Kẻ thù lớn nhất của giáo dục là tính khí nóng nảy của phụ huynh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên đời này có một trạng thái có đến trăm điều hại mà chẳng có nổi một điều lợi - đó chính là sự tức giận. Giáo dục trẻ em cũng vậy. Tức giận là kẻ thù lớn nhất của giáo dục. Tính khí càng nóng nảy, hiệu quả giáo dục càng kém.

Tại sao không cần phải tức giận?

  1. Một lần tức giận bảy lần gây hại

Các chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng: nghèo đói không mang lại thất bại về giáo dục, nhưng ngược đãi tinh thần chắc chắn sẽ tạo ra một số vấn đề đối với trẻ em.

Để một đứa trẻ sống trong sự ngược đãi về tinh thần cũng giống như treo cho chúng một chiếc gông xiềng khiến chúng một đời đau nhức. Nhiều bậc cha mẹ đổ lỗi rằng con cái của họ bướng bỉnh, không vâng lời và nghịch ngợm. Thực tế, đằng sau mỗi đứa trẻ có vấn đề, tất phải có một phụ huynh có vấn đề. Đây là một quy luật.

Các vấn đề của con trẻ gần như luôn là vấn đề của cha mẹ, nhưng nhiều cha mẹ không sẵn lòng nhìn ra vấn đề của mình mà luôn cố gắng hết sức dùng các cách để sửa chữa con.

Những đứa trẻ sau khi bị ngược đãi tinh thần, sẽ nhìn thế giới bằng ánh mắt bi quan tiêu cực, đây là điều không thể tránh.

  1. Tính xấu sẽ được di truyền

Các loại hoàn cảnh khác nhau sẽ dưỡng thành các trẻ em có tính cách khác nhau. Cha mẹ tức giận sẽ dưỡng thành con cái dễ nổi loạn, đa nghi mẫn cảm, nội tâm yếu ớt lại hung dữ. Khi đứa trẻ lớn lên, tính khí của nó cũng rất cáu kỉnh và khắc nghiệt.

Khi một đứa trẻ như vậy lớn lên và trở thành cha mẹ, nó sẽ thừa hưởng tính xấu của cha mẹ chúng, và các tình huống “bạo lực gia đình” là dễ dàng xảy ra. Lúc này, thế hệ trẻ nhỏ tiếp theo đã trở thành nạn nhân của loại tính khí nóng nảy này.

Vậy mới nói rằng, mọi thiếu hụt về tính cách là do bất hạnh thời thơ ấu tạo thành.

Cha mẹ tức giận sẽ dưỡng thành con cái dễ nổi loạn, đa nghi mẫn cảm, nội tâm yếu ớt lại hung dữ. Khi đứa trẻ lớn lên, tính khí của nó cũng rất cáu kỉnh và khắc nghiệt.
Cha mẹ tức giận sẽ dưỡng thành con cái dễ nổi loạn, đa nghi mẫn cảm, nội tâm yếu ớt lại hung dữ. Khi đứa trẻ lớn lên, tính khí của nó cũng rất cáu kỉnh và khắc nghiệt. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Tức giận là vũ khí sát thương mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ cha mẹ và con cái

Cha mẹ có tính khí thất thường khiến đứa trẻ không dám gần gũi, mở lòng với cha mẹ, chúng tỏ ra luôn lo lắng, cảm thấy không an toàn và gặp nhiều vấn đề trong quá trình trưởng thành.

Có nhiều ví dụ như vậy: cha mẹ tính khí càng nóng nảy, con trẻ càng bướng bỉnh; cha mẹ càng trở nên hung bạo, con trẻ càng khó quản lý.

Một cậu bé nọ rất nghịch ngợm và khó bảo. Sau đó, người cha đã trói cậu lại bằng một sợi dây và đánh cậu, nhưng đứa trẻ vẫn không phục để trở nên ngoan ngoãn hơn. Đến năm lớp ba, cậu bé bỏ học giữa chừng.

