Những câu chuyện ‘Thầy - trò’ thú vị (Kỳ 2): Bức thư từ Hà Lan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật Yoshioka Tasuku, trong nhiều năm dạy học của mình đã để lại nhiều câu chuyện thú vị về chủ đề ‘thầy - trò’. Những câu chuyện vui này đã giúp giải khai những mối lo lắng mà các bậc cha mẹ thường hay gặp phải khi giáo dục con cái mình.

Một ngày nọ, ông Yoshioka nhận được một lá thư từ Hà Lan, đó là thư của một học sinh mà ông đã dạy cách đây hơn 30 năm. Không ngờ rằng một cậu bé từng rất hay ngại ngùng xấu hổ, việc gì cũng trốn ở phía sau, trong mắt người lớn là một đứa trẻ kém cỏi, mà nay đã trở thành một tác gia danh tiếng ở Hà Lan. Vị thầy giáo cảm thấy rất hài lòng, nhớ lại câu chuyện cũ khó quên.

Đó là một kỷ niệm khiến người ta cảm động sâu sắc: nếu khi đó thầy giáo không đối xử với anh ấy như vậy, có lẽ tài năng của anh đã bị chôn vùi.

Một lá thư gửi từ Hà Lan

Một ngày nọ, ông Yoshioka bất ngờ nhận được một lá thư từ Hà Lan. Thoạt nhìn, đó là cậu học trò tiểu học, sau khi tốt nghiệp đã đi Hà Lan. Cậu học trò này đã ở Hà Lan hơn 30 năm rồi. Vị thầy giáo nhận được thư, vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, nhưng điều khiến ông cảm thấy yên tâm nhất là cậu học trò nói với ông: Khi lớn lên, anh đã tham gia vào việc sáng tác và biên tập sách ảnh cho trẻ em ở Hà Lan, đặc biệt là bìa và tranh minh họa. Đó là công việc yêu thích nhất của anh. Hiện giờ anh đã được nhà xuất bản Hà Lan ủy quyền, họ mong anh có thể sáng tác những cuốn sách ảnh thú vị cho trẻ em.

Vì vậy, anh nói, anh muốn đem điều hạnh phúc nhất của mình kể với thầy giáo, muốn cho những đứa trẻ ở Hà Lan nhờ xem cuốn sách ảnh của anh sáng tác mà biết nắm lấy đôi cánh mơ ước của mình, và anh ấy chắc chắn sẽ tạo ra một cuốn truyện tranh khiến bọn nhỏ cảm thấy vô cùng sinh động và thú vị.

Bức thư này, rõ ràng muốn cho thầy giáo thấy rằng, anh từ một cậu bé không có tiền đồ nhưng vẫn được thầy giáo năm ấy tin tưởng và giúp đỡ, đã không làm thầy thất vọng. Và cuối cùng, anh có thể tự hào nói với thầy rằng: Anh đã thực sự nhận ra giá trị cuộc sống và ước mơ của mình. Hơn nữa, anh cũng muốn giống như thầy, dùng năng lực và cách thức của riêng mình để giúp những đứa trẻ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, để chúng cũng giống như mình năm ấy, được giúp đỡ và khích lệ nắm lấy đôi cánh ước mơ của chính mình.

anh cũng muốn giống như thầy, dùng năng lực và cách thức của riêng mình để giúp những đứa trẻ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, để chúng cũng giống như mình năm ấy, được giúp đỡ và khích lệ nắm lấy đôi cánh ước mơ của chính mình.
Anh cũng muốn giống như thầy, dùng năng lực và cách thức của riêng mình để giúp những đứa trẻ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, để chúng được giúp đỡ và khích lệ nắm lấy đôi cánh ước mơ của chính mình. (Ảnh: Shutterstock)

Anh xúc động viết trong lá thư: "Con vẫn nhớ như in kỷ niệm năm xưa cùng thầy sáng tác kịch bản, trang trí sân khấu và bối cảnh". Dễ nhận thấy rằng, sự kiện trong quá khứ đã khiến anh không thể nào quên trong suốt cuộc đời. Đó là kỷ niệm về người thầy giáo đã khiến anh cảm động nhất. Lòng cảm ân đối với thầy đã được chôn kín trong lòng anh.

