được tổ chức vài ngày sau khi các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Coons (D-Del.), Tammy Duckworth (D-Ill.) và Dan Sullivan (R-Ark.) đã tới Đài Loan — bay trên chiếc máy bay chở hàng C-17 của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ — để thực hiện khoản tài trợ 750.000 liều vaccine COVID-19. Duckworth nói trong chuyến thăm rằng “Hoa Kỳ sẽ không để [Đài Loan] đứng một mình” và việc trao tặng vaccine “cũng phản ánh sự biết ơn đối với những nỗ lực của Đài Loan trong việc gửi PPE [thiết bị bảo vệ cá nhân] và các nguồn cung cấp khác tới Mỹ trong những ngày đầu của đại dịch".

Đài Loan đã nhận được các lô hàng vaccine từ Moderna có trụ sở tại Hoa Kỳ và AstraZeneca có trụ sở tại Vương quốc Anh, nhưng Trung Quốc độc tài được cho là đã chặn kế hoạch mua vaccine của Đài Loan dân chủ từ công ty BioNTech của Đức.

Ông Wu nói rằng vaccine do Đài Loan sản xuất có thể được thông qua sớm nhất vào tháng 7 và bày tỏ quan ngại nghiêm túc về chất lượng vaccine mà các công ty Trung Quốc đề xuất cung cấp cho Đài Loan. Đồng thời ông cũng nói rằng Đài Loan tin tưởng và thoải mái hơn với sản phẩm vaccine do Mỹ sản xuất. Ông lưu ý rằng, không giống như vaccine COVID-19 do các công ty Mỹ sản xuất, vaccine từ các công ty Trung Quốc sản xuất có sử dụng coronavirus đã bị làm cho giảm độc lực hoặc suy yếu. Nếu mọi người sử dụng loại vaccine ấy có thể gây nguy hiểm nếu coronavirus không bị tiêu diệt hoặc làm cho đủ yếu.

“Các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc đang sử dụng virus giảm độc lực… cách tiếp cận đó có thể gây ra các phản ứng phụ rất nghiêm trọng nếu bộ phận giảm độc lực không hoàn chỉnh. Vì vậy, điều đó có thể gây ra sự lây nhiễm bệnh hơn là chủng ngừa bệnh”, ông Wu nói.

“Vaccine Pfizer, Moderna, AZ [AstraZeneca]… chúng tôi có thông tin công khai rất rõ ràng về các loại vaccine này, chúng đến từ các nguồn đáng tin cậy mà chúng tôi có thể chứng thực. Vì vậy, theo khía cạnh đó, tôi nghĩ rằng đây là một trong những lý do chính mà chúng tôi có xu hướng sử dụng vaccine Pfizer và Moderna, v.v. Và chúng tôi cũng có khả năng sản xuất những loại vaccine này nếu cần”.

Ông Wu cho biết thêm rằng nhiều thành viên trong Hội đồng quản lý của DCB có bằng cấp từ cả các trường đại học Hoa Kỳ và Đài Loan. Điều đó nói lên rằng sự tương tác cùng chia sẻ một ngôn ngữ và triết lý chung về khoa học và học thuật mạnh mẽ giữa các nhà khoa học Đài Loan và Hoa Kỳ.

Ông nói: “Chúng tôi chia sẻ cùng triết lý với mọi người ở Hoa Kỳ vì chúng tôi có cùng nền giáo dục cao hơn. Quá trình tư duy của chúng tôi, khá nhiều, là phù hợp với các nhà khoa học hoặc học giả ở Hoa Kỳ. Vì vậy, khi chúng tôi trao đổi thông tin, chúng tôi hiểu nhau một cách chính xác, khi chúng tôi nói "A", mọi người cùng hiểu "A" theo đúng nghĩa của nó ... khi chúng tôi cố gắng làm điều gì đó và cố gắng tìm cộng tác viên ở Hoa Kỳ, rất dễ dàng bởi vì chúng tôi giao tiếp, chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ”.

Bà Chang Chi-Feng, Phó Chủ tịch Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học của Đài Loan. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Phó Chủ tịch DCB Chang Chi-Feng nói với Đại Kỷ Nguyên rằng ngoài vaccine, việc duy trì nhân quyền trong đại dịch sẽ là một chủ đề thảo luận quan trọng trong Diễn đàn Công nghệ Sinh học Đài Loan. “Là người dân Đài Loan, tôi nghĩ chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến quyền con người”, bà vừa nói vừa chỉ vào một bài thuyết trình trên diễn đàn đã được lên lịch của một giáo sư luật Đài Loan thảo luận về “cách tiếp cận lấy nhân quyền làm trung tâm để kiểm soát đại dịch”.

Sau khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, Đài Loan đã áp dụng các biện pháp phòng chống đại dịch hiệu quả, có thể giữ cho trường học và doanh nghiệp mở cửa, mang lại hiệu quả kinh tế mạnh mẽ. Đài Loan đạt mức tăng trưởng GDP 3% vào năm 2020, cao hơn so với Trung Quốc lần đầu tiên sau ba thập kỷ.

Bà Chang nói: “Mục tiêu của Đài Loan đối với đại dịch là giữ cho tăng trưởng kinh tế ổn định. Đài Loan đã trở nên rất tốt [về kinh tế] trong năm ngoái, bởi vì chúng tôi giữ mọi thứ hoạt động bình thường và ổn định”.

Ông Wu nói rằng việc chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình về quản lý và đối phó với đại dịch là một cách mà Đài Loan có thể tiếp tục đóng góp cho cộng đồng toàn cầu.

“Với năng lực quốc gia của chúng tôi, thực sự chúng tôi có thể đóng góp rất nhiều”, ông nói. “Đài Loan có kinh nghiệm trong việc chống lại đại dịch… Đài Loan có thể giúp đỡ”.

Theo The Epoch Times tiếng Anh

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Biến thể COVID-19 lây lan khắp thế giới: Có phải là 'Đại dịch tiếp theo'?