4 uẩn khúc đáng ngại của khoa học hiện đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khoa học chỉ là một phương tiện để con người tìm kiếm chân lý chứ không phải bản thân chân lý. Chúng ta không nên để trí tuệ của mình bị phong bế bởi những lý thuyết hiện đại phức tạp rối rắm, chúng ta hãy cùng khai mở đôi mắt bị bịt kín bấy lâu nay để có thể tiếp thu những tinh hoa của nhân loại nhiều hơn nữa.

Theo Wikipedia, khoa học được định nghĩa là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học chân chính cũng đã phát hiện thấy rất nhiều các hiện tượng mà không tuân theo bất cứ quy luật nào mà khoa học hiện đại đã biết.

Theo định nghĩa trên về khoa học, tức là các loại công thức trong khoa học hiện đại thực chất là các suy luận đảo ngược sử dụng một lượng lớn dữ liệu thu thập được và con người chỉ khám phá được bản chất thông qua các hiện tượng.

Khoa học đã mang đến cho xã hội nhân loại sự phát triển thịnh vượng chưa từng có, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, nhưng kèm theo đó là các hiểm họa ngày càng nhiều.

Vì sự phát triển quá nhanh chóng của nhân loại, nhiều vấn đề nan giải đã xuất hiện trong xã hội như vấn đề môi trường, dân số, kinh tế, mối đe dọa hạt nhân, vấn đề giáo dục, bệnh tâm lý, vấn đề quan hệ xã hội, v.v. Điều này làm cho những vấn đề mà nhân loại phải đối mặt càng ngày càng nan giải, và càng ngày càng không thể giải quyết chúng bằng các phương pháp khoa học.

1. Những trạng thái bất định của thế giới vi mô

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhân loại đã phát hiện ra rằng chuyển động của vật chất ở vi mô (các hạt điện tử, photon) không bị hạn chế bởi định luật vạn vật hấp dẫn, cũng tương tự đối với các định lý khoa học khác đã bị lật đổ.

Thí nghiệm khe đôi lượng tử

Trong thí nghiệm khe đôi lượng tử nổi tiếng lịch sử khoa học về lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng, sự quan sát của con người đã làm hạt photon ánh sáng chuyển đổi từ chuyển động dạng sóng sang chuyển động dạng hạt, NTDVN cho biết.

Về vấn đề này Einstein đã từng than thở rằng: “Có vẻ như có lúc chúng ta phải sử dụng một bộ lý thuyết này, có lúc chúng ta lại phải sử dụng một bộ lý thuyết khác để mô tả (hành vi của những hạt này), có lúc lại phải sử dụng cả hai. Chúng ta gặp một khó khăn mới buộc chúng ta phải sử dụng hai quan điểm trái ngược nhau (một là quan điểm về ánh sáng mang đặc tính sóng, hai là quan điểm về ánh sáng mang đặc tính hạt) để mô tả tình huống thực tế, chỉ dùng một quan điểm thì không thể giải thích đầy đủ hiện tượng ánh sáng, nhưng nếu kết hợp cùng nhau thì có thể giải thích được”.

Hiện tượng Rối lượng tử

Rõ ràng, khi các nhà khoa học phát hiện ra hiện tượng rối lượng tử, một hạt cơ bản lại có thể tồn tại ở nhiều chỗ khác nhau cùng một lúc, thì quả thực khoa học liền trở nên bế tắc, không thể giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này, theo NTDVN.

Trong một thí nghiệm lượng tử vào năm 2019, các nhà vật lý đã thành công trong việc tạo ra một sự chồng chập lượng tử ở quy mô lớn chưa từng có khi 2.000 nguyên tử tồn tại ở 2 nơi cùng một lúc, theo Livescience.

