Làm cha mẹ, đừng cho con cái sớm dùng hết phúc báo của mình [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỗi người sống trên đời đều là nhờ có phúc báo mà tồn tại, phúc tận tất vong. Vậy nên đừng cho con cái dùng hết phúc báo của chính mình! Cho con trẻ học trường đắt đỏ nhất, ăn sữa bột đắt nhất và mặc quần áo sang trọng nhất, chính là đối tốt với con chăng? Không nhất định là vậy!

Tiền là vật ngoài thân, phúc báo mới là thứ gần thân nhất

Mỗi người có thể sống trên đời, là bởi vì anh ta có phúc báo. Phúc báo nếu dùng hết, thì cho dù là người dân thường hay bậc đế vương, đều phải kết thúc vận mệnh.

Con cái của rất nhiều người có tiền ngay từ nhỏ đã được cho ăn thức ăn ngon nhất, dùng đồ dùng tốt nhất, học trường đắt giá nhất.. Kết quả là khi đứa trẻ lớn lên, mọi chuyện lại không như ý, toàn nhiễm những thói hư tật xấu ở bên ngoài; thậm chí có đứa còn sa đọa, huỷ hoại bản thân bằng các chất kích thích, rồi kết liễu cuộc đời; cuối cùng người tóc trắng phải khóc tiễn người tóc xanh. Hiện tượng này trong xã hội ngày nay xảy ra không ít. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân mà có lẽ hầu hết cha mẹ không nghĩ tới: Cha mẹ đã sớm cho con trẻ dùng hết phúc báo của mình rồi!

Ăn không cần quá ngon, hợp vệ sinh là được. Mặc không cần quá đẹp, có thể ấm là được. Đồ dùng không cần quá tốt, an toàn là được. Nhà không cần quá rộng, có thể khiến tâm mình an tĩnh là được. Trường học không cần quá đắt, thầy cô giáo dạy học có phẩm đức là được. Vợ không cần quá xinh, có thể hiếu thuận với cha mẹ chồng, làm tròn công việc quản gia là được. Chồng không cần có quá nhiều tiền, có thể nuôi sống gia đình, không nhiễm thói hư tật xấu, tâm địa thiện lương là được. Rất nhiều vĩ nhân từ thời cổ chí kim đều đã nói: “Khi tôi còn nhỏ, tài sản lớn nhất mà cha mẹ cấp cho tôi chính là sự nghèo khó”.

Đúng như câu nói của Mạnh Tử: “Thiên tượng hàng đại nhâm vu tư nhân dã, tất tiên khổ kì tâm chí, lao kì cân cốt“. Ý rằng: Khi ông trời quyết định giao một sứ mệnh quan trọng nào đó cho ai, trước tiên sẽ cho người đó có môi trường rèn luyện ý chí của mình, để gân cốt người đó phải chịu mệt mỏi. Chỉ có để cho người đó phải chịu đói khát, vất vả, cực nhọc, mọi việc xung quanh lại thường xuyên không thuận lợi... như vậy họ mới được tôi luyện vững vàng, cứng rắn mà tài năng cũng mới bộc lộ hết.

Chỉ có để cho người đó phải chịu đói khát, vất vả, cực nhọc, mọi việc xung quanh lại thường xuyên không thuận lợi... như vậy họ mới được tôi luyện vững vàng, cứng rắn mà tài năng cũng mới bộc lộ hết.
...Chỉ có để cho người đó phải chịu đói khát, vất vả, cực nhọc, mọi việc xung quanh lại thường xuyên không thuận lợi... như vậy họ mới được tôi luyện vững vàng, cứng rắn mà tài năng cũng mới bộc lộ hết. (Ảnh: Shutterstock).

Ngạn ngữ xưa cũng có câu: “Cùng nhân đích hài tử tảo đương gia”, có ý nói: Trẻ nghèo sẽ sớm biết lo liệu việc nhà.

Dù nghèo hay giàu, quan trọng là biết lễ nghi

Trong xã hội phong phú vật chất kim tiền như ngày nay, thật khó để bảo mọi người có thể lấy bần cùng, nghèo khó để nuôi dạy con, giúp con có thể sớm tự lập và đảm đương công việc gia đình. Tuy vậy, bạn phải sớm khiến cho con trẻ hiểu rằng, tiền của bạn dẫu một đồng cũng không thật dễ kiếm.

Hãy để trẻ trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn trong các kỳ nghỉ đông hay nghỉ hè. Từ đó trẻ biết chia sẻ công việc gia đình với cha mẹ, biết phẩm đức và nhân cách mới là tài phú đích thực trên con đường nhân sinh. Chỉ có như vậy, đứa trẻ mới có có thể dụng công học tập, không kết bè kết phái và tránh xa những thói hư tật xấu hàng ngày.

Nếu cả ngày bạn chỉ chăm chăm nắm lấy tay con, biến cậu ta thành những hoàng đế nhỏ trong vòng tay bao bọc của cha mẹ, chính là bạn đang ăn mòn phúc báo của con trẻ rồi! Trẻ từ 1-8 tuổi, nhất định phải được giáo dục lễ nghi, tu dưỡng đức hạnh.

Lễ nghi là gì?

Ví dụ: Đến trường thì kính trọng và lễ phép chào hỏi thầy cô giáo. Ở nhà và ra đường đều biết kính trên nhường dưới, ăn uống có chừng mực, không đòi hỏi, không lãng phí v.v... Những điều này phải được giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ từ 1-8 tuổi, nhất định phải được giáo dục lễ nghi, tu dưỡng đức hạnh.
Trẻ từ 1-8 tuổi, nhất định phải được giáo dục lễ nghi, tu dưỡng đức hạnh. (Ảnh: Shutterstock).

Đức hạnh của một người, cách đối nhân xử thế, lễ nghi giao tiếp... sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của cả cuộc đời. Tại thời điểm này, thay vì chăm chăm dạy trẻ tri thức, hãy dạy trẻ những phép tắc lễ nghi ấy, ngay từ điều nhỏ nhặt nhất.

Nếu một đứa trẻ từ 1-8 tuổi bị ép học quá nhiều tri thức văn hóa, sẽ khiến nó thiếu năng lượng và tinh thần, học hành cũng không cảm thấy hứng thú, càng lớn lên càng hao mòn kiệt quệ. Nếu một người giàu có xa hoa, nhưng thân thể yếu đuối nhiều bệnh tật, làm thế nào họ có thể mang lại lợi ích cho xã hội?

Đợi đứa trẻ sau 8 tuổi rồi mới cho con học những kiến thức cơ bản về thế giới. Sau 16 tuổi, tinh thần cứng cỏi, thể trạng an khang, xương cốt sung mãn, khi này không quá muộn để học tập hàng vạn những nghiên cứu và tri thức trên thế giới.

Nếu trẻ ngay từ nhỏ đã được nuông chiều, cơm bưng nước rót tận nơi, không đổ dẫu một chút mồ hôi, cũng không biết đến ánh nắng mặt trời… đó chính là đang hao tổn phúc báo. Cha mẹ nếu yêu con, phải học cách biết “buông tay” đúng lúc.

Hy vọng tất cả các bậc cha mẹ đều biết sự thật này!

Hòa An
Theo tw.aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Làm cha mẹ, đừng cho con cái sớm dùng hết phúc báo của mình [Radio]