Vì sao nên hướng cho trẻ đọc những tác phẩm kinh điển?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bất kỳ cuốn sách hay bài báo nào đã trở thành ‘kinh điển' thì nó phải có lý do.

Ở Mỹ, các trường vào đầu năm học mới đều sẽ đưa ra một danh sách dài những những cuốn sách phù hợp với mỗi lứa tuổi học sinh, đồng thời cũng tiến hành tổ chức cuộc thi “Đọc sách theo danh được chỉ định”. Ở Việt Nam gần như không có việc “phân lứa tuổi để giới thiệu sách” như vậy. Mặc dù rất nhiều cha mẹ khuyến khích trẻ đọc sách, nhưng đa số chúng đều bị cuốn hút bởi những bộ truyện tranh hoặc đọc những tác phẩm không tốt. Những bậc cha mẹ ở Mỹ ngoài việc khuyến khích con cái đọc nhiều ra cũng yêu cầu chúng đọc nhiều sách “kinh điển", đồng thời chú trọng chất lượng và số lượng.

Vậy những tác phẩm kinh điển có thể mang lại cho trẻ những gì?

Liên quan đến điểm này, tôi nhớ đến cuốn sách Tính trọng yếu của việc đọc nhiều của tác giả Lý Gia Đồng. Ngoài việc cổ vũ đọc nhiều ra, ông còn nhắc đến rất nhiều ý tưởng khác. Ví dụ, ông cho rằng tài liệu đọc thì có vô vàn, nhưng đọc nhiều cũng cần phải có phương hướng. Dưới đây là 6 loại sách có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng khả năng đọc của trẻ:

  • Tác phẩm kinh điển nổi tiếng
  • Tác phẩm có tính luận thuật tốt
  • Văn học thẩm phán và tiểu thuyết trinh thám
  • Văn học mang tính tri thức
  • Tin tức quốc tế
  • Sách giáo khoa tổng hợp
Những bậc cha mẹ ở Mỹ ngoài việc khuyến khích con cái đọc nhiều ra cũng yêu cầu chúng đọc nhiều sách “kinh điển", đồng thời chú trọng chất lượng và số lượng.
Những bậc cha mẹ ở Mỹ ngoài việc khuyến khích con cái đọc nhiều ra cũng yêu cầu chúng đọc nhiều sách “kinh điển", đồng thời chú trọng chất lượng và số lượng. (Ảnh: Shutterstock).

Tác giả Lý Gia Đồng còn cho rằng: “Bất kỳ cuốn sách hay bài báo nào đã trở thành ‘kinh điển' thì nó phải có lý do. Một cuốn sách không có chiều sâu sẽ rất khó trở thành một tác phẩm kinh điển. Tôi khuyến khích độc giả đọc những cuốn sách còn lưu truyền tới tận bây giờ. Bởi vì những tác phẩm đó phải có một mức độ ảnh hưởng nhất định của trái tim người đọc, nội hàm sâu sắc mới có thể chiếm trọn được trái tim của độc giả ở mọi thời đại.”

Tôi tin chắc rất nhiều người sẽ thắc mắc: “Ai nói nhất định phải đọc sách kinh điển?”

Trên thực tế, thời còn trẻ tôi cũng đọc không ít sách giải trí (như truyện tranh, tiểu thuyết kiếm hiệp…), hơn nữa cũng cho rằng đọc sách là sự hưởng thụ rất cá nhân, vậy nên ban đầu tôi không ủng hộ đọc những tác phẩm kinh điển, tác phẩm vĩ đại hoặc tác phẩm lâu đời.

Sau này dần dần tĩnh tâm để đọc những cuốn kinh điển, tôi mới dần dần hiểu được: Trên con đường đọc, tôi đã đi một đoạn đường vòng khá dài. Tôi phải khổ sở để đi tìm đáp án, chìm trong cảm giác vô vọng một thời gian dài, thì ra trong những sách kinh điển của mấy trăm năm trước đã có người nghĩ ra chúng rồi.

Bất kỳ cuốn sách hay bài báo nào đã trở thành ‘kinh điển' thì nó phải có lý do. Một cuốn sách không có chiều sâu sẽ rất khó trở thành một tác phẩm kinh điển.
Bất kỳ cuốn sách hay bài báo nào đã trở thành ‘kinh điển' thì nó phải có lý do. Một cuốn sách không có chiều sâu sẽ rất khó trở thành một tác phẩm kinh điển. (Ảnh: Pixnio.com).

Vậy nên, tôi khuyến khích con trai đọc nhiều những tác phẩm kinh điển văn học dành cho trẻ nhỏ. Nghỉ hè mỗi năm, tôi đều chỉ định cháu đọc vài những tác phẩm văn học cổ điển Đông, Phương tây, ví dụ: Robinson Crusoe, Gulliver du kí, đảo kim cương, nanh trắng, Tây Du Ký hay Tam Quốc diễn nghĩa…

Tất nhiên có lúc cháu cũng không thể hiểu hết toàn bộ nội dung của những cuốn sách đó. Khi đó tôi sẽ bảo cháu dừng lại, đợi đến sau một thời gian dài nghỉ xong thử đọc lại xem sao. Ban đầu cháu tỏ vẻ chống đối, bởi vì các bạn cùng lớp cháu đều không đọc sách này, lý do căn bản có thể là những cuốn sách đó quá lâu đời và nhàm chán. Nhưng dưới sự kiên trì của tôi đến khi cháu muốn thử đọc lại, quả nhiên đã dần dần nhận ra sự hấp dẫn không thể kháng cự của những cuốn sách này.

Rất nhiều lần, sau khi cháu đọc hết một tiểu thuyết kinh điển xong, còn quay lại nhắc tôi: “Mẹ à, cuốn sách này hay quá, mẹ đọc qua chưa? hay “Mẹ nhất định phải xem đó nhé, đặc biệt là mục này này…”

Kế hoạch ‘kinh điển’ của tôi xem ra đã thành công ở thời điểm hiện tại, và trước mắt vẫn tiến hành áp dụng nó.

Thanh Khiết biên dịch
Nguồn: Epoch Times

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Vì sao nên hướng cho trẻ đọc những tác phẩm kinh điển?