Một minh họa cho thấy 2.000 nguyên tử tồn tại ở hai nơi cùng một lúc, lan ra như những gợn sóng trong không gian. (Hình ảnh: Yaakov Fein, Universität Wien)
Một minh họa cho thấy 2.000 nguyên tử tồn tại ở hai nơi cùng một lúc, lan ra như những gợn sóng trong không gian. (Hình ảnh: Yaakov Fein, Universität Wien)

Hơn nữa, Wikipedia cho biết, giả sử nếu có 2 photon ánh sáng có liên hệ rối lượng tử. Khi photon thứ nhất quay theo chiều kim đồng hồ thì bằng 1 cách nào đó photon thứ 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, sao cho tổng spin của chúng bằng 0 (zero) bất chấp khoảng cách của chúng là bao xa hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà không cần bất kể lực tác động nào khác. Như vậy tốc độ chuyển động của nó gần như ngay lập tức bất chấp đang ở không-thời-gian nào (kể cả trong hoặc phía bên kia Hố Đen), tức là vận tốc đó vượt cả vận tốc ánh sáng rất nhiều lần. Điều này vi phạm tất cả các quy tắc vật lý thông thường đang biết hiện nay.

Sự tồn tại của Vật chất tối

Theo khoa học hiện đại, nguyên tử là do các hạt nhân nguyên tử, electron, proton và neutron cấu thành, mô hình nguyên tử do các nhà khoa học đưa ra giống như các hành tinh xoay quanh ngôi sao chủ của nó, xung quanh là “khoảng không”.

Nhưng trên thực tế có phải như vậy không, cũng giống như vũ trụ trống rỗng này, trông thì giống như không có gì, nhưng trên thực tế chứa đầy các tia vô hình, ánh sáng, và thậm chí cả “vật chất tối” chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ. Những vật chất đó là gì, có đặc tính gì, có năng lượng lớn bao nhiêu, có tác dụng gì, làm cách nào quan sát được chúng? Nói cách khác, dù là ở thế giới vi mô hay vũ trụ, đâu đâu cũng có những vật chất mà máy móc hiện đại không thể đo thấy được.

Các điều này khẳng định rằng, phương pháp khám phá bản chất thông qua quan sát các hiện tượng thực sự không thể sử dụng được trong thế giới vi mô.

2. Những sai lầm của Thuyết tiến hóa

Các cấu trúc ngoạn mục của các giống loài, các kiểu hành vi, phương thức duy trì giống nòi của các chủng tộc, các chuỗi gen phức tạp vi quan khiến người ta ngạc nhiên thú vị, ngoài ra tư tưởng và cấu trúc cơ thể hoàn hảo của con người cũng là ẩn đố của tạo hóa.

Vậy mà Thuyết tiến hóa lại cho rằng tất cả các loài đều cùng một tổ tiên chung và tiến hóa qua quá trình chọn lọc tự nhiên và con người tiến hóa từ loài khỉ mà thành. Những bằng chứng sau đây sẽ lật đổ đỏ hoàn toàn thuyết tiến hóa, giả thuyết mà đã dựa trên sự suy đoán cùng với một vụ lừa dối thế kỷ.

Không có hóa thạch trung gian giữa khỉ và người

Bằng chứng quan trọng nhất chống lại thuyết tiến hóa của Darwin là suốt từ khi giả thuyết “khỉ biến thành người” ra đời cho đến nay, đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua, không có một hóa thạch trung gian nào giữa khỉ và người được phát hiện.

Chỉ có một bằng chứng “ngụy khoa học” được tạo dựng nên vào năm 1912. Lúc đó có người đã cả gan ghép hóa thạch hộp sọ của một người 100% với hóa thạch xương hàm của một con tinh tinh cùng thời để “chứng minh” rằng đã tìm thấy một loài trung gian giữa khỉ và người, đúng như sự mong đợi của những người hâm mộ Thuyêt Tiến hóa. Thế nhưng trò lừa đảo đó cũng đã bị lật tẩy sau 40 năm với vụ án lừa đảo lịch sử về người Piltdown. theo Vietnamnet.

Bản sao hộp sọ “Người Piltdown''. Ảnh: Telegraph
Bản sao hộp sọ “Người Piltdown''. Ảnh: Telegraph

Cho đến tận bây giờ, công việc tìm kiếm hóa thạch trung gian vấn cứ được miệt mài… mà không có được kết quả nào.

Di truyền học cũng khẳng định những điều ngược lại hẳn với học thuyết tiến hoá

Căn cứ theo di truyền học, được NTDVN tổng hợp tại đây, một số giải thích sau cho thấy thuyết tiến hóa là sai lầm:

1) Phân tử ADN (vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử quyết định các tính trạng của động vật) của mỗi loài là cố định, không biến đổi trong quá trình chọn lọc tự nhiên để thích nghi với môi trường sinh sống. Như vậy loài này không thể “tiến hoá” lên loài khác được.

