Giáo dục trẻ trong 3 thời kỳ ‘dậy thì’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thực tế, sự nổi loạn của con cái là chủ đề đau đầu của rất nhiều bậc cha mẹ. Một khi đứa trẻ bước vào giai đoạn ‘dậy thì’, những xung đột giữa cha mẹ và con cái cũng ngày càng trở nên kịch liệt. Tuy nhiên, khái niệm “nổi loạn” cũng chỉ là cách nói của các bậc cha mẹ. Kỳ thực đối với trẻ mà nói đó chỉ là tín hiệu của trưởng thành mà thôi. Nếu bạn thật sự hiểu được nhu cầu tâm lý sau những hành vi nổi loạn đó và tôn trọng sự trưởng thành của trẻ, thì có thể bạn đã không phải quá đau đầu như vậy.

Một chuyên gia giáo dục Mỹ từng nói, 3 lần dậy thì trong cuộc đời của trẻ, người làm cha mẹ nhất định phải làm được những điều này.

  • Lần đầu dậy thì (khoảng 2 tuổi)

Nhận thức tự ngã của trẻ bắt đầu trở nên mạnh mẽ vào khoảng thời gian 2 tuổi, vậy nên chúng sẽ thay đổi từ một đứa trẻ “ngoan ngoãn” thành một đứa trẻ nghịch ngợm, cứng đầu. Điều chúng thích làm nhất khi đó là thêm chữ “Không” vào trước những mệnh lệnh của bạn, ví dụ: Đi ngủ! Không ngủ; Ăn cơm! Không ăn.

Điều này có thể do cha mẹ khi nói chuyện với trẻ luôn thích dùng những câu mệnh lệnh như: Không nên như vậy! Không được phép như thế... Do đó đứa trẻ cũng theo đó mà sớm học được cách nói “không”.

Trẻ em chính là chiếc gương phản chiếu của cha mẹ. Cha mẹ thế nào, từ chúng sẽ phản chiếu ra hình ảnh của bạn. Vậy nên điều then chốt để cải biến trẻ đó là cần cải biến bản thân trước tiên.

Hiện tại do số lượng trẻ sinh ra ngày càng ít. Vì vậy các bậc cha mẹ đều hy vọng con của mình có được tự do hoàn toàn, không muốn quá ước chế chúng, từ nhỏ đã nâng đỡ chúng như bảo bối, sợ chúng bị tổn thương, làm hại...

Nhận thức tự ngã của trẻ bắt đầu trở nên mạnh mẽ vào khoảng thời gian 2 tuổi, vậy nên chúng sẽ thay đổi từ một đứa trẻ “ngoan ngoãn” thành một đứa trẻ nghịch ngợm, cứng đầu.
Nhận thức tự ngã của trẻ bắt đầu trở nên mạnh mẽ vào khoảng thời gian 2 tuổi, vậy nên chúng sẽ thay đổi từ một đứa trẻ “ngoan ngoãn” thành một đứa trẻ nghịch ngợm, cứng đầu. (Ảnh: Pexels)

Vậy các bậc cha mẹ cần giáo dục trẻ như thế nào ở giai đoạn này ?

  1. Không nên quá dân chủ

Nhiều bậc cha mẹ rất dân chủ, mọi chuyện đều cần hỏi ý kiến của trẻ, ví dụ: Chúng ta đi ăn cơm được không? Chúng ta cùng nhau đánh răng được chứ? Nếu trẻ trả lời “Không thích”. Khi đó bạn sẽ bắt đầu tức giận hoặc nói đạo lý với chúng, như vậy chúng càng không nghe lọt tai.

  1. Để trẻ lựa chọn

Trước khi yêu cầu trẻ làm gì đó, hãy chọn dùng phương thức mà bạn có thể chấp nhận được rồi đưa cho trẻ 2 lựa chọn. Ví dụ: Con muốn ăn cơm hay ăn mỳ? Bây giờ chúng ta ra ngoài hay là 5 phút nữa đi?

Tất nhiên, có những đứa trẻ cứng đầu sẽ đưa ra những đáp án khác. Khi đó bạn cần nói với chúng một cách rõ ràng rằng, điều này không thuộc phạm vi lựa chọn, sau đó nghiêm túc nhắc lại một lần nữa. Kỳ thực, rất nhiều lúc trẻ cũng không muốn mang lại nhiều cản trở cho cha mẹ và thường sẽ căn cứ theo yêu cầu của bạn đưa ra mà lựa chọn.

