Trẻ em càng có kỷ luật càng ưu tú

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo dục con cái, chỉ yêu thôi chưa đủ. Ngoài tình yêu con, cha mẹ còn cần phải có sự nghiêm khắc. Quản thúc đôi khi mang lại sự khó chịu cho trẻ nhưng vẫn cần cha mẹ dụng tâm rèn giũa cho con cái tính kỷ luật.

Thói quen vô kỷ luật chính là khởi nguồn của bất hạnh. Dưỡng thành quy tắc cho trẻ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày chính là vấn đề cực kỳ quan trọng và cũng là mấu chốt trong việc giáo dục trẻ nhỏ.

Một lần tôi đi dự giờ lớp học của cô cháu gái, đó là một buổi khiến tôi nhận ra bài học sâu sắc về cách dạy dỗ trẻ.

Trong lúc kiểm tra bài đầu giờ có mấy bạn nô đùa trong lớp, bạn lớp trưởng nhắc nhở không được nên ghi tên các bạn lên bảng. Dù vậy, mấy bạn bị ghi tên vẫn tỏ ra không hề quan tâm. Thấy lạ tôi hỏi lớp trưởng: “Mấy bạn bị ghi tên đó sẽ thế nào?”. Em lớp trưởng trả lời: “Sẽ bị cô giáo cấm không cho ra chơi". Một bạn có tên ghi trên bảng ngồi gần đó nghe được liền nói: “Không cho ra sân chơi, ở trong lớp chơi ném bóng càng thích".

Quả nhiên sau lúc ra chơi tôi quan sát, mấy bạn đó chơi bóng trong lớp rất vui vẻ. Thậm chí lúc tan học, lớp trưởng yêu cầu các bạn xếp hàng ngay ngắn ra về, nhưng mặc cho bạn lớp trưởng có quát lớn cỡ nào cũng chẳng ai bận tâm, bởi tiếng nô đùa luôn to hơn, át cả tiếng bạn lớp trưởng. Cơ bản là chẳng có ai thèm chú ý. Cả một lớp học đều rất lộn xộn, không phải vì lớp không có quy tắc, mà là không có kỷ luật thích đáng nên không ai nghe theo.

Thậm chí lúc tan học, lớp trưởng yêu cầu các bạn xếp hàng ngay ngắn ra về, nhưng mặc cho bạn lớp trưởng có quát lớn cỡ nào cũng chẳng ai bận tâm
Thậm chí lúc tan học, lớp trưởng yêu cầu các bạn xếp hàng ngay ngắn ra về, nhưng mặc cho bạn lớp trưởng có quát lớn cỡ nào cũng chẳng ai bận tâm... (Ảnh qua giaoduc.net.vn).

Tự do được sinh ra từ kỷ luật

Trước tôi từng xem một cuốn sách về giáo dục của Đức có tựa đề: Trẻ em càng có kỷ luật càng ưu tú, trong đó có viết: “Dũng khí trong giáo dục chính là kiên định với kỷ luật. Kỷ luật là điều khó được chấp nhận nhưng lại là nền tảng căn bản nhất trong giáo dục trẻ nhỏ”.

Nhắc đến “kỷ luật”, mọi người đều cảm thấy áp lực và chán ghét như là cưỡng chế, phục tùng, cấm cản, áp đặt, kìm hãm ý chí. Kỳ thực đó đều không phải, kỷ luật chân chính là nâng hiệu suất công việc lên một cách cao nhất và cũng là vui vẻ nhất, đạt tới cảnh giới khiến người thực thi kỷ luật tiếp nhận một cách tự nhiên nhất, từ mức độ bị để người khác quản chế, nhắc nhở tới cảnh giới “tự kỷ luật", tự mình yêu cầu chính mình, biến nó thành thói quen tự nhiên, tự giác bản thân con trẻ.

Dưỡng thành thói quen hàng ngày chính là trọng tâm của giáo dục

Trong một lớp học mẫu giáo tại Mỹ, giáo viên đã áp dụng phương pháp kỷ luật rất hay.

