Bài học từ 2 gia tộc, tìm ra đáp án giáo dục tốt nhất giúp trẻ thành công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Là cha mẹ, chúng ta đều luôn trăn trở giáo dục con cái như thế nào cho tốt nhất, cũng nghĩ đến vô vàn các phương cách khác nhau. Có lẽ nên nhìn lại dẫn chứng chân thực về hai gia tộc trong lịch sử để tìm ra đáp án.

Sự khác biệt của hai gia tộc sau gần 200 năm

Đó là gia tộc của hai người Mỹ sinh sống cùng thời là ông Jonathan Edwards và ông Max Jukes. Gia tộc Edwards tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, còn gia tộc Marc Jukes nổi danh là vô thần. Hơn nữa Marc Jukes từng nói với Jonathan Edwards rằng: “Ông tin Chúa Jesus, còn tôi thì vĩnh viễn không tin!”.

Jonathan Edwards (1703 – 1758) là một vị mục sư, học giả tinh thông cả khoa học, triết học lẫn thần học, và có một đời sống tâm linh đạo hạnh rất sâu xa vững chắc. Ông được giới trí thức đương thời ở Mỹ vào nửa đầu của thế kỷ XVIII rất kính trọng.

Cha của ông là Timothy Edwards cũng là một vị mục sư ở Connecticut, còn mẹ của ông là Esther Stoddard cũng là con gái của vị mục sư Solomon Stoddard ở Massachusetts.

Vợ của ông là Sarah Pierpont, là con gái của ông James Pierpont - người sáng lập Đại học Yale. Bà Sarah cũng có tiếng là một người rất đạo đức lành thánh.

Ông bà Edwards có tất cả 11 người con. Điều đặc biệt là gia tộc Edwards có đức tin vào Thiên Chúa, đã để lại cho xã hội nước Mỹ một lớp hậu duệ gồm nhiều người vừa có tài năng nổi trội, vừa có đức hạnh đáng quý.

Gia tộc Edwards có đức tin vào Thiên Chúa, đã để lại cho xã hội nước Mỹ một lớp hậu duệ gồm nhiều người vừa có tài năng nổi trội, vừa có đức hạnh đáng quý.
Gia tộc Edwards có đức tin vào Thiên Chúa, đã để lại cho xã hội nước Mỹ một lớp hậu duệ gồm nhiều người vừa có tài năng nổi trội, vừa có đức hạnh đáng quý. (Ảnh: Wikipedia)

Vào năm 1900, tức là sau gần 150 năm kể từ ngày ông Edwards qua đời, một tác giả tên là Albert E Winship đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Jukes-Edwards: A Study in Education and Heredity (Tạm dịch: Jukes-Edwards: Một nghiên cứu về giáo dục và di truyền).

Tác giả đã truy tìm sự phát triển của hai gia tộc suốt gần 200 năm và tổng hợp đầy đủ trong cuốn sách.

Kết quả có thể tóm lược như sau:

Gia tộc Edwards

Trong cuốn sách này, tác giả cho biết đã tra cứu tìm hiểu đến 1,400 hậu duệ của ông bà Edwards. Trong đó có: 100 giáo sư đại học, 14 hiệu trưởng trường đại học, 70 luật sư, 30 quan toà, 60 bác sĩ, 60 nhà văn, 300 mục sư, nhà thần học, 3 nhà lập pháp, 1 phó tổng thống.

Xin kê khai một vài danh tính: Cháu ngoại Aaron Burr là vị Phó Tổng Thống thứ ba của nước Mỹ phụ tá cho Tổng thống Thomas Jefferson, các nhà văn O.Henry và Robert Lowell, Đệ nhất Phu nhân Edith Roosevelt của Tổng thống Ted Roosevelt, các Viện trưởng Đại học Timothy Dwight, Jonathan Edwards Jr, và Merrill Edwards Gates, v.v…

