Trẻ em không vâng lời, nổi loạn, phản ánh cách giáo dục sai lầm của cha mẹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thời kỳ nổi loạn của con trẻ, việc giao tiếp với trẻ quả thực giống như đi thuyền trong biển rộng vô biên. Bánh lái của cha mẹ cần phải liên tục tùy thời mà điều chỉnh...

Những đứa trẻ trong thời kỳ nổi loạn giống như thời tiết ngày xuân, mưa nắng thất thường, gió vừa về thì có khi mặt trời đã ló dạng, đảo mắt qua đã thấy trời đổ cơn mưa...

Hầu hết các bậc cha mẹ đều khổ não nhọc tâm vì những đứa trẻ bước vào thời kỳ nổi loạn không còn chịu nghe lời dạy dỗ. Vào giai đoạn này, việc giao tiếp với trẻ quả thực giống như đi thuyền trong biển rộng vô biên. Bánh lái của cha mẹ cần phải liên tục tùy thời mà điều chỉnh.

Vậy làm thế nào để bạn có thể giao tiếp tốt với con? Tìm đúng phương pháp thì mới gọi là ‘làm chơi ăn thật’...

Nhà anh bạn hàng xóm của tôi gần đây khá buồn phiền. Con anh vừa mới học trung học cơ sở năm ngoái. Hai vợ chồng anh đã làm việc chăm chỉ, cố gắng tạo ra một môi trường tốt nhất ở nhà cho con thoải mái học hành, để đứa trẻ không phải lo lắng, chỉ cần chuyên tâm học. Tuy nhiên, cậu con trai lại luôn tỏ ra đầy bất hạnh khi anh đề cập đến việc học, hoặc tranh cãi với cha mẹ hoặc cố né tránh học hành.

Trước kỳ thi cuối năm ngoái, cậu bé đã bỏ học và trốn nhà bỏ đi. Sau đó cậu đã về nhà nhưng người bố thì không thôi tức giận, không muốn nghe con giải thích. Trong suốt mấy ngày ở nhà nhưng hai bố con còn chẳng nhìn mặt nhau, cũng không nói với nhau nửa lời. Anh thấy rằng không thể nào nói chuyện với đứa con này nữa, nó đã nổi loạn quá mức rồi.

Có lẽ tình huống trớ trêu này, rất nhiều gia đình đã từng trải nghiệm.

Tuy vậy, cha mẹ cần biết rằng, thời kỳ nổi loạn là giai đoạn tất yếu mà mỗi đứa trẻ đều sẽ phải trải qua, chỉ là từng đứa trẻ sẽ có một biểu hiện khác nhau mà thôi.

cha mẹ cần biết rằng, thời kỳ nổi loạn là giai đoạn tất yếu mà mỗi đứa trẻ đều sẽ phải trải qua, chỉ là từng đứa trẻ sẽ có một biểu hiện khác nhau mà thôi.
Cha mẹ cần biết rằng, thời kỳ nổi loạn là giai đoạn tất yếu mà mỗi đứa trẻ đều sẽ phải trải qua, chỉ là từng đứa trẻ sẽ có một biểu hiện khác nhau mà thôi. (Ảnh: Shutterstock)

Nhưng rốt cuộc thì điều gì đã khiến một đứa trẻ bắt đầu nổi loạn khi bước vào tuổi dậy thì? Nguyên nhân có thể liên quan đến cha mẹ của chúng.

***

Điều gì khiến trẻ trở nên đặc biệt nổi loạn khi đến tuổi dậy thì?

Không quan tâm đến sự phát triển của con

Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ bỏ qua sự phát triển hàng ngày của con cái họ. Rất nhiều khi họ coi con cái là những đứa trẻ không biết gì. Cha mẹ luôn muốn chăm sóc con cái, hy vọng chúng an toàn trong vòng tay của mình, vì thế mà luôn ngăn cản đứa trẻ tự do thăm dò khám phá thế giới. Đây là một trong những lý do khiến đứa trẻ nổi loạn. Trẻ em ở trường học cách tự lập, nhưng khi ở nhà, chúng thậm chí có thể bị ngăn cản làm những việc nhỏ nhặt nhất, ví như rửa bát. Trẻ muốn tự lập nhưng cũng không thể, làm sao có thể trưởng thành trong hạnh phúc?

