Tại sao sự lo lắng của cha mẹ là vô nghĩa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu ai đó đang tán tỉnh bạn, bạn sẽ nghĩ về những người cầu hôn tiềm năng khác và so sánh chi tiết với họ; khi bạn đi tìm việc, nhận lời đề nghị từ một công ty và chờ xem liệu có công ty khác muốn thuê bạn hay không. Nhưng khi nói đến việc nuôi dạy con cái, cha mẹ tại sao lại không lý trí như vậy?

Đừng coi "mèo hoang" là "lão hổ"

Rất nhiều phụ huynh đang rơi vào tình trạng lo lắng quá mức.

Đứa trẻ chỉ là một bài kiểm tra toán bị điểm kém, thế là đầu óc trở nên lo sợ: “Thế là xong rồi, xem ra nó không có năng khiếu học toán, làm sao mà học lên trung học rồi thi đại học được đây? Toán học là cần thiết cho kỳ thi đại học, mà xem ra nó không học được. Không vào được đại học, cả đời chẳng phải coi như xong rồi sao?”.

Sau đó, nửa đêm thức dậy tìm kiếm trên Internet những cách thức để cải thiện thành tích môn toán học cho con. Sáng hôm sau, sốt sắng gọi điện hỏi về các lớp bồi dưỡng môn toán, buổi tối thì nhanh chóng đưa con đến đăng ký học...

Còn có một số cha mẹ, đầu tiên là lo lắng con chậm nói, đến khi đứa trẻ biết nói thì lo chúng không biết đọc; đứa trẻ vừa có thể đánh vần, lại lo lắng rằng chúng sẽ không chủ động học bài trên lớp...

Nói tóm lại, nỗi lo lắng ở phía trước vừa biến mất, thì lo lắng phía sau đã theo nhau tới.

Lo lắng là tốt hay xấu? Mấu chốt vẫn là ở mức độ - mức độ lo lắng phải phù hợp với sự nguy hiểm của sự việc.

Con hổ sẽ ăn thịt bạn, điều này là cực kỳ nguy hiểm; con cáo sẽ ăn thịt con gà nhà bạn, gây thiệt hại lớn cho tài sản của bạn; con mèo hoang sẽ ăn vụng cá của nhà bạn, tất nhiên, đây cũng là một loại tổn thất, nhưng nếu bạn chịu vất vả hơn một chút thì sẽ lại kiếm được nhiều cá hơn.

Đối mặt với ba mối nguy hiểm này, mức độ lo lắng của bạn phải cân xứng với mối đe dọa mà chúng gây ra: con hổ gây ra nhiều sự lo lắng nhất, con cáo thứ hai và con mèo hoang là ít nhất.

Nói tóm lại, nỗi lo lắng ở phía trước vừa biến mất, thì lo lắng phía sau đã theo nhau tới.
Nói tóm lại, nỗi lo lắng ở phía trước vừa biến mất, thì lo lắng phía sau đã theo nhau tới. (Ảnh: Shutterstock)

Ngày tôi mới đến Hoa Kỳ, tôi đã thấy một câu chuyện trên Internet. Một cô gái đã viết cho cha mẹ mình ở Trung Quốc:

"Ba mẹ ơi, con ở Mỹ mọi thứ đều ổn. Gần đây con đã có bạn trai. Mặc dù anh ấy chỉ tốt nghiệp trung học và không có việc làm, nhưng không sao, con và các bạn cùng lớp cho anh ấy mượn tiền, vì tình yêu chân thành là vô giá.

Anh ấy hơn con 19 tuổi và yêu con nhiều như con gái của anh ấy vậy. Con thực sự cảm thấy rất vui. Anh ấy đôi khi đánh con khi tâm trạng không tốt, nhưng con không trách anh ấy, bởi con luôn là người làm phiền anh ấy trước. Anh ấy có nhiều sở thích, chẳng hạn như trượt tuyết. Vào tuần trước, chúng con đã đi trượt tuyết cùng nhau, anh ấy kéo con trượt nhanh quá, kết quả là con bị ngã và gãy cả hai chân. Vì vậy, hôm nay con viết thư này cho ba mẹ trong bệnh viện...

Ổn rồi, thực tế là không có điều gì ở trên đây đã xảy ra, con ở Mỹ mọi thứ vẫn đều ổn cả. Con chưa có bạn trai, và sức khỏe vẫn rất tốt, chỉ là học kỳ này có một môn con đã thi trượt rồi!”.

Rõ ràng, cô gái sợ rằng ba mẹ sẽ thất vọng và lo lắng vì kết quả học tập của mình. Vì vậy, đầu tiên cô ấy đã hư cấu những chuyện tồi tệ, dọa cho cha mẹ sợ hãi. Đợi cho cha mẹ lo lắng đến cực điểm thì cô mới nói rằng... thực ra chuyện không phải như vậy.