Làm như vậy là một lối đi rất tốt đối với trẻ, mặt khác sẽ khiến chúng cảm thấy được tôn trọng và có một loại cảm giác như người làm chủ trong nhà.

  1. Không nên dùng khẩu khí mệnh lệnh để chia sẻ

Ví dụ: Thay vì nói “Không được để đồ chơi bừa bộn” chúng ta nên nói “Con nên để đồ chơi gọn gàng nhé”. Như vậy chúng sẽ vui vẻ nguyện ý tiếp nhận ngay.

Nếu cha mẹ dùng bạo lực, thì rất nhanh đứa trẻ sẽ học được điều đó từ bạn. Lâu dần sẽ trở thành đứa trẻ “dùng bạo lực để kiềm chế bạo lực". Vì vậy cha mẹ chỉ cần thay đổi trước 1% thôi thì trẻ sẽ thay đổi 99%.

Nếu cha mẹ dùng bạo lực, thì rất nhanh đứa trẻ sẽ học được điều đó từ bạn. Lâu dần sẽ trở thành đứa trẻ “dùng bạo lực để kiềm chế bạo lực".
Nếu cha mẹ dùng bạo lực, thì rất nhanh đứa trẻ sẽ học được điều đó từ bạn. Lâu dần sẽ trở thành đứa trẻ “dùng bạo lực để kiềm chế bạo lực". (Ảnh: Shutterstock)
  1. Cho trẻ thời gian chuẩn bị

Mặc dù trẻ thường ham chơi, nhưng đó cũng là “công việc" của chúng. Không phải bạn muốn chúng dừng thì chúng lập tức dừng lại được. Hãy để chúng có thời gian chuẩn bị.

Ví dụ: Trước khi ra ngoài hãy nhắc trẻ, 5 phút nữa chúng ta sẽ ra ngoài nhé. Hoặc sửa câu “nhanh đi rửa tay, ăn cơm, đừng mè nheo nữa” thành “con ơi, quá 5 phút rồi, chúng ta sắp ăn cơm rồi".

Hãy thử xem với cách này thì đứa trẻ nhà bạn còn cứng đầu không nghe lời nữa không? Phương thức chia sẻ không giống nhau thì hiệu quả nhận được cũng khác nhau.

  1. Để nhiều người hơn nữa tham gia vào sự trưởng thành của trẻ

Một tay ôm trẻ suốt những năm tháng đầu đời, đối với người mẹ mà nói thì đã hao tổn quá nhiều sức lực, vì vậy người cha cũng cần chia sẻ gánh nặng này với vợ bằng cách nói chuyện nhiều hơn với trẻ, không nhất thiết phải quản giáo, cũng không cần nói đạo lý, chỉ là chơi cùng chúng, làm cho chúng xem, chúng tự nhiên sẽ hiểu được thế nào là quy củ.

  • Nửa người lớn nửa trẻ con (khoảng 7-9 tuổi)

Sau khi trẻ bước vào tiểu học, giao lưu xã hội chủ yếu không còn chỉ có người nhà hay hàng xóm nữa, thay vào đó là các bạn học và giáo viên. Bước chân vào lớp học, chúng sẽ cảm thấy bản thân mình đã có chút trưởng thành, có thể tự đưa ra quyết định và bằng mọi cách cố gắng thoát khỏi vòng tay quyền lực của cha mẹ, do đó luôn ra sức làm trái ý người lớn.

Nhưng mâu thuẫn lại là chúng vẫn rất cần cha mẹ ở bên, vẫn muốn làm nũng hoặc hy vọng cha mẹ có thể giúp chúng đưa ra đáp án cho những vấn đề mà bản thân không thể tự giải quyết được.

Khi trẻ bước vào giai đoạn này thì phương thức giáo dục của cha mẹ cũng cần theo đó mà cải biến. Thay vì áp đặt, chúng ta hãy dùng nhiều phương pháp hỗ trợ để kết nối, học cách lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của trẻ, sau đó mới bình luận.

Thay vì áp đặt, chúng ta hãy dùng nhiều phương pháp hỗ trợ để kết nối, học cách lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của trẻ, sau đó mới bình luận.
Thay vì áp đặt, chúng ta hãy dùng nhiều phương pháp hỗ trợ để kết nối, học cách lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của trẻ, sau đó mới bình luận. (Ảnh: Pexels)

Ở giai đoạn này, bởi vì tinh lực của chúng đều dùng cho việc đối kháng cha mẹ nên thành tích học tập có thể không ổn định, hơn nữa đứa trẻ nếu không có được sự dẫn dắt thích đáng thì sẽ ngày càng trở nên nổi loạn.

