Những câu chuyện ‘Thầy - trò’ thú vị (Kỳ 4): Lấy đức thu phục lòng người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật Yoshioka Tasuku, trong mấy chục năm dạy học của mình đã để lại nhiều câu chuyện thú vị về chủ đề ‘thầy - trò’. Những câu chuyện vui này đã giúp giải khai những mối lo lắng mà các bậc cha mẹ thường hay gặp khi giáo dục con cái mình.

Những câu chuyện được kể bởi thầy Yoshioka, sau khi đọc xong, mỗi đứa trẻ trong đó lại khiến người lớn chúng ta phải cảm động. Những đứa trẻ bướng bỉnh mà hồn nhiên, được khắc họa một cách tự nhiên, sinh động và thú vị, như thể đứa trẻ trong câu chuyện là con của chính mình vậy. Hóa ra, đứa trẻ dường như có rất nhiều điều quý giá, đều bị chúng ta xem nhẹ và bỏ qua. Hóa ra, những điều được coi là gây hoang mang và phiền toái trong mắt người lớn chúng ta, cũng không nhất định là chuyện xấu.

Câu chuyện sau đây kể về các loại hành vi khác nhau của những đứa trẻ quên mang đồ đến trường. Để giải quyết vấn đề nan giải, bọn trẻ đã tự mình “xuất chiêu”, “thể hiện đủ loại thần thông”, thú vị bất ngờ.

Quên mang đồ vật, chạy nhanh đến thầy giáo báo cáo

Thông thường, người lớn vốn bận rộn, sợ trẻ con liên tục làm phiền khiến bản thân dễ nổi giận, nên mỗi ngày đi học, đặc biệt là trẻ em tiểu học vốn hay quên đồ, giáo viên và phụ huynh đều nhắc nhở mỗi ngày. Tuy vậy, cho dù được nhắc nhở thường xuyên, thì điều tương tự vẫn xảy ra, khảo nghiệm đến cực độ sự kiên nhẫn của người lớn.

Vì vậy, thật khó để tưởng tượng, đối mặt với những phiền toái mà học sinh liên tục cấp lên như thế mỗi ngày, tâm lý của thầy Yoshioka sẽ như thế nào!

Trong câu chuyện "Thưa thầy, em quên", ông bắt đầu như thế này:

"Thầy ơi, em quên mất", mỗi khi đứa trẻ quên mang bài tập về nhà, quên văn phòng phẩm, quên sách giáo khoa hay đồ vật gì đó, hoặc là quên những gì giáo viên yêu cầu, đều chạy đến và báo cáo với tôi một câu như vậy.

Mỗi lần như vậy, bọn nhỏ đều thể hiện ra từng tính cách khác nhau. Một số sẽ nói với giọng lí nhí: "Em quên mang vở bài tập toán về nhà", nói xong, ánh mắt vô cùng lo lắng nhìn chằm chằm vào tôi. Có đứa lại nói: "Em quên mang sổ tay khoa học tự nhiên", vừa nói xong mắt đã ngân ngấn nước. Cũng có đứa thì ngược lại, tính tình vui vẻ thẳng thắn, dõng dạc nói to: "Thưa thầy, em lại quên mang vở bài tập về nhà. Thật tệ quá, cuối cùng lại bị quên, sao lại có thể như thế được chứ?”, là đánh trống lảng như thế. Còn có đứa, “vâng, em quên mang ê-ke rồi”, nói cứ nhẹ nhàng bâng quơ như không, không nhìn thấy một chút hối lỗi nào. Tất nhiên, trước khi tôi phát hiện bọn trẻ quên mang đồ, thì tất cả chúng đã “khai báo” hết cho thầy giáo.

Mỗi lần quên dụng cụ học tập, bọn nhỏ đều thể hiện ra từng tính cách khác nhau.
Mỗi lần quên dụng cụ học tập, bọn nhỏ đều thể hiện ra từng tính cách khác nhau. (Ảnh: Shutterstock)

Câu chuyện này, chính là bắt đầu như thế này. Với giọng điệu rất thoải mái, mô tả các kiểu học sinh khác nhau mà thầy đã gặp trong năm tháng dạy học của mình. Không một chút phàn nàn hay chỉ bảo đứa trẻ phải thay đổi như thế nào, có thể cảm nhận được tình yêu thương ấm áp ở từng ‘nét vẽ’ trong lời kể của thầy. Đối với thầy, mỗi đứa trẻ đều rất đáng để tuyên dương, chúng đều mang đầy cá tính, và đôi mắt vô cùng dễ thương. Mặc dù một câu đề cao bản thân mình thầy cũng không đề cập đến, nhưng đã khiến mọi người đọc được sự quan tâm và hiểu biết sâu sắc đối với trẻ em. Khó trách người ta thường nói rằng, văn cũng như nhân.

Tiếp theo, tưởng rằng thầy sẽ nói cách làm thế nào để trực tiếp giải quyết những vấn đề này, và dạy cho bọn trẻ, nhưng lần này câu chuyện cũng mở ra một cách bất ngờ.

Cậu bé quên mang bút màu nghĩ ra biện pháp hay

Câu chuyện trực tiếp nhắc đến một đứa trẻ tên thường gọi là Ken. Hôm đó, cậu cũng quên mang đồ và sau đó báo cáo với thầy giáo: “Em quên mang bút màu".

