Những câu chuyện giáo dục thú vị (Kỳ 1): Tại sao trẻ em luôn ‘cả thèm chóng chán’?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà giáo dục trẻ em nổi tiếng người Nhật Yoshioka Tasuku, trong mấy chục năm dạy học của mình đã để lại nhiều câu chuyện thú vị về chủ đề ‘thầy - trò’. Những câu chuyện vui này đã giúp giải khai những mối lo lắng mà các bậc cha mẹ thường hay gặp khi giáo dục con cái mình.

Rất nhiều phụ huynh đã gặp phải những phiền muộn trong việc nuôi dạy con cái như sau. Đứa trẻ trong chốc lát nói rằng sẽ học piano, và nó cũng đã đi học. Kết quả là không quá vài ngày sau đã thấy chán. Mấy ngày sau, đứa trẻ lại nói con thích học bóng chày, người mẹ dặn dò nhất định không được bỏ cuộc như lần trước. Nhưng cuối cùng nó cũng chỉ kiên trì trong một tháng hoặc vài tháng, đã không muốn đi học tiếp. Đến lần thứ ba, đứa trẻ nói rằng nó muốn học bơi. Lần này, người mẹ nghiêm túc cảnh báo: “Lần này không thể hơi một tí đã đòi bỏ, làm việc gì cũng không kiên trì thì sau này sẽ trở thành kẻ vô tích sự. Nếu muốn đi, thì lần này phải học cho đến cùng. Và phải hứa với mẹ thì mẹ mới cho đi”. Đứa trẻ không chừng chẳng cần nghĩ ngợi gì liền vội đồng ý. Nhưng kết quả là nó cũng bỏ dở giữa chừng.

Chắc rằng không ít bà mẹ đã trải qua những rắc rối tương tự như vậy. Đúng ra với hai lần kinh nghiệm, đứa trẻ nên biết cách sửa chữa và không để cha mẹ thất vọng. Nhưng sự tình lại không như ý muốn của cha mẹ. Mắng cũng vậy, đánh cũng xong, đứa nhỏ chính là không làm theo ý muốn của bạn, hứa chắc chắn rồi, cam đoan rồi, một vài ngày sau liền quên sạch. Cha mẹ quả thực là không biết phải làm sao. Phải giữ chữ tín, phải kiên trì… bạn giảng đạo lý càng nhiều, đứa trẻ cho rằng bạn đang giáo huấn, căn bản là không muốn nghe. Vậy rốt cuộc vấn đề nằm ở đâu?

Sau khi đọc những câu chuyện dưới đây, chắc hẳn sẽ giúp bạn có một chút gợi ý thú vị.

Thầy ơi, ‘tam nhật hòa thượng’ là gì?

Thật ra, "tam nhật hòa thượng" là bản dịch của tác giả bài viết, câu tục ngữ Nhật Bản nguyên gốc là 三日坊主” - "Tam nhật phường chủ”, thường được sử dụng để mô tả những người cả thèm chóng chán, chỉ có ba phút là sốt ruột, không có tính kiên trì, tương tự như câu thành ngữ Trung Quốc "ba ngày đánh cá, hai ngày phơi võng”. Nó chủ yếu được sử dụng để giáo dục trẻ em, bởi vì "phường chủ" (chủ quản chùa miếu) thường được người ta liên hệ với hình ảnh chú tiểu gần gũi và đáng yêu. Bình thường nhắc đến từ này, người ta dễ nghĩ đến một tiểu hòa thượng, vì vậy tác giả hay dùng “tam nhật hòa thượng” (ba ngày làm hòa thượng) tạm thời thay thế cho "tam nhật phường chủ" để gần gũi hơn với mọi người.

Câu chuyện kể rằng một ngày nọ, một học sinh tiểu học A trong lớp của giáo sư Yoshioka bất ngờ chạy đến trước mặt thầy giáo hỏi rất khó hiểu: "Thưa thầy, con bị nói là ‘tam nhật hòa thượng’. Mẹ con nói: 'Đứa nhỏ này đúng là ‘tam nhật hòa thượng’, làm gì cũng không nên. Thầy ơi, ‘tam nhật hòa thượng’ có nghĩa là gì?"

"Thưa thầy, con bị nói là ‘tam nhật hòa thượng’. Mẹ con nói: 'Đứa nhỏ này đúng là ‘tam nhật hòa thượng’, làm gì cũng không nên. Thầy ơi, ‘tam nhật hòa thượng’ có nghĩa là gì?"
"Thưa thầy, con bị nói là ‘tam nhật hòa thượng’. Mẹ con nói: 'Đứa nhỏ này đúng là ‘tam nhật hòa thượng’, làm gì cũng không nên. Thầy ơi, ‘tam nhật hòa thượng’ có nghĩa là gì?" (Ảnh: Pixabay)

Không ngờ tất cả học sinh trong lớp đều nghe thấy câu hỏi này. Giáo sư Yoshika không mong đợi câu hỏi này nhưng tất cả các học sinh trong lớp đều nghe thấy, chúng bèn kéo đến, mỗi đứa giải thích một kiểu, có cậu bé nói một cách chắc chắn, ý tứ rằng câu nói đó là chỉ một người làm việc gì cũng nhanh chán.

Thầy giáo cũng không vội vàng trả lời đáp án chính xác, mà muốn mượn những sự việc xảy ra trong cuộc sống, để các học trò có thể va vấp, tự mình suy nghĩ và tìm thấy đáp án cho riêng mình, thay vì giáo huấn một cách ép buộc. Đồng thời để trẻ hiểu rằng nếu có thắc mắc thì tra từ điển là một trong những cách để giải quyết vấn đề.