Hậu duệ của gia tộc Edwards: Đệ nhất Phu nhân Edith Roosevelt của Tổng thống Ted Roosevelt.
Hậu duệ của gia tộc Edwards: Đệ nhất Phu nhân Edith Roosevelt của Tổng thống Ted Roosevelt. (Ảnh: Wikipedia)

Gia tộc Mark Jukes

Trái lại, tác giả cũng tìm hiểu 1,200 hậu duệ của một “nhân vật phản diện” là người cùng thời với ông Jonathan Edwards, đó là ông Max Jukes người gốc Hà Lan ở New York. Trong đó có: 310 kẻ lưu manh, 130 người ngồi tù 13 năm trở lên, 7 người phạm tội giết người, 100 người nghiện rượu, 60 kẻ trộm, 190 kỹ nữ, 20 thương nhân, trong đó có 10 người học kinh doanh trong tù.

Vậy, điều gì đã làm nên điều khác biệt của hai gia tộc này?

Rất nhiều người cảm thấy khó lý giải, tại sao kết quả lại khác biệt lớn như thế giữa hai gia tộc. Nhưng nếu để ý một chút, không khó để thấy rằng điều mấu chốt quan trọng nằm ở gia tộc Edwards, gia tộc có được sức mạnh của tín ngưỡng.

Đằng sau tín ngưỡng, họ đã ươm trồng nên hai hạt giống quan trọng, và được truyền thừa qua nhiều thế hệ:

  • Hạt giống thứ nhất: Hạt giống hướng thiện và yêu thương. Vì vậy gia tộc họ đã sản sinh ra nhiều bác sĩ, giáo sư và hiệu trưởng trường đại học.
  • Hạt giống thứ hai: Hạt giống kính sợ. Những đứa trẻ chào đời trong gia tộc Edwards vĩnh viễn đều ghi nhớ ‘trên đầu ba thước có Thần linh’. Vì vậy, họ không dám làm những việc xấu xa tổn hại đến đạo đức như trộm cắp, lưu manh...
Truyền thống tín ngưỡng của gia tộc Edwards giúp những đứa trẻ biết yêu thương và hiểu rõ nhân quả, từ đó nỗ lực để trở thành người lương thiện.
Truyền thống tín ngưỡng của gia tộc Edwards giúp những đứa trẻ biết yêu thương và hiểu rõ nhân quả, từ đó nỗ lực để trở thành người lương thiện. (Ảnh: Pexels)

Tín ngưỡng là con đường kết nối với sức mạnh

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, gia tộc Jukes tập trung nhiều lưu manh, kẻ trộm và kỹ nữ. Tại sao lại như vậy? Chính là bởi họ tin vào thuyết vô Thần, vậy nên trong việc giáo dục của gia đình họ cũng không tồn tại tín ngưỡng và tất nhiên thiếu đi sự kính sợ.

Một khi không có lòng kính sợ, không biết về “nhân quả”, con người ta có thể không việc ác nào mà không dám làm. Không được giáo dục lòng kính sợ, từ trong nội tâm của họ sẽ tự nhủ rằng: Ông trời là thứ gì, ta mới là to nhất, làm việc xấu nào có ai trừng phạt, có tiền là được rồi…

Xem thêm:

Chặng đường cả trăm năm của hai gia tộc đã chứng thực được sức mạnh to lớn của tín ngưỡng và tình yêu thương. Cho nên có một định luật rằng: Tín ngưỡng là con đường kết nối với sức mạnh!

Cũng chính nhờ đức tin vào Đấng tối cao, hy vọng để có thêm sức mạnh giữa nguy nan của đại dịch virus Corona Vũ Hán, Tổng thống Trump đã tuyên bố “Ngày cầu nguyện quốc gia”.

Ông nói: “Đây là vinh dự lớn của tôi khi tuyên bố ngày Chủ Nhật 15 tháng 3 là Ngày cầu nguyện quốc gia. Trong suốt lịch sử của chúng ta, Hoa Kỳ là một quốc gia luôn hi vọng được Chúa bảo vệ và được cấp cho sức mạnh trong những lúc như thế này. Bất kể bạn ở đâu, tôi khuyến khích bạn hãy cầu nguyện với đức tin. Cùng nhau cầu nguyện, chúng ta sẽ dễ dàng VƯỢT QUA”.