Khi đó, cha mẹ cần có ‘bí quyết’ để hoá giải trạng thái lì lợm của trẻ. Ngoài ra cũng cần chia sẻ với chúng nhiều hơn và không nên toàn quyền quyết định mọi việc.

Ngoài ra, trong thời gian này cũng cần giúp trẻ dưỡng thành những thói quen sống tốt và một cuộc sống quy củ. Ví dụ ăn cơm trước khi học bài, ăn cơm xong xem tivi 20 phút. Những điều được quy định ra đó một khi trở nên thành thục sẽ có tác dụng rất lớn trong việc ước chế những hành vi xấu của trẻ.

  • Kỳ dậy thì đẹp nhất (12- 15 tuổi)

Bước vào kỳ dậy thì ở độ tuổi này, do tâm lý trưởng thành vẫn chưa thành thục, do đó trẻ luôn có cảm giác thất bại và thường cảm thấy “rất phiền" trong tâm. Chúng thường tỏ ra: kiêu ngạo, sĩ diện và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng của giới còn lại, làm ra những chuyện thách thức cha mẹ... Kỳ thực, điều này đối với chúng mà nói chỉ là một cách “tuyên ngôn độc lập" mà thôi.

Ở giai đoạn này, nếu những người làm cha mẹ nghĩ rằng thông qua quyền lực cao vút của mình để bắt chúng phải nghe lời, thế thì 10 trẻ sẽ có đến 8,9 trẻ càng gia tăng tâm lý nổi loạn.

Ở giai đoạn này, nếu những người làm cha mẹ nghĩ rằng thông qua quyền lực cao vút của mình để bắt chúng phải nghe lời, thế thì 10 trẻ sẽ có đến 8,9 trẻ càng gia tăng tâm lý nổi loạn. 
Ở giai đoạn này, nếu những người làm cha mẹ nghĩ rằng thông qua quyền lực cao vút của mình để bắt chúng phải nghe lời, thế thì 10 trẻ sẽ có đến 8,9 trẻ càng gia tăng tâm lý nổi loạn. (Ảnh: Shutterstock)

Ngoài ra, cha mẹ cố gắng can dự đến trẻ ít nhất có thể. Khi chúng làm gì đó chưa đúng, hãy tập trung tất cả vấn đề lại, xem nhẹ những chuyện nhỏ và chỉ chọn ra 3,4 vấn đề nghiêm trọng nhất. Khoảng 1 tháng nói chuyện nghiêm túc với chúng một lần. Khi nói chuyện, tuyệt đối không nên nói ‘tràng giang đại hải’. Chỉ có nói ít thì trẻ mới càng nghe được chuyên chú, mới dùng tâm để xem trọng những lời dạy bảo đó.

Cha mẹ cũng cần bắt đầu xem trẻ là một cá thể độc lập, đối đãi bình đẳng, cổ vũ trẻ trải nghiệm khao khát độc lập. Khi trẻ thất bại hãy động viên, an ủi, khi trẻ thành công hãy cho chúng những màn pháo tay và sự khẳng định.

Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc những cuốn sách cổ vũ tinh thần ý chí. Điều này có thể khiến chúng chiểu theo những tấm gương đó mà tự biết ước chế hành vi của bản thân.

Sự lý tính và cảm giác tín nhiệm của người cha càng có thể chiến thắng nội tâm của trẻ. Vì vậy cha là người không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Có một điểm rất quan trọng đó là những gia đình có cha mẹ yêu thương nhau thì hành vi của trẻ cũng theo xu hướng êm ấm. Những gia đình thường xuyên mâu thuẫn, không khí căng thẳng cũng khiến trẻ dễ nổi loạn hơn.

Nổi loạn không phải lỗi gì đó không thể tha thứ, càng không phải là vấn đề không có cách giải quyết. Đối với trẻ mà nói, đó là một lần nhận thức tự ngã, cũng là cơ hội phát triển tự ngã của bản thân. Người làm cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần buông bỏ thói quen dùng quyền lực, bình hoà tiếp nhận, dẫn dắt trẻ theo hướng đúng đắn, cùng chúng học tập, cùng chúng trưởng thành vậy là đủ rồi.

Ngọc Trân biên dich
Nguồn: secretchina

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục trẻ trong 3 thời kỳ ‘dậy thì’