Vào lúc này, cha mẹ cô hẳn đã nhận thấy rằng: kết quả học tập tồi tệ, một vấn đề mà họ từng rất lo lắng trước đây (cấp mèo hoang), so với cuộc sống của con gái, bị gãy hai chân và bị lừa bởi một ông già (cấp hổ) thì mức độ nguy hiểm chưa thấm vào đâu.

Trong quá trình trưởng thành của trẻ em, sẽ luôn xuất hiện những vấn đề như vậy.

Những vấn đề này, có loại thuộc về cấp độ của hổ, ví dụ: những bệnh tật và tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa đến cuộc sống của trẻ; một số thuộc về cấp độ của cáo, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của trẻ, như phẩm chất đạo đức, chướng ngại trong giao tiếp xã hội, chướng ngại trong học tập v.v.

Và đại đa số vấn đề là thuộc về cấp độ của mèo hoang. Về lâu dài, chúng sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng xấu đến trẻ. Ví dụ, chúng làm bài kiểm tra điểm kém, chúng không hứng thú với lớp học năng khiếu mà bạn đã đăng ký, hoặc chúng đánh nhau với đứa trẻ hàng xóm ngoài sân chơi...

Khi gặp các vấn đề ở cấp độ hổ, suốt đêm bạn không thể nào chợp mắt, lo lắng và làm mọi cách để giải quyết. Khi gặp các vấn đề ở cấp độ cáo, bạn sẽ hết sức chú ý, nghiên cứu kỹ và giải quyết từng bước một.

Còn những vấn đề ở cấp độ mèo hoang này, tất nhiên bạn cũng cần phải đối phó, nhưng không cần phải thức suốt đêm và lo lắng vật vã như vậy. Nếu bạn biết lo lắng có chừng mực, thì có thể làm đảo ngược tình thế hoặc giảm đáng kể hậu quả, sự lo lắng của bạn lúc này giống như sự sống, và cái chết đang bị đe dọa. Những lo lắng quá mức là tự chuốc lấy phiền nhiễu.

Nếu bạn biết lo lắng có chừng mực, thì có thể làm đảo ngược tình thế hoặc giảm đáng kể hậu quả. Những lo lắng quá mức là tự chuốc lấy phiền nhiễu.
Nếu bạn biết lo lắng có chừng mực, thì có thể làm đảo ngược tình thế hoặc giảm đáng kể hậu quả. Những lo lắng quá mức là tự chuốc lấy phiền nhiễu. (Ảnh: Shutterstock)

Đừng bỏ qua "chi phí cơ hội"

Lo lắng quá mức khiến bạn phải sử dụng quá nhiều tài nguyên để giải quyết vấn đề thứ yếu, và về lâu dài là không đáng. Trong trạng thái lo lắng quá mức, người ta rất dễ mắc sai lầm.

Khi con trai lên 6 tuổi thì chuyện được nói nhiều nhất giữa các bậc cha mẹ với nhau là các loại các dạng lớp dạy thêm dày kèm nào tốt...

"Trước 6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm cho việc học ngoại ngữ, bạn phải bắt đầu sớm. Tôi nghe nói các giáo viên nước ngoài trong trung tâm này tốt lắm, hãy mau đăng ký đi!".

"Bây giờ vào lớp một, không đứa trẻ nào là chưa đọc thông viết thạo. Phải mau cho chúng đi học trước, không là không theo kịp các bạn…”.

Những lúc này, tôi đều không cảm thấy hứng thú, cũng thường không tán thành. Vì vậy, một số phụ huynh đã đến thuyết phục tôi: "Dù sao thì đứa trẻ cũng có thời gian, lại không làm gì. Cho nó học thêm các thứ, cũng không mất gì, chẳng phải tốt hơn sao?”.

Thực sự là không đúng. Đứa trẻ sẽ mất đi cơ hội cho những lựa chọn khác và phải trả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là một khái niệm kinh tế đề cập đến giá trị tối đa của những thứ khác phải từ bỏ để có được một cái gì đó.

Nói chung, ngay cả khi một người lớn không biết khái niệm chi phí cơ hội, họ cũng sẽ xem xét theo bản năng khi đưa ra lựa chọn.

Ví dụ, nếu ai đó đang tán tỉnh bạn, bạn sẽ nghĩ về những người cầu hôn tiềm năng khác và so sánh chi tiết với họ; khi bạn đi tìm việc, nhận lời đề nghị từ một công ty và chờ xem liệu có công ty khác muốn thuê bạn hay không.

Nhưng khi nói đến việc nuôi dạy con cái, cha mẹ lại không lý trí như vậy!

