Bắc Cực có thể sẽ biến thành một vùng xanh tươi tốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy Bắc Cực có nguy cơ sẽ mất các vùng băng trắng xóa bao phủ, thay vào đó là một màu xanh tốt tươi, với những cây bụi thân gỗ phát triển xa về phía bắc đến tận bờ biển Bắc Băng Dương của Canada, quay trở lại một môi trường đã từng tồn tại trên Trái đất cách đây khoảng 125.000 năm trong thời kỳ gian băng cuối cùng, thời điểm nhiệt độ trái đất ấm dần lên trước khi tiếp tục lạnh đi và tiến vào kỷ băng hà tiếp theo. 

Tuy chưa đầy một thế kỷ, nhưng nhiệt độ Trái đất đã ấm lên nhanh chóng, khiến chúng ta liên tưởng tới thời kỳ gian băng (Interglacial) cách đây khoảng 125.000 năm về trước.

Nếu chúng ta có thể du hành ngược thời gian, quay trở về khoảng thời gian 125.000 năm trước, bay qua cực Bắc của Trái đất, chúng ta sẽ tìm thấy những bụi cây thân gỗ xanh tốt tươi bao phủ thành vùng rộng lớn.

Các nhà khoa học cho rằng, viễn cảnh của 125.000 năm trước có thể xảy ra trong tương lai gần do sự nóng lên một cách không thể kiểm soát trên toàn cầu. Đặc biệt, không giống như các khu vực khác trên Trái đất, nhiệt độ tại Bắc Cực đang ấm lên một cách nhanh chóng bất thường.

Để tìm hiểu về Bắc Cực như thế nào trong thời kỳ gian băng cuối cùng, các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado Boulder đã phân tích DNA từ thực vật trong trầm tích hồ ở Bắc Cực (DNA cổ nhất trong trầm tích hồ đã được phân tích trong một ấn bản và được bảo tồn đến nay).

Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về một loại cây bụi có nguồn gốc từ hệ sinh thái ở miền bắc Canada, xa hơn 400km về phía bắc so với giới hạn địa lý hiện nay. Về cơ bản, điều này cho phép các nhà khoa học "quay ngược thời gian" để nghiên cứu tình trạng của khu vực này khi nó không đóng băng.

Nhưng không chỉ nhìn vào quá khứ, các nhà khoa học cho rằng họ cũng đang nhìn về tương lai. Các khu vực hiện đang bị bao phủ bởi băng này có thể trở nên xanh tươi giống như hàng trăm nghìn năm về trước.

Tiến sĩ Sarah Crump, đang giảng dạy cho sinh viên ngành khoa học địa chất và là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Alpine (INSTAAR) giải thích: “Chúng tôi có được sự quan sát hiếm hoi về một thời kỳ gần đây nhất trong quá khứ mà nhiệt độ đặc biệt ấm hơn so với nhiệt độ hiện tại ở Bắc Cực. Đó là tín hiệu tương tự thực sự hữu ích để chúng ta tìm hiểu về những điều có thể xảy ra trong tương lai”.

Các nhà nghiên cứu không chỉ phân tích một loạt các mẫu DNA, mà họ còn đi đến vùng xa xôi của Bắc Cực bằng loại xe chạy mọi địa hình và xe trượt tuyết để thu thập các mẫu vật và mang chúng trở lại phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

Các nhà khoa học lấy lõi trầm tích dưới đáy hồ tại Bắc Cực thuộc Canada.
Các nhà khoa học lấy lõi trầm tích dưới đáy hồ tại Bắc Cực thuộc Canada. (Ảnh: qua Đại học Colorado Boulder)

Một loài thực vật đặc biệt thu hút sự chú ý các nhà nghiên cứu là: Betula nana, hay còn gọi là bạch dương lùn.

Bạch dương lùn là loài thực vật chủ yếu của vùng lãnh nguyên Bắc cực thấp hơn, nơi các cây bụi cao hơn một chút có thể phát triển trong môi trường lạnh giá và khắc nghiệt. Bạch dương lùn hiện không tồn tại ngoài phần phía nam của đảo Baffin ở Bắc Cực thuộc Canada.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy DNA của loài thực vật này trong trầm tích hồ cổ đại, Điều này cho thấy rằng, nó từng phát triển xa hơn về phía Bắc. Sự phân bố lãnh nguyên ngày nay rất khác so với hơn một trăm nghìn năm về trước.

Bằng cách nghiên cứu trầm tích của hồ và những sinh vật sinh trưởng trong đó, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về hệ sinh thái trong quá khứ và những loại thực vật sinh trưởng ở các vùng hiện đang bị bao phủ bởi băng.

Tiến sĩ Crump giải thích: “Có một sự khác biệt đáng kể”.

Với nhiều tác động sinh thái khác nhau có thể giúp bạch dương lùn phát triển ở các vùng xa xôi của phía bắc. Crump và đồng nghiệp của cô đã phân tích các loại cây bụi mọc ở Bắc Cực và nghiên cứu các phản ứng khí hậu liên quan đến chúng.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng từ 116.000 đến 125.000 năm trước, các loài thực vật xanh tươi sống ở vùng Bắc Cực cần có hàng nghìn năm điều chỉnh và di chuyển để đáp ứng với môi trường nhiệt độ ấm hơn.

Các hệ sinh thái ngày nay không có lợi thế đó. Trên thực tế, thảm thực vật không thể ứng phó với sự gia tăng nhiệt độ nhanh chóng như vậy.

Với tốc độ ấm lên nhanh chóng như hiện nay, thảm thực vật của chúng ta cũng có thể không thích nghi kịp. Nhiệt độ ấm lên tác động đến mọi lĩnh vực, từ băng vĩnh cửu tan chảy đến sông băng tan chảy, khiến mực nước biển dâng.

Dựa trên các phép đo hiện tại, vùng Bắc Cực có thể sẽ phải trải qua sự gia tăng nhiệt mạnh mẽ đến 9 độ F (5 độ C) vào năm 2100, tương tự như nhiệt độ tồn tại trên Trái đất trong thời kỳ gian băng từ 125.000 năm trước.

Hãy chăm sóc và bảo vệ Trái đất vì tất cả chúng ta đều đang phải sinh sống tại đây, ít nhất là tại thời điểm này.

May May

Theo Curiosmos



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Cực có thể sẽ biến thành một vùng xanh tươi tốt