Tại sao trẻ em ăn trộm và cha mẹ nên làm gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo dục con trẻ một cách đúng đắn ngay từ khi còn bé luôn là một vấn đề đối với các bậc cha mẹ. Việc người lớn chỉ dạy con cái cũng phản ánh chính chúng ta đã từng được dạy dỗ như thế nào.

Thời xưa, khi dạy trẻ nhỏ, cha mẹ có các quy tắc nhằm định hướng trẻ tuân theo một chuẩn mực truyền thống: “tiên học lễ, hậu học văn”, “kính lão đắc thọ”, có học Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín… Ngày nay, phương thức tư duy cũng như thói quen đã không còn giống như trước. Rất ít cha mẹ có thể chú ý đến cách hành xử của trẻ nhỏ, chủ yếu muốn con cái được ăn ngon mặc đẹp và hy vọng vào một nền giáo dục tốt sẽ đảm đương được toàn bộ việc dạy dỗ và hình thành nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, có một hiện thực mà người lớn không thể lờ đi được rằng những tật xấu xuất hiện ở trẻ nhỏ ngày càng nhiều và hình thành càng sớm. Ăn trộm là một trong những hành vi có thể có từ rất sớm và cần phải tìm ra nguyên nhân cũng như phương pháp để ngăn chặn nó.

Tại sao trẻ em ăn cắp - và chúng ta phải làm gì

Điểm 1: Trẻ em ăn cắp. Những đứa trẻ ăn cắp rất nhiều - có thể bắt nguồn từ chứng rối loạn kiểm soát xung động. Đó có thể là một giai đoạn phát triển; chúng muốn nó và chúng lấy nó. Trẻ lớn hơn cũng thường ăn cắp. Chúng có thể suy nghĩ đơn giản và không nhận thức được đây là việc làm rất xấu.

Điểm 2: Cha mẹ đương nhiên không chấp nhận được việc này. Họ sẽ cảm thấy giận dữ, sốc và xấu hổ.

Trong phần này, chúng ta sẽ nói về trường hợp ăn cắp những đồ vật nhỏ và không thường xuyên.

Trẻ em ăn cắp vì bất kỳ lý do nào sau đây:

  • Kiểm soát xung động kém, như đã đề cập ở trên
  • Gây ấn tượng với bạn bè
  • Khi ai đó có một thứ gì đó độc nhất mà đứa trẻ muốn hoặc cần
  • Để đưa cho ai đó (ăn cắp tiền ăn trưa của một kẻ bắt nạt)
  • Khi chúng muốn hoặc cần một cái gì đó, mà không có đủ tiền và cha mẹ cũng không đủ khả năng
  • Khi chúng ngại hỏi bạn tiền cho món đồ đặc biệt như (bao cao su, áo ngực) hoặc cảm thấy quá xấu hổ khi mua nó
  • Khi chúng không thể mua một cách hợp pháp một thứ gì đó (bia, thuốc lá)
  • Bởi vì nó vui; trẻ em thích mạo hiểm, và trong một xã hội luôn cẩn thận để bảo vệ trẻ em càng nhiều càng tốt, ăn cắp tạo ra một hoạt động mạo hiểm, gây kích động
  • Trẻ đang có một thời gian không vui vẻ. Có điều gì khác đang xảy ra trong cuộc sống của con bạn?
Những tật xấu xuất hiện ở trẻ nhỏ ngày càng nhiều và càng sớm. Ăn trộm là một trong những hành vi đó, đương nhiên cha mẹ sẽ không thể chấp nhận được việc này, họ có thể cảm thấy sốc hoặc xấu hổ. (Ảnh: Shutterstock)
Những tật xấu xuất hiện ở trẻ nhỏ ngày càng nhiều và càng sớm. Ăn trộm là một trong những hành vi đó, đương nhiên cha mẹ sẽ không thể chấp nhận được việc này, họ có thể cảm thấy sốc hoặc xấu hổ. (Ảnh: Shutterstock)

Nên làm thế nào?

Khi con bạn bị bắt gặp ăn cắp, hãy cố gắng tự tách cảm xúc của mình ra khỏi hành động. Việc con bạn ăn cắp không phải là một sự phản ánh về các kỹ năng làm cha mẹ của bạn. Hãy thoải mái trong thực tế rằng hầu hết những đứa trẻ ăn cắp chỉ thỉnh thoảng làm điều đó. Và hầu hết chúng làm điều đó kém (đó là lý do tại sao chúng bị bắt).

Hãy hướng dẫn trẻ có trách nhiệm đối với việc làm sai của mình bằng cách trả các khoản bồi thường, bạn có thể hỗ trợ chúng và nói với con rằng đó là một khoản nợ trong tương lai. Ý tưởng chính là dạy chúng đừng bao giờ làm điều đó một lần nữa.