Thân bất chính thì ngôn vô lực

Hầu hết các bậc cha mẹ đều có tiêu chuẩn kép. Họ đối xử với con cái vô cùng nghiêm khắc, nhưng đối đãi với bản thân lại rất dễ dãi. Những bậc cha mẹ như vậy làm sao có thể khiến đứa trẻ ‘cam tâm tình nguyện’ tin phục? Cha mẹ thường sẽ yêu cầu con xem ít TV và chơi điện thoại ít đi, nhưng cha mẹ lại không sẵn sàng đặt điện thoại di động xuống. Hễ mà đứa trẻ nhắc nhở cha mẹ thì cha mẹ sẽ sẵn sàng lấy danh “gia trưởng” để áp đặt con. Mới đầu, đứa trẻ chính là không phục, nhưng dần dần sự không phục này sẽ ngày càng tăng lên, và tâm lý nổi loạn của trẻ sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Tâm lý độc lập của trẻ

Hầu hết trẻ em đến tuổi dậy thì đều mong muốn được tự lập và tự do, trong trái tim nhỏ bé của chúng chứa đầy các dạng các loại ý kiến khác nhau. Nhưng trong những sự việc to nhỏ xảy ra trong gia đình, lấy lý do là con còn nhỏ tuổi, cha mẹ không cho đứa trẻ tham dự vào. Một khi suy nghĩ của trẻ phát sinh va chạm với ý kiến ​​của cha mẹ, thì thật khó để cùng ngồi lại với con. Dưới sự đè nén như thế, trẻ em tuổi dậy thì luôn thích làm việc chống đối lại cha mẹ và bày tỏ sự bất bình bên trong chúng một cách nổi loạn. Đứa trẻ hy vọng rằng thông qua sự nổi loạn của mình để chứng minh rằng “con đã trưởng thành!”.

Tuổi dậy thì giống như một bước ngoặt đối với trẻ em. Trẻ trước tuổi dậy thì ngoan ngoãn dễ bảo, trẻ sau tuổi dậy thì nóng nảy và thô lỗ, khiến cha mẹ phải “đau đầu”. Nhưng biểu hiện của trẻ là một hình ảnh phản chiếu cách giáo dục của cha mẹ. Sự bất tuân và nổi loạn của trẻ không gì khác hơn là thể hiện phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ.

Trẻ trước tuổi dậy thì ngoan ngoãn dễ bảo, trẻ sau tuổi dậy thì nóng nảy và thô lỗ, khiến cha mẹ phải “đau đầu”. Nhưng biểu hiện của trẻ là một hình ảnh phản chiếu cách giáo dục của cha mẹ.
Trẻ trước tuổi dậy thì ngoan ngoãn dễ bảo, trẻ sau tuổi dậy thì nóng nảy và thô lỗ, khiến cha mẹ phải “đau đầu”. Nhưng biểu hiện của trẻ là một hình ảnh phản chiếu cách giáo dục của cha mẹ. (Ảnh: Shutterstock)

Trẻ em không vâng lời, nổi loạn, phản ánh cách giáo dục sai lầm của cha mẹ

Bạo lực tinh thần bóp nghẹt tính cách độc lập của trẻ

Hiện nay, cha mẹ đối với việc dạy dỗ con cái phần nhiều không phải là để khuyến khích trẻ phát huy khả năng sáng tạo, mà là dạy trẻ học cách bắt chước theo cách giáo dục định hướng trong kỳ thi. Nhiều bậc cha mẹ cũng sử dụng bạo lực tinh thần đối với con trẻ, hơn nữa phủ nhận thành tích của con, khiến đứa trẻ bị ép buộc tuân theo theo ý thích của người lớn.

Trừng phạt thể xác

Hình phạt bằng đòn roi có lẽ không còn xa lạ với một số bậc cha mẹ. Con hư thì cha mẹ có trách nhiệm phải dạy dỗ. Tuy vậy sử dụng, thậm chí lạm dụng đòn roi chưa bao giờ là một phương pháp giáo dục tốt. Giáo dục bằng bạo lực sẽ nhận về một sự nổi loạn tương xứng. Cha mẹ lớn lên trong những lời trách mắng vẫn cầm gậy và tiếp tục sử dụng ý tưởng này để giáo dục con cái. Việc giáo dục trừng phạt thân thể không chỉ làm gián đoạn niềm tin của con cái đối với cha mẹ, mà còn làm suy sụp những đứa trẻ ngoan ngoãn.

