Bản đồ Sao Mộc của người Babylon cổ đại: một phát minh mang tính lịch sử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà thiên văn Babylon cổ đại đã biết cách xác định vị trí của Sao Mộc trên bầu trời sớm hơn người Châu Âu đến hơn 1500 năm.

Các nhà thiên văn học Babylon đã tính toán chuyển động của Sao Mộc bằng một ý tưởng hình học, từ đó xây dựng một phép tính tương tự như phép tích phân. Đến tận thế kỷ 14, phương pháp toán học này mới xuất hiện trong khoa học Tây phương hiện đại.

Sau khi đọc năm phiến đá khắc chữ hình nêm có niên đại từ năm 350-50 trước Công nguyên và được lưu trữ trong Bảo tàng Anh, tiến sĩ Khoa học khảo cổ ở Đại học Humboldt, Berlin, Mathieu Ossendrijver đã phát hiện ra thành tựu vô cùng nổi bật này của người Babylon,.

Những phiến đá làm bằng đất sét này chứa nội dung về phương thức chuyển động của Sao Mộc qua hoàng đạo (quỹ đạo của Mặt trời chuyển động trong hệ Ngân Hà). Do chưa có một ai có thể thể giải thích chúng một cách chính xác, những phiến đá này đã không thu hút sự chú ý từ các chuyên gia.

Văn bản A trong 5 phiến đá ở Babylon. (Ảnh: Mathieu Ossendrijver/Bảo tàng Anh)
Văn bản A trong 5 phiến đá ở Babylon. (Ảnh: Mathieu Ossendrijver/Bảo tàng Anh)

Theo Tiến sĩ Ossendrijver, các chuyên gia không cho rằng người Babylon có thể tính toán chuyển động của các hành tinh bằng phương pháp được mô tả trong các phiến đá.

Hầu hết các nhà thiên văn học cổ đại đã sử dụng bảng và đồ thị mô tả vị trí tương đối của các thiên thể, và vị trí này tùy thuộc vào thời gian trong năm. Ở thời điểm đó, ý tưởng mô tả chuyển động của các hành tinh dưới dạng một đường hình học với diện tích dưới đường cong bằng khoảng cách di chuyển của một thiên thể thực sự là một sáng tạo. Trên thực tế, đây chính là một ý tưởng dẫn đến phép tính tích phân.

Bản đồ Sao Mộc của Babylon: Bước đột phá

Các nhà nghiên cứu về năm phiến đá Babylon hiểu rằng bốn chiếc trong số chúng liên quan đến các phép tính thiên văn, nhưng họ vẫn chưa có kết luận chắc chắn cho đến khi có được bức ảnh về chiếc thứ năm. Sau khi đọc chúng, họ đưa ra kết luận chắc chắn rằng chúng chứa các hướng dẫn để dự đoán chuyển động của Sao Mộc, sử dụng nguyên lý hình học bằng cách xây dựng một biểu đồ hình thang. “Kết quả” của nghiên cứu chính là cái mà ngày nay chúng ta gọi là Bản đồ Sao Mộc của Babylon.

Các văn bản chữ tượng hình khắc trên năm phiến đá cho thấy các nhà thiên văn học Babylon đã tính toán tốc độ ước tính hàng ngày của Sao Mộc, từ đó xác định được vị trí của hành tinh vào những ngày khác nhau. Sau đó, họ sử dụng tốc độ và thời gian để tính toán quãng đường hành tinh này sẽ đi trong một khoảng thời gian, tức là tính toán của chúng tương đương với sự phụ thuộc hình học của vận tốc vào thời gian và quãng đường.

Ví dụ gần nhất về Bản đồ Babylon, đây là Văn bản B trong các phiến đá được đề cập, cho thấy quãng đường di chuyển của Sao Mộc trong 60 ngày được miêu tả lại dưới dạng một đồ thị hình thang. Văn bản này cũng cho thấy độ lệch chuẩn của hình thang trong hai hình thang nhỏ hơn có diện tích bằng nhau, điều mà người Babylon đã biết và sử dụng để xác định mất bao nhiêu thời gian để Sao Mộc đi được một nửa quãng đường của nó. (Ảnh: Mathieu Ossendrijver/Bảo tàng Anh)
Ví dụ gần nhất về Bản đồ Babylon, đây là Văn bản B trong các phiến đá được đề cập, cho thấy quãng đường di chuyển của Sao Mộc trong 60 ngày được miêu tả lại dưới dạng một đồ thị hình thang. Văn bản này cũng cho thấy độ lệch chuẩn của hình thang trong hai hình thang nhỏ hơn có diện tích bằng nhau, điều mà người Babylon đã biết và sử dụng để xác định mất bao nhiêu thời gian để Sao Mộc đi được một nửa quãng đường của nó. (Ảnh: Mathieu Ossendrijver/Bảo tàng Anh)

Người Hy Lạp cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đã sử dụng các phép tính hình học cho các nghiên cứu thiên văn, và vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, họ đã cho ra đời thiết bị thủ công đầu tiên có khả năng dự đoán quỹ đạo của các thiên thể.

Nhưng theo Ossendrijver, công trình nghiên cứu của các học giả Lưỡng Hà là hoàn toàn khác so với người Hy Lạp. Theo ông, người Hy Lạp mô tả chuyển động của các thiên thể trong không gian vật lý, còn người Babylon sử dụng các khái niệm trừu tượng, không gian trong giải tích toán học, tốc độ và thời gian trên các điểm trong biểu đồ.

Babylon và ý nghĩa lịch sử

Những phát minh của nền văn minh huy hoàng Lưỡng Hà và những phát minh bắt nguồn từ Megapoli (một địa danh của Hy Lạp) cổ đại đều là những phát minh đóng vai trò thật sự quan trọng trong lịch sử nhân loại. Chúng ta thường nói đến người Hy Lạp, người La Mã, người Ai Cập, nhưng có những nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại khác cũng có những đóng góp tương xứng. Ngay cả khi chúng ta không tính đến thiên văn học cổ đại và tất cả các biểu đồ thiên thể của người Babylon, những phát minh của họ đã thay đổi thế giới hoàn toàn và tác động của chúng đều có thể cảm nhận được cho đến ngày nay.

Babylon là một trong những thành phố thần thoại nhất của vùng Lưỡng Hà cổ đại, nằm trong khu vực lịch sử của Acad. Đây là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của thế giới cổ đại, một trong những thành phố lớn nhất trong lịch sử loài người, và là đô thị đầu tiên.

Babylon được thành lập trong khoảng trước thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Các nhà khoa học Babylon đã có những đóng góp to lớn cho nền khoa học hiện đại - họ có thể tính toán nhật thực, sử dụng lịch 12 tháng và hệ thống các con số, gồm 60 chữ số của họ được lưu giữ cho đến ngày nay dưới hình thức đơn vị đo góc - 60 phút một độ và 60 giây trong một phút.

Nếu Babylon và nền văn minh Lưỡng Hà làm bạn quan tâm, thì đây là một bài viết về những phát minh khó tin của nền văn minh này, nhưng vẫn được sử dụng trong suốt hàng nghìn năm và kể cả trong thời hiện đại của chúng ta.

Quang Minh

Theo Curiosmos



BÀI CHỌN LỌC

Bản đồ Sao Mộc của người Babylon cổ đại: một phát minh mang tính lịch sử