Đây là những gì bạn có thể làm nếu con bạn bị bắt trộm (hoặc nếu chính bạn bắt gặp):

  • Phản đối. Ngay lập tức làm rõ rằng bạn không dung thứ cho hành vi này. Đó là một hành động không đúng đắn.
  • Nói chuyện với con của bạn. Tìm hiểu lý do tại sao trẻ ăn cắp, động lực là gì, nếu đây là việc thường xuyên, nếu đứa trẻ đã làm điều đó trước đây. Đừng quá giận dữ. Đừng mắng nhiếc, xấu hổ, sợ hãi hoặc chế giễu con bạn, trừ khi bạn muốn kết thúc cuộc trò chuyện và không có thông tin nào cả.
  • Nói về giá trị và đạo đức. Một cuộc hội thoại ngắn, không phải là một bài giảng, chỉ là một lời nhắc nhở.
  • Cho trẻ thực hiện bồi thường và giúp đỡ nếu bạn cần. Điều này có nghĩa là trẻ cần phải trả lại hàng hóa, hoặc trả hết các thiệt hại.
  • Nói với con bạn rằng bạn đang theo dõi hành vi của chúng, rằng trẻ đã mất một số niềm tin, và rằng trẻ cần phải kiếm lại nó.
  • Đánh giá tình huống. Khuyên con bạn hãy thành thật. Có một khuôn mẫu nào mà trẻ đã học theo hay không? Nếu con bạn ăn cắp thường xuyên, hoặc ăn cắp được kết hợp với các hành vi sai trái khác, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.

Tâm sự của những người mẹ...

Roxanne - mẹ của Tony, phát hiện ra cậu đã lấy cắp những cuốn truyện tranh sưu tập từ một cửa hàng địa phương có tiếng là không khoan nhượng với hành vi trộm cắp, họ đã báo cáo tất cả những người nghi vấn cho cảnh sát. Là cha mẹ và người bảo hộ của Tony, Roxanne cần nghiêm khắc dạy con để cậu không tái phạm và bảo vệ cậu. Trước khi cậu bước vào để trả sách, cô đã gọi cho cửa hàng để tìm hiểu chính sách về việc trả lại hàng ăn cắp. Cô phải quyết định xem một vụ bắt giữ, xét xử và lưu hồ sơ có phải là điều tốt nhất cho Tony. Roxanne đã nói chuyện với người quản lý cửa hàng và ông đã đồng ý thỏa thuận để Tony được phép bồi thường, dạy cho cậu bài học nhưng không có hậu quả suốt đời.

Khi con phạm lỗi, thay vì trách mắng chúng ngay lập tức, chúng ta hãy chỉ ra điểm không đúng của con trẻ và giải thích vì sao chúng không nên làm thế.
Khi con phạm lỗi, thay vì trách mắng chúng ngay lập tức, chúng ta hãy chỉ ra điểm không đúng của con trẻ và giải thích vì sao chúng không nên làm thế. (Ảnh: Shutterstock)

Và một câu chuyện khác...

Cô bé Hannah năm tuổi trở về nhà với một gói kẹo cao su trong tay, một bộ dụng cụ sửa chữa kính mắt và một biểu hiện lén lút trên mặt. Tội ác của cô vừa bị cha cô phát hiện khi ông đưa cô ra khỏi xe. Nhưng khi đó quá muộn để quay lại cửa hàng để trả lại chiến lợi phẩm, vì vậy cha mẹ cô cho cô biết rằng ăn cắp là không thể chấp nhận, bất hợp pháp và sai, và không được dùng hàng hóa bị đánh cắp.

“Những người ăn cắp đồ có thể vào tù”, mẹ cô nghiêm túc nói. “Con sẽ không vào đó vì những đồ vật con lấy rất nhỏ và con quá bé, nhưng con có thể bị bắt”.

Đôi mắt của Hannah mở to và sợ hãi. Ngày hôm sau, mẹ cô bé đưa cô trở lại cửa hàng tạp hóa. Trên đường đi, họ đã thảo luận về việc nhận tội.

“Mẹ sẽ nói giúp con chứ, mẹ ơi? Hannah hỏi.

“Có, nhưng con sẽ trả lại những thứ con đã đánh cắp”, mẹ cô bé vẫn rất nghiêm nghị. Tại quầy tính tiền, Hannah lắng nghe khi mẹ nói chuyện, “Hannah đã lấy thứ này ngày hôm qua mà không trả tiền. Con bé xin lỗi và sẽ không làm điều đó một lần nữa”.

Thật không may, nhân viên bán hàng không hiểu vấn đề. Cô ấy đã nói với Hannah rằng “Không sao. Chúng tôi thậm chí không nhận ra chúng đã mất tích”.

Mẹ cô bé đã kiên quyết: “Điều đó không đúng. Đây là bất hợp pháp và con bé đã sai”.

Sau khi nhân viên bán hàng hiểu ra. Cô cảm ơn vì hai mẹ con đã gửi lại hàng và nói với Hannah: “Đừng làm điều đó một lần nữa nhé”.

Mặc dù phản ứng của người bán hàng hơi chậm, Hannah vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi trải nghiệm này. Cô bé đã thử tạo ra một điều thú vị nhưng kết quả lại ngược lại. Hiểu điều đó, Hannah đã không đánh cắp bất cứ thứ gì trong ba tháng kể từ khi vụ việc xảy ra.

Khi con phạm lỗi, thay vì trách mắng chúng ngay lập tức, chúng ta hãy chỉ ra điểm không đúng của con trẻ và giải thích vì sao chúng không nên làm thế. Đối thoại thẳng thắn và có tính xây dựng luôn mang đến hiệu quả hơn những lời nóng giận và áp đặt.

Từ Tịnh

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao trẻ em ăn trộm và cha mẹ nên làm gì?