Tư tưởng giáo dục của người cha rơi vào một quán tính kỳ lạ - anh ta biết rằng la mắng con trẻ là vô ích, nhưng anh ta vẫn phải la mắng, "sức mạnh" của việc la mắng là không đủ, và anh ta bắt đầu đánh, sau đó anh ta theo đuổi phương châm "gậy gộc sinh ra hiếu tử".

Thực tế, anh ta không biết rằng mình đang đi sai hướng. Càng tức giận thì sự việc càng tệ.

Người lớn nên dành cho trẻ nhiều sự kiên nhẫn hơn, khoan dung và tin tưởng con nhiều hơn. Nhìn thấy con trẻ mắc lỗi mà không sửa ngay lập tức, chính là một thử nghiệm về lòng khoan dung của cha mẹ, chúng ta phải tin rằng đứa trẻ có khả năng tự sửa lỗi.

Sự trưởng thành của con người là một quá trình sai và sửa, điều chỉnh liên tục, không ngừng. Chúng ta nên tôn trọng để đón nhận quá trình này.

Sự trưởng thành của con người là một quá trình sai và sửa, điều chỉnh liên tục, không ngừng. Chúng ta nên tôn trọng để đón nhận quá trình này.
Sự trưởng thành của con người là một quá trình sai và sửa, điều chỉnh liên tục, không ngừng. Chúng ta nên tôn trọng để đón nhận quá trình này. (Ảnh: Shutterstock)

Cách để thay đổi tính khí nóng nảy của bạn

  1. Biến tức giận thành sự cảm thông

Tùy tiện cáu giận giống như tùy tiện vứt rác khắp nơi, là hành vi cực kỳ không tốt. Con trẻ không nên trở thành thùng rác cho những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ. Thay vì phát hỏa và nóng giận, hãy trao đổi và sẻ chia.

Ví dụ, khi bạn thấy bài tập về nhà của con bạn chưa làm xong, liền nổi trận lôi đình gào lên: “Tại sao còn chưa làm xong bài? Cả ngày chỉ mải chơi!" Và kết quả ra sao bạn hãy chờ xem. Đứa trẻ sẽ làm bài tập về nhà tốt hơn chăng? Đương nhiên là không, trẻ sẽ càng phản kháng bằng việc càng lười làm bài tập về nhà hơn.

Nếu bạn muốn đạt được kết quả mong muốn, bạn có thể nói: “Mẹ thực sự buồn vì con không hoàn thành bài đúng hạn. Nếu con có thể làm xong bài trong nửa giờ, mẹ sẽ thấy rất vui!”..

Trực tiếp biểu đạt mong muốn của chính mình, dùng sự đồng cảm để giáo dục trẻ, sẽ khiến tình cảm giữa mẹ và con được tuôn chảy một cách tự nhiên. Làm như vậy, trẻ có nhiều khả năng chấp nhận lời khuyên và quản giáo của cha mẹ.

"Giáo dục bằng lý trí" có hiệu quả hơn nhiều so với giận dữ. Hãy khiến gia đình tràn ngập sự chia sẻ và cảm thông, thay vì đổ đầy nhà bằng bạo lực và những lời khiển trách.

Cha mẹ cải thiện tính khí, sẽ dễ dàng giáo dục con cái được tốt hơn. Khi chúng ta học cách quản lý tốt cảm xúc của mình, thì hạnh phúc và niềm vui cuộc sống là trong tầm với.

“Tại sao còn chưa làm xong bài? Cả ngày chỉ mải chơi!” Đứa trẻ sẽ làm bài tập về nhà tốt hơn chăng? Đương nhiên là không, trẻ sẽ càng phản kháng bằng việc càng lười làm bài tập về nhà hơn. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Tĩnh tâm suy xét và đối mặt với cảm xúc của bạn

Một mực khắc chế sự nóng nảy không phải là cách tốt nhất. Cảm xúc không thể bị kìm nén, bởi những cảm xúc một khi không khống chế được cuối cùng sẽ bộc phát trong trạng thái mất kiểm soát hơn.

Giải pháp thực sự là học cách đối mặt với cảm xúc của mình một cách chân thành, và nhận ra rằng: Là do mình đã quản lý cảm xúc của chính mình không tốt, và không liên quan gì đến trẻ em.