Sự lùi bước của anh đã từng làm thầy giáo phải bất lực

しげとし (Shigetoshi) là tên của cậu học sinh Hà Lan này. Sau khi đọc bức thư, thầy giáo Yoshioka nhớ lại kỷ niệm khó quên mà cậu học trò cũ nói đến.

Ở trường tiểu học, Shigetoshi luôn là một học sinh hiền lành ít nói, gần như khiến người ta không biết được sự hiện diện của cậu. Hơn nữa cậu còn hay ngại ngùng xấu hổ, không dám nói chuyện trước đám đông, cũng luôn lúng túng, sợ xuất hiện trước mọi người. Đặc biệt, trong hoạt động diễn kịch hàng năm do nhà trường tổ chức mà các lớp phải tham gia, cậu luôn trốn tránh, không bao giờ đứng trước sân khấu để tham gia biểu diễn, mỗi lần đều chỉ tham gia công việc đằng sau hậu trường. Tất cả mọi người thấy vậy đều không biết phải giúp thế nào.

Thầy Yoshioka cũng nhận thấy Shigetoshi chưa bao giờ dám tham gia biểu diễn trên sân khấu, cũng không chịu tập luyện hòa đồng với mọi người, sợ rằng điều này sẽ không tốt cho sự phát triển trong tương lai của cậu học trò. Vì vậy, ông đã quyết định tìm cách thuyết phục cậu tham gia, cho dù cải biến một chút thôi cũng tốt.

Việc bắt đầu cần phải làm là thay đổi tính cách ngại ngùng quá mức của Shigetoshi, thầy Yoshioka nghĩ rằng sẽ không tốt nếu cậu bé vẫn giữ nguyên như vậy. Không ngờ nhận thức của thầy giáo cho rằng ngại ngùng không tốt, cũng như quan niệm của mọi người cho rằng cậu sẽ không có tương lai, ngược lại đã bị cậu học trò này thay đổi, kết quả sự tình khiến ai nấy đều không nghĩ tới.

Để cậu bé lên sân khấu biểu diễn, thầy Yoshioka cố tình nói: "Shigetoshi này, em xem, vở diễn lần này các em phải luân phiên nhau. Những bạn đã lên sân khấu biểu diễn lần này sẽ làm công việc hậu trường, như ghi hình, dựng sân khấu, dựng cảnh… Lần trước em đã ở hậu trường rồi, vì vậy lần này em lên sân khấu được không?”.

Tuy nhiên, dù thầy giáo có thuyết phục như thế nào, Shigetoshi cũng chỉ im lặng, không gật đầu, cuối cùng nói một cách chắc chắn và quyết tâm: “Em có sở trường vẽ phông nền”, ý rằng chỉ muốn ở đằng sau hậu trường. Quả thực là không muốn thay đổi. Thầy giáo không còn cách nào khác để thuyết phục cậu, đành bất đắc dĩ đồng ý cho cậu đảm nhận công việc hậu trường.

dù thầy giáo có thuyết phục như thế nào, Shigetoshi cũng chỉ im lặng, không gật đầu, cuối cùng nói một cách chắc chắn và quyết tâm: “Em có sở trường vẽ phông nền”, ý rằng chỉ muốn ở đằng sau hậu trường.
Dù thầy giáo có thuyết phục như thế nào, Shigetoshi cũng chỉ im lặng, không gật đầu, cuối cùng nói một cách chắc chắn và quyết tâm: “Em có sở trường vẽ phông nền”, ý rằng chỉ muốn ở đằng sau hậu trường. (Ảnh: Shutterstock)

Quyết định và khám phá bất ngờ

May mắn thay, thầy Yoshioka sau đó đột nhiên đưa ra một quyết định mà chính ông cũng không lường trước. Có lẽ là bởi vì ông không thể nhìn thấy hy vọng có thể thay đổi cậu học sinh bướng bỉnh này, ông từ bỏ quan niệm cố hữu rằng phải thay đổi suy nghĩ của cậu học trò, thay vào đó ông chẳng những tác thành cho lựa chọn của cậu, mà còn chuyển biến thái độ tiêu cực bất đắc dĩ, trở thành tích cực hết sức hỗ trợ học sinh.