Nhưng thầy giáo phát hiện ra rằng có một hộp bút màu trên bàn của cậu học trò. Vì vậy ông hỏi cậu bé chuyện gì đang xảy ra? Cậu học trò gật đầu và nói với thầy giáo: "Đó là bút màu của Jiro". "Jiro là ai?". Thầy giáo bối rối, vì trong lớp không có trò nào tên như vậy.

Ken giải thích: "Đó là một bạn ở lớp 2. Sáng hôm nay em đến trường thì phát hiện quên mang bút màu. Vì vậy, em nghĩ có lẽ một lớp khác cũng có tiết học vẽ, thế là chạy khắp đi hỏi thăm. Cuối cùng, quả đúng là có một lớp ở khối 2, lớp của Jiro có tiết học vẽ. Tiết vẽ của bạn ấy vào tiết 2, còn lớp mình vào tiết 3, nên em đã mượn bạn ấy vào giờ nghỉ giải lao”.

Kể đến đây, thầy Yoshioka đã mô tả giọng nói của đứa trẻ là "một giai điệu vui vẻ và tự nhiên". Giống như để giải quyết những vấn đề nhỏ này, nó không thành vấn đề. Quả là một cậu bé thông minh và đáng yêu. Đồng thời, giọng văn kể của thầy giáo toát ra thái độ đánh giá cao.

Tiến thoái lưỡng nan nảy sinh sách lược

Sau khi nghe lời giải thích của Ken, thầy Yoshioka đã viết một đoạn cảm xúc: Thật không nghĩ tới, tại thời điểm đứa trẻ tự mình gặp rắc rối, lại cố gắng nghĩ biện pháp, chạy vạy xung quanh, chung quanh bôn tẩu, phải đuổi theo khóa trước. Tự mình động não, hoàn toàn dựa vào chính mình để giải quyết vấn đề, thực sự cảm thấy vui mừng.

Một số cha mẹ không muốn con cái mình thất bại, nên không dám để con trẻ mắc lỗi, xử lý mọi chuyện, một chút phiền phức cũng không cho phép phát sinh. Cuối cùng, khả năng giải quyết vấn đề Thiên phú của đứa trẻ bị làm cho tổn hại, hình thành tính cách thụ động, cả đời chỉ sống theo chỉ dẫn.
Một số cha mẹ không muốn con cái mình thất bại, nên không dám để con trẻ mắc lỗi, xử lý mọi chuyện. Cuối cùng, khả năng giải quyết vấn đề Thiên phú của đứa trẻ bị làm cho tổn hại, hình thành tính cách thụ động... (Ảnh: Shutterstock)

Vị thầy giáo đã bộc lộ sự ngưỡng mộ của mình dành cho cậu học trò thông minh.

Ông cũng nói rằng, không quên mang đồ, tất nhiên là rất quan trọng, nhưng mà, cho dù quên, cũng sẽ có giá trị của việc quên. Những gì mà đứa trẻ trải qua, dù tốt hay xấu trong mắt người lớn, thì cũng sẽ trở thành một cuộc sống riêng của trẻ, và nó là rất đáng giá. Vì vậy, thay vì liên tục phàn nàn về đứa trẻ, chi bằng quan sát chúng sau khi quên thì đối phó như thế nào, và làm sao để giải quyết. Đôi khi, để trẻ em trải qua những bất tiện và rắc rối khác nhau, chúng sẽ học được rất nhiều, và thậm chí tự mình còn có thể khám phá ra những khả năng đáng kinh ngạc.

Một số cha mẹ không muốn con cái mình thất bại, không muốn nhìn thấy sự phiền toái, hoặc sợ rằng con cái họ sẽ bị giáo viên trách cứ… nên không dám để con trẻ mắc lỗi, xử lý mọi chuyện, một chút phiền phức cũng không cho phép phát sinh. Cuối cùng, khả năng giải quyết vấn đề Thiên phú của đứa trẻ bị làm cho tổn hại, hình thành tính cách thụ động, cả đời chỉ sống theo chỉ dẫn. Điều đó nói rằng, đôi khi sự bất tiện và tình huống khó xử có thể là một cơ hội để tôi luyện con bạn học cách tự mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Lấy đức thu phục lòng người, không cần mưu kế

Trong câu chuyện, thầy giáo Yoshioka đã nhắc nhở các học trò rằng, hễ đến trường quên mang bài tập, nhất định phải nói cho giáo viên biết, đừng một mình khổ não chịu đựng.

Từ câu chuyện, chúng ta có thể thấy rằng thầy giáo đã luôn đứng ở góc độ của đứa trẻ, quan sát đứa trẻ, bất kể biểu hiện của đứa trẻ như thế nào, đều giang rộng vòng tay bao dung, không nghiêm khắc trách cứ, chỉ là lặng lẽ thấu hiểu và quan tâm. Điều này làm cho bọn nhỏ đều dám nói lên suy nghĩ của mình, hầu như không cố ý giấu diếm, bởi vì chúng biết rằng thầy giáo sẽ luôn lắng nghe những rắc rối, và tán thành những cố gắng của chúng.

Thầy giáo có một tấm lòng như vậy, tự nhiên sẽ tìm thấy điểm sáng của học sinh, tự nhiên mở trái tim của các em. Không cần phải khiển trách hay răn đe, đã có thể "chinh phục" lòng người.

Đây chính là lấy đức để thu phục lòng người, không cần mưu kế hay.

Hòa An (biên dịch)
Theo bannedbook.org

Xem thêm: Kỳ 3



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Những câu chuyện ‘Thầy - trò’ thú vị (Kỳ 4): Lấy đức thu phục lòng người