Thành tích của con tôi không nổi bật, nhưng tôi tin rằng cháu ‘thành công muộn’!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đây là bài phát biểu của một người cha tự nhận mình là phụ huynh của một học trò “chậm tiến”. Nhưng nó đã khiến rất nhiều phụ huynh có mặt phải chăm chú lắng nghe và suy ngẫm.

“Nếu con bạn cũng đang phải đối mặt với áp lực bài vở, bạn nhất định phải có một cái nhìn tích cực”. Câu nói chân thành này khiến nhiều cha mẹ xúc động.

***

Kính chào thầy cô, các phụ huynh! Chào tất cả mọi người!

Hôm nay, tôi có vài lời thay mặt cho các bậc phụ huynh có con tương đối chậm tiến trong lớp. Mong mọi người bớt chút thời gian để lắng nghe.

Cả tôi và mẹ đứa nhỏ đều quan tâm đến việc học tập của con, cũng không tiếc tiền, nhưng đây không phải là một quá trình ‘dễ chịu’.

Tôi là một người công tác trong ngành giáo dục, đầy lý tưởng và lý thuyết giáo dục. Vì vậy ngay từ đầu tôi đã cố gắng không can thiệp vào việc học của con, giữ theo nguyên tắc quan sát nhiều hơn, khuyến khích và hướng dẫn nhiều hơn, kiên quyết không chạy theo xu thế mà tin tưởng vào cách giáo dục của mình.

Nhưng kết quả là, tôi nhận thấy sự chậm chạp nặng nề của đứa trẻ. Cậu bé cứ ‘ngây người’ cả ngày, bài tập về nhà thường phải làm đến tối muộn, 10 - 11h giờ tối cũng chưa xong.

Cậu bé cứ ‘ngây người’ cả ngày, bài tập về nhà thường phải làm đến tối muộn, 10 - 11h giờ tối cũng chưa xong.
Cậu bé cứ ‘ngây người’ cả ngày, bài tập về nhà thường phải làm đến tối muộn, 10 - 11h giờ tối cũng chưa xong. (Ảnh: Pickpik)

Vì vậy, cuối cùng tôi đã từ bỏ ý tưởng ban đầu, bắt đầu đồng hành và kèm cặp con. Nhưng cũng kể từ đó, trong nhà tràn ngập lời quát mắng, tức giận và khóc lóc...

Tất cả các giáo viên đều biết lý thuyết rằng, ‘không sợ bạn ngu dốt, chỉ sợ rằng bạn thiếu ý chí, không sợ bạn không học, chỉ sợ bạn không có thói quen tự lập và tự chăm sóc mình’... Nhưng lúc này, những điều ấy tôi dường như đều không nhớ.

Cảm xúc của sự thất bại dễ dàng chuyển thành sự nóng nảy, bực bội. Và tôi đã đánh đứa nhỏ, đôi khi còn ra tay rất nặng.

Bất cứ khi nào tôi đánh con, đặc biệt là lúc xuống tay mạnh, tâm trạng của tôi rối bời, thật khủng khiếp. Nhìn thấy đứa trẻ cuộn tròn trong góc, bất lực và lặng lẽ khóc. Đứa trẻ xinh đẹp và đáng yêu này, cho dù mạnh mẽ đến đâu cũng không thể đối kháng lại với tôi. Chỉ vì việc học, mà chúng phải cam chịu tổn thương về tâm lý cùng thể xác. Hơn nữa đây lại là đứa con duy nhất của tôi.

Lúc này đây, thương tiếc, hối hận, đau lòng, những cảm xúc phức tạp đan xen lẫn lộn trong tôi, thật khó để nói rõ...

Chỉ vì việc học, mà chúng phải cam chịu tổn thương về tâm lý cùng thể xác. Hơn nữa đây lại là đứa con duy nhất của tôi. 
Chỉ vì việc học, mà chúng phải cam chịu tổn thương về tâm lý cùng thể xác. Hơn nữa đây lại là đứa con duy nhất của tôi. (Ảnh: Piqsels.com)

Cho đến bây giờ, mỗi khi hồi tưởng lại thời gian đó, nhìn lại chính mình, cảm thấy bản thân đã không dạy được đứa nhỏ, không hề.

Và tôi đã quyết tâm thay đổi, quyết không để bản thân thêm một lần hối hận, không để đứa trẻ phải thất vọng về cha mình.