Tiếng Anh, học chữ, toán... cái nào không quan trọng? Ngoài ra còn có thủ công, piano (kèm theo âm nhạc, nhưng cũng cải thiện kỹ năng toán học), phép tắc lễ nghi cho trẻ em (đó sẽ là kỹ năng quan trọng nhất trong tương lai)... Không phải tất cả đều phải học sao?

Nhưng bạn chưa nghĩ rằng, có nhiều điều tốt cho sự phát triển của trẻ em, nhưng thời gian của trẻ bị hạn chế.

Thúc ép trẻ học từ khi còn quá sớm bởi sự lo lắng thái quá của cha mẹ sẽ khiến trẻ mất đi cơ hội cho những lựa chọn khác, và phải trả chi phí cơ hội.
Thúc ép trẻ học từ khi còn quá sớm bởi sự lo lắng thái quá của cha mẹ sẽ khiến trẻ mất đi cơ hội cho những lựa chọn khác, và phải trả chi phí cơ hội cho những lựa chọn đó. (Ảnh: Shutterstock)

Vậy điều gì là quan trọng nhất trong một thời gian hạn chế?

Phụ huynh thường tập trung vào việc học kiến ​​thức và chú trọng về số lượng, chẳng hạn như từ mới tiếng Anh, khả năng đọc viết và toán học, trong khi bỏ qua việc trau dồi các khả năng không thể định lượng, ví như tự chủ, kỹ năng giao tiếp xã hội và sáng tạo...

Vai trò của tự chủ, khả năng giao tiếp xã hội và sáng tạo, quả thực không kém gì kiến ​​thức sách vở và kỹ năng kiểm tra, và việc trau dồi những kỹ năng này cũng đòi hỏi thời gian và cơ hội.

Lo lắng quá mức về tương lai của trẻ ngăn cản cha mẹ đưa ra những đánh giá hợp lý về chi phí thực tế và lợi ích thực sự của các cơ hội khác nhau.

Tại sao phụ huynh có thể cân nhắc chi phí cơ hội khi đầu tư kinh doanh và xin việc, nhưng khi nói đến vấn đề giáo dục trẻ em, họ lại bỏ qua điều này?

Nguyên nhân sâu xa là sự lo lắng quá mức về tương lai của con trẻ, khiến chúng ta không thể đưa ra những đánh giá hợp lý về chi phí thực tế và lợi ích thực sự của các cơ hội khác nhau.

Con mèo của Schrödinger

Nhà vật lý Schrödinger tưởng tượng ra một chiếc hộp chứa đầy năng lượng tối với một con mèo vô tội trong đó. Hộp này chứa các nguyên tố phóng xạ và một nửa trong số chúng có thể kích hoạt cơ chế giết mèo. Con mèo đã chết hay còn sống?

Tôi không biết. Nếu bạn được hỏi, câu trả lời là "không sống cũng không chết", hoặc "sống và chết".

Nhưng nếu bạn mở hộp đen, bạn sẽ thấy con mèo còn sống hoặc đã chết.

Nói cách khác, nếu bạn không chạm (quan sát) con mèo này, nó có hai khả năng cùng một lúc, nhưng nếu bạn chạm (quan sát) nó, trạng thái của nó liền sụp đổ thành một.

Thí nghiệm tưởng tượng kỳ lạ này được tạo ra bởi Schrödinger (nhà vật lý người Áo) và đối thủ học thuật của ông, Bohr (nhà vật lý người Đan Mạch).

Trường phái Copenhagen, đại diện bởi Bohr, tin rằng thế giới vốn không chắc chắn. Mọi thứ đều là chồng chất của nhiều trạng thái có thể, và nó sẽ sụp đổ thành một trạng thái khi được quan sát.

Trường phái Copenhagen, đại diện bởi Bohr, tin rằng thế giới vốn không chắc chắn. Mọi thứ đều là chồng chất của nhiều trạng thái có thể, và nó sẽ sụp đổ thành một trạng thái khi được quan sát.
Trường phái Copenhagen, đại diện bởi Bohr, tin rằng thế giới vốn không chắc chắn. Mọi thứ đều là chồng chất của nhiều trạng thái có thể, và nó sẽ sụp đổ thành một trạng thái khi được quan sát. (Ảnh: Shutterstock)

Nếu bạn hiểu thì đó là vấn đề, hầu hết mọi người đều không hiểu. Như chính Bohr đã nói, "Nếu có ai tuyên bố hiểu cơ học lượng tử, thì nhất định anh ta không hiểu nó".

Trên thực tế, việc nuôi dạy con cái cũng kỳ diệu như cơ học lượng tử.

