Bằng chứng mới: COVID-19 là loại bệnh tự miễn, lý do có người bị nặng, nhẹ hoặc không có triệu chứng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không biết tại sao một số người phát triển bệnh nặng trong khi những người khác chỉ bị các triệu chứng nhẹ - hoặc không có triệu chứng nào cả. Giờ đây, một nghiên cứu mới từ Đại học Yale đã làm sáng tỏ vấn đề này.

Một người bị COVID-19 có phát triển bệnh nặng hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách hệ thống miễn dịch của anh ấy phản ứng với coronavirus như thế nào.

Sự xuất hiện ‘kháng thể tự miễn’ có hại

Thông thường, bệnh tự miễn chiếm khoảng từ 3-5% dân số. Bệnh tự miễn là do có sự hình thành các kháng thể tự miễn kháng lại các thành phần mô của các cơ quan như nhân tế bào, bào tương, màng tế bào…gây tổn thương các cơ quan theo các cơ chế khác nhau.

Một nghiên cứu của Đại học Yale, mới được công bố trên tạp chí Medrxiv và vẫn chưa được thẩm duyệt, cho thấy rằng ở những bệnh nhân bị COVID nặng, cơ thể bệnh nhân sản xuất kháng thể tự miễn. Đây là những kháng thể - thay vì tấn công virus xâm nhập, do nhầm lẫn mục tiêu - mà kháng thể đó lại tấn công hệ thống miễn dịch và các cơ quan của chính bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người bị COVID nặng có các kháng thể tự miễn bám vào các protein quan trọng liên quan đến việc nhận biết, cảnh báo và loại bỏ các tế bào bị nhiễm coronavirus.

Những protein này bao gồm cytokine và chemokine - những sứ giả quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Điều này đã can thiệp vào chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch, ngăn chặn khả năng phòng thủ virus, có khả năng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Kháng thể tự miễn và mối liên hệ với rối loạn tự miễn

Trong nhiều năm, kháng thể tự miễn đã được biết là có liên quan đến các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus ban đỏ.

Người ta không biết tại sao một số người lại phát triển những kháng thể tự miễn này, nhưng nó có khả năng là sự kết hợp của di truyền và môi trường. Nhiễm virus cũng có liên quan đến việc khởi phát một số bệnh tự miễn.

Người ta không biết tại sao một số người lại phát triển những kháng thể tự miễn này, nhưng nó có khả năng là sự kết hợp của di truyền và môi trường. Nhiễm virus cũng có liên quan đến việc khởi phát một số bệnh tự miễn.
Người ta không biết tại sao một số người lại phát triển những kháng thể tự miễn này, nhưng nó có khả năng là sự kết hợp của di truyền và môi trường. Nhiễm virus cũng có liên quan đến việc khởi phát một số bệnh tự miễn. (Ảnh minh họa: Mardat/Pixabay)

Đầu năm nay, các nhà khoa học đã công bố báo cáo rằng những bệnh nhân không có tiền sử bệnh tự miễn đã phát triển kháng thể tự miễn sau khi bị COVID. Trong các nghiên cứu này, các kháng thể tự miễn được tìm thấy để nhận ra các mục tiêu tương tự như các mục tiêu được tìm thấy trong các bệnh tự miễn nổi tiếng khác, chẳng hạn như protein thường được tìm thấy trong nhân tế bào.

Các nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng những người bị COVID nặng cũng có thể phát triển kháng thể tự miễn đối với interferon, protein miễn dịch đóng vai trò chính trong việc chống lại nhiễm trùng do virus.

Các nhà khoa học của Đại học Yale, những người thực hiện nghiên cứu mới nhất, đã sử dụng một kỹ thuật mới để sàng lọc các kháng thể tự miễn hoạt động chống lại hàng ngàn protein của cơ thể. Họ tìm kiếm các kháng thể tự miễn ở 170 bệnh nhân nhập viện và so sánh chúng với các kháng thể tự miễn được tìm thấy ở những người bị bệnh nhẹ hoặc lây nhiễm không có triệu chứng, cũng như những người không bị nhiễm virus.

Trong máu của những bệnh nhân nhập viện, họ tìm thấy các kháng thể tự miễn có thể tấn công các interferon, cũng như các kháng thể tự miễn có thể can thiệp vào các tế bào quan trọng khác của hệ thống miễn dịch như tế bào tiêu diệt tự nhiên và tế bào T.

Các phát hiện cho thấy kháng thể tự miễn là một đặc điểm rất phổ biến ở những bệnh nhân COVID bị bệnh nặng.

Các nhà nghiên cứu của Yale đã tiến hành các thử nghiệm sâu hơn trên chuột, kết quả cho thấy sự hiện diện của các kháng thể tự miễn này có thể làm bệnh trầm trọng hơn, cho thấy rằng các kháng thể tự miễn này có thể góp phần vào mức độ nghiêm trọng của COVID ở người.

Kháng thể tự miễn không phải toàn bộ câu chuyện

Mặc dù bệnh nhân COVID có nhiều kháng thể tự miễn nhắm vào các protein của hệ thống miễn dịch, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ kháng thể tự miễn đặc hiệu COVID nào có thể được sử dụng để phân biệt bệnh nhân COVID bị bệnh nặng.

Điều gì quyết định một người có bị COVID nghiêm trọng hay không phụ thuộc vào nhiều thứ, và kháng thể tự miễn không phải là toàn bộ câu chuyện.

Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng những người có kháng thể tự miễn có thể có nguy cơ cao bị COVID nghiêm trọng. Những người này có thể thiếu khả năng phản ứng miễn dịch trong thời kỳ đầu nhiễm coronavirus hoặc có khuynh hướng tạo ra các kháng thể tự miễn mới có thể cản trở phản ứng miễn dịch của họ với virus.

Các nhà nghiên cứu đang ngày càng tập trung vào mối liên hệ giữa COVID nghiêm trọng và các phản ứng miễn dịch bị định hướng sai nhằm vào các mô và protein khỏe mạnh trong cơ thể. Sự hiện diện của các kháng thể tự miễn cho thấy rằng, đối với một số bệnh nhân, COVID có thể là một bệnh tự miễn do coronavirus gây ra.

Hiểu được điều gì thúc đẩy việc sản xuất kháng thể tự miễn sẽ giúp các nhà khoa học phát triển các phương pháp điều trị mới cho căn bệnh này.

Các nhà khoa học không biết những kháng thể tự miễn này tồn tại trong bao lâu sau khi nhiễm trùng đã khỏi. Một câu hỏi quan trọng chưa được trả lời là liệu tổn thương lâu dài do kháng thể tự miễn gây ra có thể giải thích một số triệu chứng của COVID kéo dài hay không.

Ngày nay có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thiền định có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và khả năng phòng/chữa bệnh của con người, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cũng chưa giải thích được thật sự thấu đáo, mới chỉ có các tổng kết trên thực tế đối với những người có tập luyện thiền định.

Vậy trong thời đại của đại dịch này, mỗi người đều cần tự tìm cách nâng cao sức đề kháng của mình thông qua các phương pháp thiền định, với hy vọng rằng cơ thể sẽ không sinh ra các kháng thể tự miễn khi bị lây nhiễm SARS-CoV-2.

Ánh Dương

Theo Sciencealert/bth



BÀI CHỌN LỌC

Bằng chứng mới: COVID-19 là loại bệnh tự miễn, lý do có người bị nặng, nhẹ hoặc không có triệu chứng