Vì vậy, dẫu thầy giáo biết câu trả lời, nhưng ông đã nảy ra một ý tưởng, đó là yêu cầu học trò tra từ điển trên giá sách. Cả lớp bèn vây đến, xem thầy giáo lấy từ điển xuống, một mặt tò mò nhìn thầy giáo giở sách, một mặt nhao nhao bày tỏ suy nghĩ của mình.

Có trẻ nói, những từ như vậy cũng có trong từ điển sao? Có trẻ thì khẳng định, từ điển cái gì chẳng ghi lại, chắc chắn là có. Trong khi một số trẻ khác đang chăm chú dõi theo thầy giáo mong chờ kết quả. Tất cả chúng đều rất tập trung vào việc này và mong chờ kết luận cuối cùng của thầy giáo.

Thầy giáo cuối cùng đã tìm thấy nó và nói với giọng hào hứng: “Có, có, có, đúng là có thật. Nó đúng là chỉ một người làm việc gì cũng mau chán, là một người không có tính kiên trì”.

Thầy giáo vừa dứt lời, cả lớp đều vui mừng. Chúng cười khúc khích, nói rằng chúng đều là ‘tam nhật hòa thượng” mà từ điển nói. Không ngờ cậu học trò bị mẹ nói là ‘tam nhật hòa thượng’ kia ngay lập tức lớn tiếng khẳng định: "Nếu nói như vậy, thì tôi không phải là ‘tam nhật hòa thượng’”. Vì vậy, cậu bắt đầu giải thích từng lý do của mình: “Mặc dù học viết bút lông, vẽ tranh và bàn tính, đúng là em đều rất nhanh bỏ cuộc, vì vậy, lần này mẹ nghe em nói rằng sẽ học bơi thì rất tức giận, đem em nói thành ‘tam nhật hòa thượng’, không đồng ý cho em học tiếp. Nhưng mà, không phải vì em chán ghét mà bỏ cuộc, mà là vì sau khi học thì em thấy không phù hợp, nên muốn tiếp tục tìm kiếm sở thích phù hợp với mình”.

không phải vì em chán ghét mà bỏ cuộc, mà là vì sau khi học thì em thấy không phù hợp, nên muốn tiếp tục tìm kiếm sở thích phù hợp với mình
"Không phải vì em chán ghét mà bỏ cuộc, mà là vì sau khi học thì em thấy không phù hợp, nên muốn tiếp tục tìm kiếm sở thích phù hợp với mình." (Ảnh: Pxhere)

Thầy giáo nghe xong, đột nhiên cảm thấy rằng, “tam nhật hòa thượng” cũng không hẳn là một điều xấu.

Đừng vội vàng kết luận cho con trẻ

Đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn chúng ta sẽ nhận thấy rằng, rất nhiều khi chúng ta đã quá dễ dàng để đưa ra kết luận cho con trẻ, thậm chí chưa biết sự việc đích thực là như thế nào đã vội vàng kết luận. Kết quả đứa trẻ không nghe lời, có lẽ giống như trường hợp học sinh A trong câu chuyện này, căn bản không hiểu được ý tứ trong lời của mẹ nói là gì. Đôi khi, người lớn chúng ta cảm thấy rằng mình hiểu rất rõ, liền thao thao bất tuyệt nói đạo lý với con. Tuy vậy, đứa trẻ nghe mà không hiểu gì cả, lại tỏ vẻ “có tai như điếc”, nghe xong cũng như không, đâu lại vào đó. Kết quả là, người lớn luôn than phiền, tại sao trẻ em không vâng lời và không hiểu. Nhưng có lẽ là... chúng nghe mà không hiểu thật!

Sự kiên nhẫn và cách làm không gượng ép để đi đến kết luận của vị thầy giáo ở trên đã khiến các em học sinh bày tỏ ý kiến, thảo luận một cách tự do và hiệu quả. Nó thật sự rất tốt, dễ dàng để các em mở lòng ra, giúp người lớn có thể hiểu các em, và các em cũng dễ hiểu và vui vẻ tiếp nhận đạo lý. Cách giáo dục này thật đáng để tham khảo.

Sự phát triển của trẻ đòi hỏi người lớn chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi. Sau khi có vấn đề xảy ra, hãy bình tĩnh và đừng dễ dàng đổ lỗi. Thay vào đó, hãy lẳng lặng hỏi lý do khiến trẻ bỏ cuộc, hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề trước khi chúng ta có thể đưa ra giải pháp.

Đây chính là tìm đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể cho đúng thuốc. Những đứa trẻ của chúng ta, chúng vốn rất ngoan ngoãn, cũng vô cùng dễ thương. Ngay cả khi chúng chỉ ‘làm hòa thượng trong ba ngày’, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Sự phát triển và thay đổi của trẻ em, thường nằm ngoài mọi dự đoán. Hãy quan tâm và tin tưởng vào con cái của mình bằng tầm nhìn rộng và sự đánh giá cao.

Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy chia sẻ một ví dụ thú vị về một nhân vật có tuổi thơ dường như không có hy vọng, không có tiền đồ, nhưng lớn lên đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, cũng từng là một học sinh của ông Yoshioka.

Hòa An (biên dịch)
Theo bannedbook.org

Xem thêm: Kỳ 2

Giáo dục


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Những câu chuyện giáo dục thú vị (Kỳ 1): Tại sao trẻ em luôn ‘cả thèm chóng chán’?