Tổng thống Trump cũng là một người có đức tin mạnh mẽ vào Chúa.
Tổng thống Trump cũng là một người có đức tin mạnh mẽ vào Chúa. (Ảnh: Getty)

***

Đạo đức, tín ngưỡng trong lịch sử đã bồi dưỡng nên rất nhiều hiền nhân chí sĩ. Họ đã tạo ra sự nghiệp vĩ đại trong các lĩnh vực riêng của mình, để lại tiếng thơm muôn thuở.

Và có một sự thật rằng: Có nhiều người vô Thần, họ chỉ tin vào khoa học thực chứng mà phản đối sự tồn tại của Thần Phật.Trong khi đó, những nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng, những người “cha đẻ của ngành khoa học hiện đại” lại là những người tuyệt đối tin vào Thần.

Các nhà khoa học vĩ đại của thời kỳ khoa học phát triển cường thịnh trong lịch sử, bao gồm: Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell, Albert Einstein v.v. đều thừa nhận bản thân mình là những tín đồ tuyệt đối tin vào Sáng Thế Chủ, cho rằng thế giới này là kiệt tác của Thần và đang chờ đợi các nhà khoa học đi phát hiện và chứng thực…

Newton – người được tôn xưng là “cha đẻ của ngành khoa học hiện đại”, vào năm 18 tuổi khi đi vào trường đại học Cambridge đã là một giáo đồ Cơ Đốc thành kính nổi tiếng. Ông trước sau tin chắc rằng: “Thần mới chính là chủ nhân thật sự sáng tạo nên hệ Mặt Trời vô cùng tinh xảo này”.

Có một sự thật rằng, Stephen Hawking là người vô Thần và cũng là nhà vật lý lý thuyết xuất chúng của thế giới, tuy nhiên ông chưa từng một lần được nhận giải Nobel. Trái lại, 92% những người tin vào Thần đều đạt giải Nobel trong các lĩnh vực.
Có một sự thật rằng, Stephen Hawking là người vô Thần và cũng là nhà vật lý lý thuyết xuất chúng, tuy nhiên ông chưa từng một lần được nhận giải Nobel. Trái lại, 92% những người tin vào Thần đều đạt giải Nobel trong các lĩnh vực. (Ảnh: Getty)

Các bậc cha mẹ chúng ta vẫn luôn mong mỏi rằng con cái mình có thể “thành rồng thành phượng”, trở thành những nhà khoa học lỗi lạc và tài ba. Vậy thì, chúng ta hãy lấy lịch sử làm tấm gương soi, học hỏi bài học từ sự khác nhau của hai gia tộc, cũng như kết luận cuối cùng của các bậc thầy khoa học lỗi lạc nhất thế giới. Chỉ có giáo dục tín Thần mới là nền tảng giáo dục cơ bản nhất và tốt nhất, giúp trẻ sớm bước trên con đường thành nhân và thành công bền vững. Và dù là tín ngưỡng của phương Đông hay phương Tây thì đều có cùng một tác dụng tuyệt vời như nhau, chỉ khác biệt về cách thức.

Đặc biệt, trong thời khắc nguy nan giữa đại dịch, khi mà con người cảm thấy dường như bất lực trước con virus vô hình, thì tín ngưỡng chính là sự lựa chọn sáng suốt nhất. Vậy nên, các bậc cha mẹ, nhân cơ hội này, hãy cho những đứa trẻ của chúng ta có được niềm tin vào Thần. Bởi chỉ có niềm tin mạnh mẽ ấy mới là con đường duy nhất kết nối với sức mạnh, giúp chúng ta vượt qua thời khắc nguy nan.

Quỳnh Chi



BÀI CHỌN LỌC

Bài học từ 2 gia tộc, tìm ra đáp án giáo dục tốt nhất giúp trẻ thành công