Thầy Yoshioka đột nhiên quyết định rằng, một khi đã như vậy, chi bằng là nên tin tưởng vào Shigetoshi, đem tất cả công việc vẽ bối cảnh trên sân khấu, giao cho cậu toàn quyền phụ trách, và cho cậu tự do phát huy. Không ngờ, một kết quả bất ngờ hơn đã xuất hiện. Những bức tranh vẽ bối cảnh của vở diễn lần này rất sống động và thú vị, thể hiện tài năng nghệ thuật tuyệt vời của Shigetoshi.

Shigetoshi sau mấy chục năm về sau, vẫn còn nhớ như in chuyện cũ, chính màn trình diễn năm ấy đã cho anh cơ hội thể hiện tài năng Thiên phú. Và có lẽ, điều khiến cậu nhớ và cảm ân sâu sắc, chính là sự tin tưởng và hỗ trợ hết mình của thầy giáo. Nếu vào lúc đó thầy cũng giống như mọi người khác, ra sức phủ nhận và muốn thay đổi cậu, luôn cho rằng cậu bé ngại ngùng nhút nhát này sẽ không có tương lai, thì có lẽ Shigetoshi cũng sẽ trở thành một người không có tương lai như trong mắt mọi người vậy. Và tài năng của cậu đã sớm bị chôn vùi.

Câu chuyện của thầy trò Yoshioka là minh chứng cho lời dạy của Thánh nhân

Thông qua thực tiễn giáo dục suốt đời của mình, thầy Yoshioka luôn phát hiện ra những gì trẻ tỏa sáng, và ông cũng đã học được rất nhiều điều từ chúng. Ông khuyên các nhà giáo dục, bao gồm cả cha mẹ, ở trước mặt con trẻ nên giữ thái độ khiêm tốn, khoan dung và tin tưởng trẻ. Đừng vì ép buộc hay mạnh mẽ muốn thay đổi trẻ theo ý mình, mà làm hỏng đi Thiên tính và năng khiếu của con. Rất nhiều khi, tâm trí ngây thơ của trẻ em có thể khiến người lớn phải nhìn nhận lại sự tự cao tự đại của chính mình, cái gọi là ‘thầy trò cùng tiến”, quả thật là lời lẽ chí lý.

Thật vậy, bởi vì ngay cả Khổng Tử, bậc hiền triết được tôn xưng là “Vạn thế sư biểu” (Bậc thầy muôn đời) cũng đã từng dạy: "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên" (Ba người cùng đi, tất có một người là thầy ta). Ngài cũng lưu lại “Hữu giáo vô loại, nhân tài thi giáo”, ý rằng ai cũng đều được dạy dỗ không phân biệt, tùy theo tài năng của từng người mà dạy.

Câu chuyện về thầy trò Nhật Bản này đã minh chứng cho lời dạy của Thánh nhân. Làm người lớn, chúng ta thực sự cần nuôi dưỡng một trái tim khiêm tốn và yêu thương, bao dung tất cả những tính cách khác nhau của con trẻ, để trẻ lớn lên hạnh phúc từ những nét độc đáo riêng của chúng.

Hòa An (biên dịch)
Theo bannedbook.org

Xem thêm: Kỳ 1 & Kỳ 3

Giáo dục


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Những câu chuyện ‘Thầy - trò’ thú vị (Kỳ 2): Bức thư từ Hà Lan