Khi tôi còn làm ở công ty cũ, sếp tôi là một người có kinh nghiệm và thành công trong việc quản lý cảm xúc của mình. Bất cứ khi nào gặp chuyện mâu thuẫn, bà đều đối diện với tâm trí của mình, ngồi một mình trong phòng làm việc, đối diện với máy tính, sau đó viết ra tất cả sự tức giận, oán giận và nóng nảy của mình, dần dần trong lòng sẽ bình tĩnh lại.

Đây cũng là một gợi ý thiết thực giúp chúng ta đối phó với cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Nó có thể khiến tâm trí chúng ta giải phóng "không gian bộ nhớ", để làm những việc có ý nghĩa. Hiệu quả rất tốt.

  1. Học cách bày tỏ cảm xúc

Một trong những người bạn cùng lớp của tôi được công nhận là có một người mẹ có tính khí tốt và không bao giờ tức giận. Cô cho biết, không bao giờ tức giận là vì cô đã thường xuyên bày tỏ cảm xúc với gia đình.

Cô nói rằng bất kể chuyện gì xảy ra, chẳng hạn như bị sếp mắng hoặc bị bạn bè hiểu lầm, chỉ cần về đến nhà là cô nói chuyện với chồng, sau đó cô sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và không bao giờ lo lắng về việc mang lại cảm xúc tiêu cực cho con.

Khi một người vợ nóng nảy và tức giận, chỉ cần ôm cô ấy thật chặt, chăm chú lắng nghe và cảm nhận cảm xúc của cô ấy, sẽ có thể mang lại sức mạnh và sự thoải mái cho đối phương. Một khi cảm xúc được giải phóng và biểu đạt, họ sẽ tự nhiên bình tĩnh và dễ chịu. Hãy nhẹ nhàng như thế! Đây là điều mà có lẽ các ông chồng đều nên phải biết.

Điều này cũng đúng với trẻ em.

Hãy dùng sự cảm thông và chia sẻ, con bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoái mái hơn khi ở gần bạn.
Hãy dùng sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ, con bạn sẽ cảm thấy được lắng nghe, dễ chịu và thoái mái hơn khi ở gần bạn. (Ảnh: Shutterstock)

Sau khi đứa trẻ đã làm điều gì đó sai trái và bực tức, cha mẹ không cần phải bị trách mắng, trách móc và la mắng chúng. Thay vào đó, trẻ cần được thấu hiểu, quan tâm và lắng nghe.

Một cuộc đối đầu với một sự nóng nảy giống như một cuộc chiến giằng co, sức mạnh của đối thủ dựa trên sự cố chấp của bạn. Nếu bạn muốn đối phương bỏ cuộc, thì cách tốt nhất là bạn buông tay trước. Nếu cha mẹ không có sự tức giận trong lòng, thì đứa trẻ không thể cáu giận được.

Những thay đổi nhỏ ở cha mẹ có tác động rất lớn đến tương lai của con cái. Vậy mới nói rằng, quá trình giáo dục con chính là quá trình cha mẹ tu sửa chính mình.

Một lồng ngực không có sự tức giận mới có thể truyền tải tình yêu thương

Tôi nhớ có một lần tôi gọi con dậy ăn cơm nhưng cô bé cứ lờ đi. Sau đó, cô bé đưa bức tranh vừa vẽ cho tôi xem. Tôi quay đầu đi không xem và tỏ ra tức giận, và bất ngờ con bé đánh tôi một cái vào vai.

Nó không đau, nhưng nó làm tôi sốc. Lúc đó, mắt tôi mở to và tôi muốn đánh lại con bé, nhưng tôi đã kiềm chế lại.

Nhưng con bé không nhịn được nữa, nó biết mình đã làm gì đó sai. Nó chạy đến trước mặt tôi và xin lỗi: "Mẹ ơi, con xin lỗi vì con không đứng dậy đi ăn. Thực ra là vì bức tranh của con chưa xong. Con muốn vẽ một bức tranh thật đẹp làm quà tặng mẹ".

