Cha mẹ phải "ép" con phát triển 6 thói quen tốt này để cả đời hưởng lợi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà giáo dục nổi tiếng Diệp Thánh Đào từng nói rằng: "Giáo dục chính là bồi dưỡng những thói quen".

Nhà tâm lý học người Mỹ William James cũng nói: "Gieo một hành động, thu hoạch một thói quen; gieo một thói quen, thu hoạch một tính cách; gieo một tính cách, thu hoạch một vận mệnh".

Điều này có nghĩa là thói quen có thể quyết định vận mệnh cuộc đời của một người.

Thời thơ ấu là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời mỗi người, cũng là giai đoạn quan trọng cho sự hình thành các hành vi và thói quen khác nhau. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến việc bồi dưỡng những thói quen tốt cho trẻ, bao gồm thói quen sinh hoạt, thói quen ứng xử, thói quen học tập, v.v.

Trước khi trẻ vào trường trung học cơ sở, cha mẹ phải giúp bé phát triển 6 thói quen này! Nhìn xem đứa trẻ nhà bạn đã có được bao nhiêu thói quen trong số đó?

  • Tự mình làm việc của riêng mình

Ngay khi đứa trẻ còn rất nhỏ, hãy bồi dưỡng cho con thói quen tốt: Tự mình xử lý việc của chính mình.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, như tự mang vớ đi giày, tự chọn và mặc quần áo, tự hoàn thành bài tập về nhà… Khi gặp phải sự việc, hãy để trẻ nói ra ý tưởng theo phán đoán của riêng chúng, giúp trẻ có khả năng tư duy độc lập ngay từ khi còn nhỏ.

Ngay khi đứa trẻ còn rất nhỏ, hãy bồi dưỡng cho con thói quen tốt: Tự mình xử lý việc của chính mình.
Ngay khi đứa trẻ còn rất nhỏ, hãy bồi dưỡng cho con thói quen tốt: Tự mình xử lý việc của chính mình. (Ảnh: Shutterstock)

Dù sớm hay muộn, cuộc sống này của con trẻ là do chính chúng làm chủ, bánh lái cuộc đời là do chúng đứng lái. Vì vậy, hãy để trẻ có khả năng suy nghĩ độc lập ngay từ khi còn rất nhỏ, và có ý thức tự làm việc của riêng mình.

Như vậy, đến một ngày bạn buông tay, sẽ không cần phải quá lo lắng và bận tâm.

  • Tham gia làm việc nhà và trau dồi tinh thần trách nhiệm

Mẹ của Bảo Bảo thường xuyên giao việc nhà cho con ngay từ khi con còn nhỏ. Mẹ nói với Bảo Bảo: “Mẹ chịu trách nhiệm nấu ăn, bố chịu trách nhiệm rửa bát, còn Bảo Bảo chịu trách nhiệm đổ rác nhé!”. Vì vậy, Bảo Bảo luôn quen với việc, hễ nhìn thấy có nhiều rác trong thùng liền nhanh chóng tự đi đổ.

Và mỗi khi gia đình muốn mua những đồ vật lớn, ví như mua TV, mua ô tô…, sẽ có những “cuộc họp” và đều cho Bảo Bảo tham gia ý kiến. Bảo Bảo lớn lên trong môi trường này, cậu bé luôn có ý thức trách nhiệm với gia đình và cảm thấy rằng mình là một thành viên chính của gia đình: “Đây là nhà của chúng tôi, không phải nhà của cha mẹ”.

Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ con cái còn nhỏ chẳng biết gì. Thế là, họ phải chăm sóc mọi thứ cho con cái, chuyện gì cũng quyết định và làm thay đứa trẻ. Thực tế, làm như vậy sẽ đánh mất cơ hội để trẻ có thể tôi rèn tính cách tự lập.

Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ con cái còn nhỏ chẳng biết gì. Thế là, họ phải chăm sóc, quyết định mọi thứ cho con cái. Cuối cùng, đánh mất cơ hội để trẻ có thể tôi rèn tính cách tự lập. (Ảnh: Shutterstock)
Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ con cái còn nhỏ chẳng biết gì. Thế là, họ chăm sóc, quyết định mọi thứ cho con cái. Cuối cùng, đánh mất cơ hội để trẻ có thể tôi rèn tính cách tự lập. (Ảnh: Shutterstock)
  • Phát triển thói quen đọc sách

Rất nhiều cha mẹ đều biết rằng, đọc sách thực sự quan trọng!

Lợi ích của việc đọc rất nhiều: tích lũy vốn từ, nâng cao nhận thức ngôn ngữ, cải thiện khả năng viết, mở rộng kiến ​​thức và cải thiện khả năng diễn đạt bằng lời nói.

Trước 12 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển khả năng đọc (tức là nền tảng của khả năng học tập), đặc biệt là ở trường tiểu học. Trong 6 năm này, có thể nói rằng không có gì quan trọng hơn phát triển việc đọc nhiều và cải thiện khả năng đọc.

Trong giai đoạn này, chỉ có đọc sách nhiều, tích lũy kiến thức, hiểu biết sâu rộng, tương lai trẻ sẽ ngày càng thành tựu.

Có thể một số cha mẹ sẽ nói, đứa trẻ nhà tôi không thích đọc sách. Đó là bởi vì chúng không có thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ và không có môi trường đọc sách trong gia đình.

Vì vậy, cha mẹ nên dẫn dắt bằng hình mẫu và làm gương tốt để con yêu thích đọc sách. Bạn có thể đọc sách cùng con. Cũng không cần chỉ hạn chế cho con đọc sách kinh điển. Hãy bắt đầu với sở thích của con bạn. Chỉ cần để con bạn phát triển thói quen đọc và đọc sách một cách lặng lẽ.