Giáo viên có một công cụ ghi chép thưởng phạt rõ ràng, giáo viên để một tấm bảng có chia làm ba khu vực Xanh, Vàng, Đỏ trong lớp. Bé nào đi học sớm, giáo viên sẽ dùng một mẩu giấy dán chuyên dụng trên đó có in hình mặt cười lên cánh tay. Nếu như em nào trong tuần đi sớm 5 ngày, thì thứ 6 sẽ được đến thùng đồ chơi bí mật của giáo viên lấy một món đồ chơi, thông thường đều là những món đồ chơi đáng yêu như kính viễn vọng hoặc món gì đó, đều là những thứ trẻ em rất thích…

Trong lớp, mỗi em sẽ có một cái kẹp gỗ ghi tên của mình, tất cả đều được kẹp lên khu vực màu xanh trên bảng. Trong lớp em nào không ngoan sẽ bị giáo viên nhắc nhở, đồng thời sẽ chuyển chiếc kẹp ghi tên em đó từ khu vực màu xanh sang khu vực màu vàng; nếu như còn tái phạm sẽ chuyển tiếp sang khu vực màu đỏ, đồng thời cũng bóc chiếc mặt cười trên cánh tay xuống.

Nếu như em nào trong tuần đi sớm 5 ngày, thì thứ 6 sẽ được đến thùng đồ chơi bí mật của giáo viên lấy một món đồ chơi
Nếu như em nào trong tuần đi sớm 5 ngày, thì thứ 6 sẽ được đến thùng đồ chơi bí mật của giáo viên lấy một món đồ chơi... (Ảnh: Pexels).

Giáo dục không những cần thưởng phạt công minh mà còn cần cảnh báo rõ ràng. Và ở đây, khu vực bảng màu vàng chính là biểu thị sự nhắc nhở, cảnh cáo trẻ khi vi phạm giới hạn của hành vi sai - đúng. Tất nhiên, chúng ta không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm giáo dục con cái cho nhà trường, nên nhớ, giáo dục gia đình mới là nền tảng vững chắc nhất và cũng là căn bản nhất trong vấn đề giáo dục trẻ nhỏ.

Thực tế đã chứng minh, phần nhiều những trẻ em hư hỏng đều có chung một đặc điểm, đó chính là thiếu mất nền tảng giáo dục gia đình. Chỉ cần quan sát một đứa trẻ, người ta hoàn toàn có thể biết được hoàn cảnh gia đình của nó. “Con cái chính là tấm gương phản ánh cha mẹ”, điều này hoàn toàn chuẩn xác. Đứa trẻ nào có được một hoàn cảnh gia đình hạnh phúc, bố mẹ sinh hoạt có nề nếp thì nhất cử nhất động của nó đều có thể phản ánh ra được.

Chúng ta đều không mong muốn con cái của mình bị xem là đứa trẻ không có gia giáo, tuy nhiên trước khi yêu cầu điều đó thì bản thân cha mẹ cũng cần phải là người làm gương mẫu cho con. Bản thân cha mẹ phải phân biệt được phải trái đúng sai, có nền nếp kỷ luật. Còn nếu mải mê đắm chìm trong công việc kiếm tiền, không lo rèn rũa kỷ luật cho con, mà yêu cầu con cái mình phải chăm ngoan học giỏi thì thực là thiếu trách nhiệm. Phó mặc việc nuôi dạy con cái cho nhà trường đó là điều không công bằng và cũng không khả thi.

Muốn con ngoan, cha mẹ phải đứng đắn; muốn con có kỷ luật, cha mẹ phải chuẩn mực chấp hành; muốn con thiện lương, cha mẹ phải thật thà. Lấy mình làm gương cho con là việc cha mẹ buộc phải làm. Kỷ luật không chỉ giúp con cái trưởng thành có nề nếp, mà còn giúp cha mẹ có hành vi chuẩn mực.

Đường Minh (biên dịch)

Theo: epochtimes.com
Tác giả: Lê Vy

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Trẻ em càng có kỷ luật càng ưu tú