Al Naslaa: Tảng đá bí ẩn được chia thành hai phần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trái đất là một nơi kỳ lạ, không phải vì nó là hành tinh duy nhất trong vũ trụ hỗ trợ sự sống của con người như chúng ta thấy, mà còn vì nó còn chứa rất nhiều tàn tích lịch sử mà con người chưa thể giải mã...

Trong những năm qua, nhiều khám phá nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta đã được thực hiện trên khắp thế giới, bao gồm các kim tự tháp khổng lồ, các ngôi đền,...

Một trong số những khám phá không thể giải thích được đó là tảng đá cự thạch khổng lồ nằm ở Ả Rập Xê Út tên là Al Naslaa, một tảng đá bí ẩn nằm ở ốc đảo Tayma.

Ngày nay, Al Naslaa tiếp tục là một bí ẩn đối với cộng đồng khoa học, và là nơi không thể bỏ qua đối với khách du lịch khi đến thăm khu vực này.

Điều khiến Al Naslaa trở nên bí ẩn là nó đã bị cắt thành hai phần như thể một tia laser xuyên vào giữa.

Ngoài vết cắt, nhiều hình vẽ động vật khác nhau, chẳng hạn ngựa, cũng đã được khắc trên khối đá.

Có nhiều giả thuyết liên quan đến Al Naslaa được đưa ra. Một số người tin rằng nơi này là cánh cổng dẫn đến một chiều không gian khác, trong khi những người khác coi phiến đá cự thạch và vết cắt bí ẩn của nó là một bằng chứng chứng minh rằng nền văn minh ngoài hành tinh cổ đại đã tồn tại trong quá khứ xa xôi.

Điều thú vị là vết đứt phân tách hai nửa dường như được thực hiện bằng một chùm tia laze công suất cao. Độ chính xác của vết cắt lên tới từng milimet. Để thực hiện được điều này, một công cụ công nghệ nằm ngoài tầm hiểu biết hiện đại của chúng ta có thể đã được sử dụng.

Al Naslaa hình thành như thế nào?

Các nhà địa chất đã cố gắng phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng về Al Naslaa. Họ tin rằng Al Naslaa không phải là phiến đá duy nhất có hình dáng độc đáo trong khu vực, và nó có thể là sản phẩm của sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Khu vực Ốc đảo Tayma có thành phần địa chất gồm đá vôi, đá phiến sét và đá sa thạch. Tác động của mưa và gió qua hàng thiên niên kỷ đã định hình địa điểm này. Trong trường hợp của Al Naslaa, gió và mưa đã tác động vào các phần nhẵn của đá, góp phần làm cho nó có hình dạng bất thường.

Tuy nhiên, câu hỏi chính là làm thế nào vết nứt xuất hiện?

Các nhà địa chất đã giải thích rằng nguyên nhân rất có thể của sự chia cắt là do vận động kiến tạo. Tại một thời điểm nào đó, mặt đất dịch chuyển nhẹ dưới dầm đỡ nửa đá. Điều này khiến khối đá bị tách ra làm đôi.

Các nhà khoa học khác cho rằng vết nứt của Al Naslaa có thể một đường đứt gãy. Vật chất tạo nên các đứt gãy yếu hơn nhiều và dễ bị xói mòn do tác động của các yếu tố tự nhiên. Gió có thể đã làm xói mòn lớp vật liệu yếu của đứt gãy, để lại hai nửa đá rắn.

Tuy nhiên, một số giả thuyết siêu nhiên cũng đã được đưa ra cho thấy một nền văn minh cổ đại hẳn đã tiếp xúc với những sinh vật ngoài hành tinh.

Sự hiện diện của những sinh vật từ thế giới khác và vũ khí siêu tối tân của họ, có thể là nguyên nhân dẫn đến một vết cắt sạch như vậy ở giữa tảng đá hoặc một tia laze cực mạnh có thể là công cụ được sử dụng để tách tảng đá này thành hai phần.

Văn Thiện



BÀI CHỌN LỌC

Al Naslaa: Tảng đá bí ẩn được chia thành hai phần