Tôi muốn đứa nhỏ thấy rằng ba chúng đã thực sự kiên trì, bền bỉ và không bao giờ bỏ cuộc.

Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số quan điểm của tôi:

1. Chấp nhận hiện tại và tương lai của con bạn, cố gắng hết sức để giáo dục con

Không phải các bậc cha mẹ vĩ đại nhất định sẽ sinh ra những người con vĩ đại. Cha mẹ bình thường cũng có thể có những đứa con khác nhau. Không phải tất cả những thói quen tốt đều được cha mẹ cấp, nếu không thì tại sao giữa một số cha mẹ và con cái lại khác biệt một trời một vực. Không phải tất cả các thói hư tật xấu là do cha mẹ giáo dục không đúng cách. Người xưa cũng có câu rằng: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”.

Vì vậy, nếu đây là con của chúng ta, chúng ta đưa chúng đến thế gian này, thì việc chúng ta có thể làm là yêu thương chúng, cho chúng sự giáo dục tốt nhất mà bạn có thể.

Nếu đây là con của chúng ta, chúng ta đưa chúng đến thế gian này, thì việc chúng ta có thể làm là yêu thương chúng, cho chúng sự giáo dục tốt nhất mà bạn có thể. (Ảnh: Piqsels.com)
Nếu đây là con của chúng ta, chúng ta đưa chúng đến thế gian này, thì việc chúng ta có thể làm là yêu thương chúng, cho chúng sự giáo dục tốt nhất mà bạn có thể. (Ảnh: Piqsels.com)

2. Bên con là một loại hạnh phúc, nhưng đừng để nó trở thành thống khổ

Nếu con bạn thông minh, xinh đẹp, có thói quen tốt và tự lập, việc học sẽ không bao giờ khiến bạn phải lo lắng. Giáo viên khen bạn dạy con tốt, bạn cũng cảm thấy rất thành công, quả thực cảm thấy rất hạnh phúc.

Nhưng có thể có những tình huống khác. Thời tôi đi học, những người bạn cùng trang lứa với tôi chỉ có thể học cấp 2 trường làng, và cả làng chỉ có duy nhất tôi được nhận vào trường cấp 3 trong quận. Bố rất tự hào về tôi nhưng ông đã sớm qua đời.

Vậy mà, chỉ có mẹ tôi là cảm thấy không vui. Mỗi lần tôi khoác cặp lên vai để đi học xa nhà, là mẹ tôi lại vỗ về tôi và nói: “Đứa nhỏ này học hành tốt rồi, có tiền đồ, mai này sẽ đi ra ngoài công tác, thời gian để mẹ nhìn thấy mày cũng sẽ ít đi”.

Thật không ngờ rằng, những lời này của mẹ tựa như ‘lời sấm’, đều đã thành sự thật. Ngày mẹ qua đời, tôi đã không thể ở bên cạnh bà. Đây không phải là một lời nguyền, mà là một khả năng.

Nếu con bạn không xuất sắc, bạn phải dạy dỗ và dạy dỗ nhiều lần. Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho con, và nói nhiều lời hơn. Có khi phải ngồi bên cạnh con để thủ thỉ, có khi phải ngủ cùng con để kể một câu chuyện cổ tích. Tôi nghĩ rằng, thời gian được ở bên nhau như vậy, chẳng phải sẽ hạnh phúc lắm sao?

Nếu con bạn không xuất sắc, bạn phải dạy dỗ và dạy dỗ nhiều lần. Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho con, và nói nhiều lời hơn. Tôi nghĩ rằng, thời gian được ở bên nhau như vậy, chẳng phải sẽ hạnh phúc lắm sao? 
Nếu con bạn không xuất sắc, bạn phải dạy dỗ và dạy dỗ nhiều lần. Bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho con, và nói nhiều lời hơn. Tôi nghĩ rằng, thời gian được ở bên nhau như vậy, chẳng phải sẽ hạnh phúc lắm sao? (Ảnh: Piqsels.com)

Bởi sau này đứa trẻ lớn lên, bạn sẽ càng có ít cơ hội để gần gũi với chúng. Vậy thì khi chúng còn nhỏ, bạn dành nhiều thời gian cho đứa trẻ hơn những người khác, có lẽ đó lại là hạnh phúc.

Nhưng xin ngàn vạn lần đừng mắc sai lầm như tôi, đừng quát tháo để đứa trẻ phải khóc lóc, để rồi biến hạnh phúc nhỏ nhoi ấy thành sự tra tấn và thống khổ. Trên thế giới này, chỉ có người gần ta nhất mới có thể làm tổn thương ta nhất, hơn nữa là vết thương âm ỉ lâu dài.