Khi đứa trẻ oa oa khóc chào đời, không biết, không có khả năng gì, làm sao dần dần trở thành một “tiểu quỷ” tinh nghịch như vậy? Làm sao trong đầu lại có quá nhiều điều kỳ lạ như thế? Làm thế nào lại trở thành một người ổn định, có trách nhiệm, chăm chỉ và đóng góp cho xã hội?

Đứa trẻ của bạn là có khả năng vô hạn.

Nói cách khác, bạn có một đứa trẻ hiện là chồng chất của nhiều "trạng thái" khác nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, vô số trạng thái trên người anh ta sẽ sụp đổ mỗi ngày. Cuối cùng, anh ta sẽ chỉ trở thành một.

Hay có thể nói rằng: con của bạn có vô số cuộc sống có thể, nhưng những khả năng này đang bị giảm đi và hợp nhất mỗi ngày, và trong thực tế, nó sẽ chỉ đi theo một con đường nhân sinh.

Trẻ em trong thời thơ ấu, giống như các hạt siêu nhỏ, vốn không chắc chắn.

Sự không chắc chắn này, tất nhiên, sẽ gây ra sự lo lắng của bạn, đó là điều dễ hiểu. Nhưng đừng quên, vấn đề bạn gặp phải, là những gì con chó của Schrödinger phải đối mặt, không phải con mèo của Schrödinger.

Những gì mèo Schrödinger phải đối mặt là sự sống và cái chết. Nếu đứa trẻ bị bệnh nặng, hoặc nếu nó nghiện hút, lăng nhăng hoặc tham gia vào xã hội đen, liệu nó có thể sống bình thường hay không. Bạn nên lo lắng đến mức cả đêm không chợp mắt được.

Nhưng những gì con chó của Schrödinger phải đối mặt chỉ là vấn đề định hướng.

Khi đứa trẻ oa oa khóc chào đời, không biết, không có khả năng gì, làm sao dần dần trở thành một “tiểu quỷ” tinh nghịch như vậy? Làm thế nào lại trở thành một người ổn định, có trách nhiệm, chăm chỉ và đóng góp cho xã hội?
Khi đứa trẻ oa oa khóc chào đời, không biết, không có khả năng gì, làm sao dần dần trở thành một “tiểu quỷ” tinh nghịch như vậy? Làm thế nào lại trở thành một người ổn định, có trách nhiệm, chăm chỉ và đóng góp cho xã hội? (Ảnh: Pexels)

Là anh ấy học nghệ thuật hay khoa học? Một cậu bé không thích tài chính và máy tính nhưng thích vẽ và làm thơ thì sao? Tại sao cậu ta thích một cô gái tầm thường như vậy, làm sao mà so được với cô bé con nhà giàu có mà tôi đã sắp xếp?

Không có vấn đề nào trong số này ảnh hưởng đến bản chất cuộc sống của anh ấy.

Nghệ thuật hay khoa học, đều có thể sống một cuộc sống tuyệt vời. Tài chính, IT, làm thơ, viết văn… mọi nghề nghiệp đều có thể mang lại niềm vui và cảm giác thành tựu.

Cái nào tốt hơn? Thật sự rất khó để nói. Có thể trong mắt bạn, chó săn tốt hơn chó Nhật, chó đen tốt hơn chó trắng, nhưng đứa con của bạn có thể không nghĩ như vậy.

Có thể cuối cùng bạn sẽ thấy rằng, dù là loại cuộc sống nào, cũng sẽ có giá trị và niềm vui riêng. Những lựa chọn này, vốn không nặng nề như bạn nghĩ.

Hơn thế nữa, dù bạn có lo lắng đến đâu, bạn cũng không thể loại trừ sự không chắc chắn trong cuộc sống. Sự quan sát của con người không xác định được các hạt đó ở đâu, giáo dục của bạn cũng không xác định đầy đủ tương lai của con bạn. Vậy tại sao không nắm lấy sự không xác định này?

Xin hãy để đứa trẻ trải nghiệm diệu kỳ khi khám phá thế giới, để chúng cảm nhận niềm vui từ việc hoàn thiện bản thân trong những lần thử thách và vấp ngã - sửa sai liên tiếp. Mỗi kinh nghiệm là một lần sụp đổ của các khả năng vô hạn.

Vì không thể đoán trước tương lai của con, cha mẹ hãy nắm lấy tương lai không xác định này với một thái cởi mở nhất.

Điều bạn mất đi là những lo lắng khi đứa trẻ không bước đi theo những gì bạn đã sắp xếp, nhưng điều bạn nhận được là niềm vui mừng kinh ngạc khi đứa trẻ của bạn tự mình sáng tạo tương lai.

Quỳnh Chi biên dịch
Theo aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao sự lo lắng của cha mẹ là vô nghĩa?