Trước 12 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển khả năng đọc, đặc biệt là ở trường tiểu học. Trong 6 năm này, có thể nói rằng không có gì quan trọng hơn phát triển việc đọc nhiều và cải thiện khả năng đọc. (Ảnh: Pxfuel.com)
Trước 12 tuổi là giai đoạn tốt nhất để phát triển khả năng đọc, đặc biệt là ở trường tiểu học. (Ảnh: Pxfuel.com)
  • Học cách lựa chọn và biết cách chọn

Ba của Bảo Bảo sẽ giao hẹn với con mỗi khi dẫn cậu bé đi siêu thị. Anh ấy sẽ nói với Bảo Bảo rằng: “Lần này chúng ta đi siêu thị, con chỉ có thể chọn một thứ, khoai tây chiên hoặc đồ chơi. Nếu con chọn khoai tây chiên, thì tốt lắm, thế là con có đồ ăn ngon rồi. Cũng thật tốt nếu con chọn đồ chơi, vì có thể chơi trong một thời gian dài”.

Bảo Bảo lần đầu chọn khoai tây chiên, và ba cậu đã để con trai tự xếp hàng đợi mua và chọn đúng loại hương vị mà cậu ưa thích.

Đến tuần sau, khi cậu bé đi siêu thị với ba lần nữa, cậu đã chọn đồ chơi.

Chúng ta không thể có nhiều thứ trong cuộc sống cùng một lúc. Quá trình lớn lên là hết lần này đến lần khác phải đối mặt với sự lựa chọn. Vì vậy, cha mẹ hãy trau dồi cho con trẻ khả năng lựa chọn và rèn luyện thói quen suy nghĩ. Bằng cách này, trong cuộc sống sau này, đứa trẻ sẽ có những mục tiêu rõ ràng của riêng mình khi đưa ra những quyết định lựa chọn. Và những người càng sớm có mục tiêu riêng thì cơ hội thành công càng lớn.

Quá trình lớn lên là hết lần này đến lần khác phải đối mặt với sự lựa chọn. Vì vậy, cha mẹ hãy trau dồi cho con trẻ khả năng lựa chọn và rèn luyện thói quen suy nghĩ.
Quá trình lớn lên là hết lần này đến lần khác phải đối mặt với sự lựa chọn. Vì vậy, cha mẹ hãy trau dồi cho con trẻ khả năng lựa chọn và rèn luyện thói quen suy nghĩ. (Ảnh: rumpleteaser Flickr - CC BY 2.0)
  • Cuộc sống có quy củ

Giúp trẻ dưỡng thành thói quen sinh hoạt có quy củ, ví như mỗi ngày thức dậy lúc mấy giờ, mấy giờ nên ăn sáng, khi nào nên làm bài tập về nhà, và mấy giờ nên đi ngủ... Những việc này nhìn qua thì có vẻ bình thường, nhưng kiên trì thực hiện thật không hề dễ dàng. Nếu đứa trẻ có thể quen với một chiếc đồng hồ sinh học như vậy, không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn có ích cho việc lập kế hoạch và điều phối sắp xếp công việc khi chúng lớn lên.

Trẻ em lớn lên với một cuộc sống có quy củ, khi làm bất cứ việc gì cũng sẽ thực hiện các kế hoạch một cách tự nhiên, hơn nữa chúng cũng có sức chịu đựng lớn hơn.

Cha mẹ phải khẳng định, khuyến khích và thậm chí là khen thưởng con nếu trẻ có thể xây dựng và hoàn thành các kế hoạch. Bởi đây sẽ là một lợi thế quý giá khi trẻ trưởng thành. Những đứa trẻ có kế hoạch và kiên trì sẽ dễ dàng thành công hơn.

Trẻ em lớn lên với một cuộc sống có quy củ, khi làm bất cứ việc gì cũng sẽ thực hiện các kế hoạch một cách tự nhiên, hơn nữa chúng cũng có sức chịu đựng lớn hơn.
Trẻ em lớn lên với một cuộc sống có quy củ, khi làm bất cứ việc gì cũng sẽ thực hiện các kế hoạch một cách tự nhiên, hơn nữa chúng cũng có sức chịu đựng lớn hơn. (Ảnh: Shutterstock)
  • Học cách lắng nghe, vui vẻ giúp đỡ người khác

Khi mỗi đứa trẻ có những ý tưởng và nhận thức về thế giới, chúng rất muốn chia sẻ với người khác. Cha mẹ thông minh luôn biết cách kiên nhẫn và lắng nghe cẩn thận. Lắng nghe trẻ cẩn thận là sự tôn trọng lớn nhất đối với con.

Cha mẹ lắng nghe con cái nói chuyện, cũng chính là làm gương để nói với trẻ rằng: con cần kiên nhẫn lắng nghe người khác. Bạn cần nói với con rằng: lắng nghe những ý tưởng của người khác cũng sẽ rất thú vị.

Hãy dạy trẻ học cách tôn trọng ý kiến ​​của người khác, chỉ dẫn trẻ biết cách giúp đỡ mọi người. Sau này lớn lên, những người biết lắng và sẵn sàng giúp đỡ người khác, sẽ biết đối nhân xử thế, giỏi giao tiếp và có nhiều mối thâm giao.

“Giáo dục chính là bồi dưỡng những thói quen”. Hy vọng rằng cha mẹ không quên chỉ dẫn con thường ngày 6 thói quen ở trên. Hãy bắt đầu bằng những thói quen tốt để dưỡng thành những nhân cách vĩ đại!

Quỳnh Chi
Theo aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ phải "ép" con phát triển 6 thói quen tốt này để cả đời hưởng lợi