Thay đổi mục tiêu dài hạn là khuyết thiếu trong giáo dục trẻ em

Nhiều bậc cha mẹ là vì sinh tồn mà phải bôn ba mệt nhọc. Hôm nay họ cảm thấy làm một công chức là tốt, và họ sẽ khuyến khích con cái mình học tập chăm chỉ để trở thành công chức. Ngày mai họ sẽ cảm thấy viết sách hoặc ca hát là tốt, nên lại đầu tư cho con trẻ nào là các tác phẩm văn tự, hy vọng đứa trẻ có thể tiến về phía trước. Cha mẹ có thói quen “xoay” con chạy theo cảm giác của mình, không nghe cũng không hỏi và không cảm nhận được ý muốn của con. Những đứa trẻ lớn lên dưới cách giáo dục cực đoan này, chúng sẽ tự nhiên cầm “vũ khí” nổi loạn chống đối lại sự giáo dục của cha mẹ chúng.

***

Hầu hết sự nổi loạn của trẻ em đều bắt nguồn từ cách giáo dục của cha mẹ. Sự trưởng thành của một đứa trẻ không phải là một dòng nước không có nguồn cội. Giáo dục của cha mẹ giống như việc tưới nước cho trẻ mỗi ngày. Các chủng các dạng biểu hiện trên quá trình trưởng thành của con, đều có liên quan đến cha mẹ.

Cha mẹ nắm bắt 3 điểm này, thời kỳ nổi loạn của trẻ cũng có thể trở thành thời kỳ định hình tốt nhất của cuộc đời.

Giáo dục của cha mẹ giống như việc tưới nước cho trẻ mỗi ngày. Các chủng các dạng biểu hiện trên quá trình trưởng thành của con, đều có liên quan đến cha mẹ. 
Giáo dục của cha mẹ giống như việc tưới nước cho trẻ mỗi ngày. Các chủng các dạng biểu hiện trên quá trình trưởng thành của con, đều có liên quan đến cha mẹ. (Ảnh: Shutterstock)

Tôn trọng trẻ

Là cha mẹ, bài học đầu tiên cần học là tôn trọng con trẻ. Nhiều bậc cha mẹ sẽ ngay lập tức trừng phạt trẻ mỗi khi chúng làm điều gì đó sai. Thực tế, điều này là thiếu tôn trọng trẻ. Là cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể tôn trọng lời nói và hành động của con bạn, và không đưa ra quá nhiều bình giá về đạo đức của trẻ. Điều này thực sự sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển tính cách.

Giao tiếp với con càng nhiều càng tốt

Giao tiếp là cầu nối quan trọng để giải quyết vấn đề. Đứa trẻ sở dĩ trở nên nổi loạn trong tuổi dậy thì, không gì khác hơn là bởi ý thức độc lập tự chủ trong trẻ không ngừng lớn mạnh. Khi này, đứa trẻ có nhiều ham muốn khám phá, hoặc muốn thử hoặc muốn thể hiện, và quyền uy ngăn cấm của cha mẹ sẽ khiến chúng sản sinh tâm lý phản kháng, cũng khiến trẻ khẩn trương thể hiện khả năng của mình. Khi cha mẹ và con cái phát sinh chia rẽ, cha mẹ không nên phủ nhận con cái, hãy ngồi xuống và trò chuyện cùng con, mới có thể tìm thấy phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Chủ động thừa nhận sai lầm

Là con người, không có ai không từng mắc sai lầm, bất kể là người lớn hay trẻ em. Vì vậy, khi xảy ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ đừng luôn nghĩ về sai lầm của trẻ. Cha mẹ hãy là người phân tích vấn đề và chủ động thừa nhận sai lầm của mình nếu có. Hơn nữa, tích cực xin lỗi trẻ, vì vậy cuộc nổi loạn của trẻ sẽ không tồi tệ thêm.

***

Giai đoạn nổi loạn của trẻ em là một vấn đề khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu. Là cha mẹ, bạn phải nỗ lực hướng dẫn con trẻ bằng cả hành vi và ý tưởng, giúp trẻ có một tương lai tốt đẹp và làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trở nên thuận hòa hơn.

Những đứa trẻ nổi loạn giống như những vùng biển gồ ghề. Những gì cha mẹ cần là làm chủ bánh lái, tìm một con kênh tốt để giao tiếp với con và giúp con tiến vào một ngày mai tươi sáng.

Hòa An (biên dịch)
Theo aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Trẻ em không vâng lời, nổi loạn, phản ánh cách giáo dục sai lầm của cha mẹ