Nếu tôi chọn tức giận và la mắng con, tôi sẽ không bao giờ biết được những suy nghĩ và tình yêu ngây thơ trong trái tim đứa trẻ, điều này sẽ gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho việc giao tiếp giữa mẹ và con.

Đôi khi trẻ em nổi loạn, không vâng lời và thậm chí phản kháng, hãy tìm xem nguyên nhân ở gốc rễ. Từ một góc nhìn khác, nó cho thấy trẻ em có khả năng suy nghĩ độc lập và có đủ can đảm để đối mặt với các vấn đề. Nó còn tốt hơn một khúc gỗ, không có ý kiến, cảm xúc và tâm hồn.

Miễn là trái tim của bạn tràn đầy tình yêu và cảm thông, bạn sẽ nhận được nhiều báo đáp. Một lông ngực không có sự tức giận sẽ truyền năng lượng tích cực, một trái tim tràn đầy tình yêu mới có thể truyền tải tình yêu không ngừng.

***

Không phải “bài tập” đưa ra vấn đề mà “tình yêu” nảy sinh vấn đề.

Các bậc cha mẹ trên toàn thế giới có lẽ nên nhớ một câu: "Trẻ em không sợ mệt mỏi, không sợ khổ, chúng chỉ sợ không được hiểu, không được yêu thương thực sự!"

Trẻ em không sợ mệt mỏi, không sợ khổ, chúng chỉ sợ không được hiểu, không được yêu thương thực sự!"
Trẻ em không sợ mệt mỏi, không sợ khổ, chúng chỉ sợ không được hiểu, không được yêu thương thực sự!" (Ảnh: Shutterstock)

Chiều phụ huynh khi về nhà, câu đầu tiên hỏi con mình là: "Đã làm xong bài tập về nhà chưa?"

Câu này phản ánh sự nhạt nhẽo và thiếu tình yêu của cha mẹ.

Đứa trẻ có lẽ sẽ hét lên trong lòng: "Cha mẹ yêu con hay là yêu bài tập về nhà của con?”.

Cha mẹ biết yêu thương, khi họ về nhà và nhìn thấy con, họ sẽ nói lời chào với con trước: "Con ơi, mẹ đã về, mẹ nhớ con rất nhiều. Hôm nay con có mệt không? Làm bài tập xong rồi thì hãy chơi một lúc đi”. Đứa trẻ sẽ làm việc chăm chỉ vì cha mẹ hiểu mình. "Mẹ ơi, con đã làm xong bài tập rồi, con không mệt".

Con trẻ chỉ cố gắng vì "tình yêu". Nếu chúng không phải là vì tình yêu mà học tập chăm chỉ và cố gắng, thì chúng có thể không "thực sự cố gắng", và nhiều vấn đề sẽ dần xuất hiện khi đứa trẻ lớn lên.

Bạn đi làm về sau một ngày mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, không muốn nấu ăn, và chồng bạn quan tâm nói: "Có chuyện gì với vợ vậy? Đừng nấu ăn nữa, chúng ta hãy đi ăn đi!" Bạn sẽ nghĩ chồng bạn thực sự hiểu và yêu thương bạn, chà, sự mệt mỏi sớm biến mất: "Thôi không phải đi ăn đâu, em nấu luôn bây giờ đây!”

Người được thấu hiểu và quan tâm, họ sẽ sẵn sàng gắng sức để chăm sóc và yêu thương người đã hiểu và yêu thương họ.

***

Cha mẹ, xin đừng quan tâm đứa trẻ đang bay cao hay xa bao nhiêu, hãy quan tâm đến việc đứa trẻ có mệt mỏi hay không. Điều trẻ cần là tình yêu, chứ không phải là la mắng và ra điều kiện!

Khi cha mẹ thực sự yêu thương con cái, con cái sẽ có tự có những yêu cầu đối với bản thân chúng. Một lời nhẹ nhàng để cảm thông còn có sức mạnh hơn vạn lần lời la mắng đầy cáu giận!

Hòa An biên dịch
Theo aboluowang.com

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục là tính khí nóng nảy của phụ huynh