2) Phân tử tế bào sống đơn giản nhất cũng không thể hình thành từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tố hoá học. Xác suất của quá trình ấy có thể coi là bằng không như đã được chứng minh bằng toán học cũng như mô phỏng trên các “siêu máy tính”.

3) Khỉ là khỉ, người là người. Bộ gen của khỉ dù có giống của người đến hơn 95% thì vẫn còn đó, một sự khác biệt về chất rất lớn nằm trong số vài phần trăm chứa trong ADN cấu tạo nên các gene. ADN của người có 46 nhiễm sắc thể, của tinh tinh là 48 nằm trong nhân mỗi tế bào, và là hoàn toàn cố định.

Dấu chân hóa thạch với bọ ba thùy

Dấu chân hóa thạch mà có lẽ là cổ xưa nhất đã được phát hiện vào tháng 6 năm 1968 bởi William J. Meister, một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư. Đây là dấu chân của một người đi giày đạp lên một con bọ ba thùy. Kết quả giám định cho thấy dấu chân và bọ ba thùy có niên đại từ 300-600 triệu năm trước, điều này đã làm đảo lộn tất cả quan niệm được chấp nhận hiện nay về tiến hóa địa chất.

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, vào khoảng hơn 300 triệu năm trước trên Trái đất còn chưa có khỉ, vậy mà thực tế đã có dấu chân đi giày, biểu hiện cho một nền văn minh nhất định! Vậy làm sao có thể lý giải thích về dấu chân của người đi giày từ hơn 300 triệu năm trước?

Meister đã thực hiện khám phá gây chấn động này trong một cuộc thám hiểm tìm kiếm hóa thạch ở Antelope Spring, cách Delta, Utah, Hoa Kỳ 65km về phía Tây.

Ngoài ra, rất nhiều các di tích khảo cổ là những sản phẩm có công nghệ cao của các nền văn minh tiên tiến trong các thời kỳ lịch sử trước đây đã được phát hiện và được NTDVN ghi lại tại đây.

3. Định luật vạn vật hấp dẫn có thể không tồn tại

Qua quan sát hiện tượng quả táo rơi, Newton đã khám phá ra lực vạn vật hấp dẫn, đây là một hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát mọi lúc, vì vậy lực vạn vật hấp dẫn được chấp nhận rất nhanh chóng.

Thí nghiệm kinh điển phủ định định luật vạn vật hấp dẫn

Năm 2014, nhà vật lý học Brian Cox đã thực hiện lại thí nghiệm kinh điển của Galileo tại Phòng giả lập môi trường không gian của NASA ở Ohio, Mỹ đã khiến cho thuyết vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton bị chao đảo, theo trang dkn.news.

Qua video ta có thể nhận thấy trong môi trường chân không, không có lực cản của không khí, quả bóng bowling và chiếc lông vũ rơi cùng vận tốc với nhau.

Nếu căn cứ theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, lực hấp dẫn giữa hai điểm vật chất bất kì tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa tâm của chúng.

Theo thí nghiệm trên, khoảng cách từ quả tạ, chiếc lông ngỗng đến điểm đích là ngang nhau, nhưng quả tạ nặng hơn, như vậy, căn cứ theo định luật vạn vật hấp dẫn, quả tạ với trái đất sẽ sinh ra một lực hấp dẫn lớn hơn. Và điều gì sẽ xảy ra? Theo lý thuyết vạn vật hấp dẫn thì quả tạ sẽ phải rơi nhanh hơn chiếc lông ngỗng. Nhưng thực tế là chúng rơi xuống điểm đích cùng một thời điểm.

Phải chăng trong trường hợp này định luật vạn vật hấp dẫn của Newton là không chính xác?