3. Không phải ai cũng đều trở thành Einstein, mỗi đứa trẻ là khác biệt

Không có ai bởi vì thân thể con mình gầy yếu hơn những đứa trẻ khác, mà mỗi ngày đánh đập chúng; cũng không có ai quát mắng con mỗi ngày chỉ vì đứa trẻ này chạy nhảy không nhanh bằng con nhà người khác.

Vậy mà chỉ vì kết quả học tập, bạn lại không tiếc lời mắng nhiếc, thậm chí ra tay đánh đòn con. Tại sao bạn lại phải khổ sở như thế?

Sự khác biệt vô hình là tồn tại, nếu không thì tại sao tất cả chúng ta đều không trở thành Einstein? Cần nỗ lực cho tương lai của trẻ, nhưng đừng quá lo lắng, bởi cây đại thụ cuối cùng cũng sẽ che bóng mát một khoảng sân, và cỏ rồi sẽ chuyển sang màu xanh lá.

Tại sao đứa trẻ nói trước quên sau? Tại sao chúng lề mề như vậy? Tại sao không nghe lời? Nói ngàn vạn lần, đánh vài trận, cũng như không?

Các bậc cha mẹ thân mến! Có lẽ không phải vì thái độ, mà giống như chúng không thể học giỏi hơn, hay béo khỏe hơn và chạy nhanh hơn những đứa trẻ khác, căn bản là chúng không thể làm được. Vì vậy, việc mà cha mẹ chúng ta cần làm là giúp đứa trẻ quản lý thời gian, lên kế hoạch, dẫn dắt, hướng dẫn… mà không phải là trách mắng chúng.

Cần nỗ lực cho tương lai của trẻ, nhưng đừng quá lo lắng, bởi cây đại thụ cuối cùng cũng sẽ che bóng mát một khoảng sân, và cỏ rồi sẽ chuyển sang màu xanh lá.
Cần nỗ lực cho tương lai của trẻ, nhưng đừng quá lo lắng, bởi cây đại thụ cuối cùng cũng sẽ che bóng mát một khoảng sân, và cỏ rồi sẽ chuyển sang màu xanh lá. (Ảnh: Piqsels.com)

4. Đừng nói lý thuyết suông, trẻ em cần sự chỉ dẫn cụ thể

Không cần phải nói chuyện tay không. Tất cả các kỹ năng đều từ làm từng việc một, là quá trình dần dần tích lũy.

Và trên thực tế, những đứa trẻ, chúng cần sự chỉ dẫn cụ thể.

Bạn dạy con phải bình tĩnh xử lý vấn đề, nhưng hễ giảng bài một vài lần cho con mà không hiểu, bạn đã vội vàng nổi cáu. Vậy thì, đứa trẻ sẽ “noi gương” như thế nào đây?

Thế nên, chỉ dẫn cụ thể nhất của bậc làm cha mẹ có thể dành cho con, đó chính là ‘làm mẫu’. Hãy làm một tấm gương sáng nhất, từ lời ăn tiếng nói, hành động… để cho đứa trẻ soi vào đó mỗi ngày.

5. Tin rằng “Đại khí vãn thành” - người có tài năng lớn thì thành công, thành danh càng trễ

Một người có khả năng gánh vác trọng trách thì cần phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, vì thế mà thành tựu đến là tương đối muộn.

Giáo dục có hiệu quả ngay tức thì là điều không tưởng, tôi tin rằng đứa trẻ của tôi “đại khí vãn thành”. Tôi lấy đó làm niềm tin, để không quá sốt ruột vội vàng. Quan trọng là tin tưởng và kiên trì.

Đối với cha mẹ già, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi, đây là tiếc nuối.

Đối với con trẻ, nếu ta xem thường bỏ qua, lúc con cần ta nhất ta lại không có mặt, đến khi cuộc sống tương lai của con không được như ý, ta sẽ áy náy và hối hận bội phần.

Vì vậy, “giáo chi đạo, quý dĩ chuyên” - cách giáo dục con cái là lấy chuyên làm trọng. Vì tôi là cha mẹ, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc dạy dỗ con cái một cách kiên trì.

Quỳnh Chi
Theo new.qq.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Thành tích của con tôi không nổi bật, nhưng tôi tin rằng cháu ‘thành công muộn’!