Hiện tượng các nhà sư tự nâng người lên khỏi mặt đất

Trong lịch sử hoặc trong quá trình phát triển của xã hội, cũng có một số hiện tượng không phù hợp với lực vạn vật hấp dẫn, chẳng hạn như một số câu chuyện cổ đại của Trung Quốc nói về hiện tượng ‘bạch nhật phi thăng’, hiện tượng một số nhà sư Tây Tạng hoặc các nhà yoga Ấn Độ tự nâng người lên khỏi mặt đất trong khi thiễn tĩnh tọa.

NTDVN còn cung cấp cho chúng ta về những người có siêu năng lực với khả năng bay lên khỏi mặt đất khác. Khi đó, nhiều khi những hiện tượng này sẽ bị con người hiện đại giải thích là mê tín, là trò lừa bịp.

4. Vũ trụ được thiết kế siêu chính xác cho sự sống, liệu có thể do sự chuyển động hỗn loạn của vật chất?

Mặc dù khoa học hiện đại đầy rẫy những kẽ hở không thể biện minh, nhưng những người được giáo dục bằng khoa học hiện đại đều coi các lý thuyết và giả thuyết khoa học là chân lý, họ bài xích và tránh xa những tư tưởng và hành vi truyền thống của nhân loại.

Những tuyệt tác đều cần có thiết kế tinh vi

Isaac Newton là một trong những nhà khoa học kiệt xuất nhất trong lịch sử và là ‘cha đẻ của vật lý học cận đại’. Nhà thiên văn học nổi tiếng Halley là bạn thân của Newton, ông nổi tiếng bởi đã tính được quỹ đạo di chuyển của sao chổi Halley.

Một hôm, Halley đến thăm Newton, nhìn thấy một mô hình Hệ mặt trời do Newton chế tác mà cảm thán không thôi. Ở trung tâm của mô hình này là một mặt trời mạ vàng, các hành tinh được bài trí ngay ngắn xung quanh, chỉ cần kéo cần quay thì các hành tinh lập tức chuyển động hài hòa theo quỹ đạo của mình, vô cùng mỹ diệu.

Halley hỏi Newton rằng mô hình này do ai tạo ra, Newton trả lời rằng mô hình này không có ai thiết kế và chế tạo, chẳng qua là các loại vật chất chuyển động ngẫu nhiên va chạm vào nhau mà tạo thành. Halley nói, vô luận thế nào cũng phải là do ai đó thiết kế và tạo ra, hơn nữa người đó là một thiên tài.

Lúc này Newton vỗ vai Halley nói: “Cái mô hình này tuy rất tinh xảo, nhưng so với Hệ mặt trời thực tế thì thực sự không là gì cả. Vậy thì Hệ mặt trời tinh xảo hơn cái mô hình này hàng trăm triệu lần, thì ai đã sáng tạo ra nó?”

Như vậy, mọi người đều biết rằng các cỗ máy tinh vi và các công trình kiến trúc tuyệt đẹp đều cần có thiết kế do các sinh mệnh có trí tuệ thực hiện.

Sơ đồ hoặc bản đồ của vũ trụ quan sát được. Từ trái sang phải, các thiên thể đã biết được sắp xếp theo khoảng cách của chúng với Trái đất. Ở biên giới bên phải, chúng ta tìm thấy các vật thể quan sát được ở xa hơn đó là các chuẩn tinh ở xa và bức xạ phông vi sóng. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Sơ đồ hoặc bản đồ của vũ trụ quan sát được. Từ trái sang phải, các thiên thể đã biết được sắp xếp theo khoảng cách của chúng với Trái đất. Ở biên giới bên phải, chúng ta tìm thấy các vật thể quan sát được ở xa hơn đó là các chuẩn tinh ở xa và bức xạ phông vi sóng. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tương tự như thế, các khám phá khoa học vũ trụ, sinh học và triết học đã khiến nhiều nhà khoa học phải thừa nhận rằng vũ trụ và sự sống trên hành tinh chính là một phần của thiết kế lớn. Chỉ có trí tuệ ngoài vũ trụ mới có thể thiết kế nên vũ trụ mà chúng ta đang tồn tại trong nó.

Vũ trụ và sự sống trên hành tinh chính là một phần của thiết kế lớn

Các nhà vật lý tính toán rằng để sự sống có thể tồn tại, trọng lực và các định luật vật lý khác chi phối vũ trụ của chúng ta cần phải được điều chỉnh một cách vô cùng chính xác. Ví dụ, nếu tốc độ nở ra của vũ trụ chỉ cần yếu hơn một chút, trọng lực sẽ kéo tất cả các vật chất trở thành một “Vụ Co Lớn” (Big Crunch – là một giả thuyết về sự quy tụ của vũ trụ trở lại một điểm sau khi nó ngừng nở ra sau Vụ Nổ Lớn).

Trái lại, nếu tỷ lệ nở ra chỉ cần lớn thêm một phần nhỏ, tất cả các thiên hà, ngôi sao và các hành tinh có thể đã không bao giờ hình thành, và chúng ta sẽ không thể xuất hiện.

Để sự sống có thể tồn tại, các điều kiện trong hệ mặt trời của chúng ta và hành tinh của chúng ta cũng cần phải thật chính xác. Ví dụ, chúng ta đều nhận ra rằng nếu không có bầu khí quyển chứa khí oxy, không ai trong chúng ta sẽ có thể hít thở được. Và không có oxy, nước không thể tồn tại. Không có nước sẽ không có mưa cho cây trồng của chúng ta. Các yếu tố khác như canxi, hydro, nitơ, natri, cacbon và phốt pho cũng rất cần thiết cho sự sống. Nhưng điều đó cũng không phải là tất cả những gì cần thiết để sự sống có thể tồn tại.

Kích thước, nhiệt độ, khoảng cách tương đối, và lớp bao phủ hóa học của hành tinh, Mặt trời, Mặt trăng của chúng ta cũng cần phải thật chính xác về mọi phương diện. Có lẽ phải có rất nhiều các điều kiện về sinh học, thời tiết khác nữa mà cần phải thật chính xác. Nhiều nhà khoa học tin tưởng rằng chỉ có Chúa Trời mới có thể sắp đặt được các điều kiện như vậy, nhưng những người theo thuyết khoa học vô khả tri đã không thể giải thích được “những sự trùng hợp ngẫu nhiên” rõ rệt này.

Như vậy có thể nói rằng sự chuyển động hỗn loạn của vật chất, như quan điểm của khoa học hiện nay, không thể tạo nên vũ trụ tuyệt đẹp vô cùng tinh diệu, hoàn mỹ được.

Thay lời kết

Phủ định một sự việc không giống như chứng minh một sự việc là đúng, vì còn liên quan đến các yếu tố khác như chính trị, lợi ích, danh dự v.v… làm phức tạp hóa các vấn đề đơn giản, mục đích cuối cùng là “đứng về” bên nào, lựa chọn cách hiểu nào.

Điều này nói rõ hai vấn đề: Một là các lý thuyết khoa học không phải là chân lý bất biến áp dụng cho mọi sự vật; Hai là cùng một chất hoặc một cá thể nhưng có khả năng bị ràng buộc bởi các quy luật khác nhau ở các trạng thái khác nhau.

Kỳ thực trong lịch sử nhân loại luôn có những lý luận uyên thâm giải thích về vũ trụ và sinh mệnh, họ đã đi theo tuyến đường khoa học khác, nghiên cứu trực tiếp đến nhân tâm con người.

Mặc dù khoa học hiện đại đã tạo ra một xã hội hiện đại phồn vinh về mặt vật chất, nhưng luôn đè nén tinh thần và phong bế con người. Nó đã sử dụng các lý thuyết nông cạn để lật đổ các truyền thống văn hóa cổ đại, coi đó là lạc hậu và ngu muội, nhưng lý do phủ nhận thường chỉ vì khoa học không thể chứng minh được. Vì không chứng minh được nên nói là sai lầm, là mê tín và giả khoa học.

Khoa học chỉ là một phương tiện để con người tìm kiếm chân lý chứ không phải bản thân chân lý. Chúng ta không được để trí tuệ của mình bị phong bế bởi những tín tức và lý thuyết hiện đại phức tạp rối rắm, chúng ta hãy cùng khai mở đôi mắt bị bịt kín bấy lâu nay để có thể tiếp thu những tinh hoa của nhân loại nhiều hơn nữa.

Theo Chanhkien.org



BÀI CHỌN LỌC

4 uẩn khúc đáng ngại của khoa học hiện đại