Giáo dục hạnh phúc - Bài 6: Mẹ hiền từ đắc được đức [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Làm người con tốt, con gái tốt thì có thể biết làm người vợ tốt. Làm người vợ tốt thì có thể biết làm người mẹ tốt. Như thế cuộc sống của bạn, cuộc đời bạn sẽ là cuộc sống hạnh phúc, cuộc đời mỹ mãn.

(Xem thêm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 7; Bài 8; Bài 9; Bài 10; Bài 11; Bài 12; Bài 13; Bài 14; Bài 15; Bài 16)

Người vợ tốt chính là phúc khí của người chồng, người vợ hiền hậu thì sẽ trở thành người mẹ hiền từ. Chữ Mẫu (母 - mẹ) rất giống chữ Nữ (女 - phụ nữ), người mẹ chính là phụ nữ, nhưng có những điểm khác biệt.

Chữ Mẫu khác chữ Nữ là có thêm 2 chấm, hai chấm này đại diện cho em bé trong bụng, tức là người phụ nữ có thai thì trở thành người mẹ. Hai chấm này cũng biểu thị bầu vú, hình ảnh cho em bé bú. Hai chấm cũng biểu thị cho em bé nép vào lòng mẹ, hình ảnh người mẹ hai tay bế ẵm con. Hợp lại, chữ Mẫu chính là người phụ nữ hiền từ yêu thương con, là người phụ nữ vĩ đại sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ sau - Người Mẹ.

Người mẹ thực sự vĩ đại, những gì người mẹ đã dành cho con, trông nom bảo vệ con, hy sinh cho con, đó đều là đức của mẹ. Các cô gái sau này đều làm mẹ, mang thai sinh con, không dễ chịu, mệt nhọc, thậm chí thống khổ. Nhưng dễ chịu và hạnh phúc lại không phải cùng khái niệm, cùng ý nghĩa. Người mẹ sinh con bao thống khổ, nhưng mẹ cảm thấy hạnh phúc. Các cô dạy trẻ, phải bỏ tâm sức rất nhiều, rất vất vả. Nhưng khi trẻ vui vẻ, mạnh khỏe trưởng thành, các cha mẹ hài lòng thì các cô cảm thấy rất hạnh phúc. Do đó hạnh phúc và dễ chịu không phải cùng một khái niệm.

làm một người mẹ
Chữ Mẫu chính là người phụ nữ hiền từ yêu thương con, là người phụ nữ vĩ đại sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ sau - Người Mẹ. (Ảnh: Pexels).

Làm người vợ tốt như thế nào đã được đề cập ở bài trước. Khi làm người vợ tốt rồi thì bước tiếp theo sẽ là làm người mẹ tốt. Khi con gái về nhà mẹ được mẹ đãi ngộ đặc biệt, được hưởng thụ. Khi bạn làm mẹ thì hãy đem những đãi ngộ này dành cho người khác, vì vai trò của bạn đã thay đổi rồi. Ví như khi bạn là con gái, bạn sợ gián, trông thấy gián là kêu ầm lên, là chạy trốn, có khi còn chui vào lòng mẹ nữa. Nhưng khi bạn nuôi con, mà con bạn lại sợ gián, bạn cũng sợ, nhưng bạn vẫn cứ can đảm nói: "Con đừng sợ, có mẹ đây!".

Bạn sẽ hiểu rằng sự mạnh mẽ của người mẹ không phải ngẫu nhiên, nó đến từ trách nhiệm bảo vệ, che chở cho con. Bạn từ vai trò người được bảo vệ đã trở thành người bảo vệ, đem tình thương yêu dành cho người khác. Thế nên nói người mẹ là vô cùng vĩ đại. Vậy tại sao ông Trời lại để bạn chịu khổ? Để bạn sinh con, chịu khổ, thực ra đó chính là để bạn trưởng thành, để bạn lớn mạnh.

Chúng ta đều muốn trưởng thành hơn, tốt đẹp hơn, thăng hoa lên tầm cao mới. Có một câu thơ đã nói nên ý đó:

Muốn xem ngàn dặm xa xôi
Hãy lên tầng nữa trông vời nước non
(Nguyên văn: Dục cùng thiên lý mục; Cánh thướng nhất tằng lâu)

Khổng Tử nói: "Ta 15 tuổi lập chí vào học tập, 30 tuổi tạo dựng được thành tựu, 40 tuổi mọi sự không còn mê hoặc, 50 tuổi hiểu được quy luật tự nhiên, 60 tuổi có thể nghe lọt tai những ý kiến bất đồng, 70 tuổi tùy ý theo lòng mong muốn, muốn làm gì thì làm cái đó, cũng không vượt ra khỏi phép tắc quy củ".

Nguyên văn: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ"

Vậy "nhĩ thuận" (nghe gì cũng lọt tai) nghĩa là gì? Tức là nghe người ta nói thế nào cũng nghe được. Người ta nói lời bất hảo thì cũng không hoài nghi người ta người ta không tốt với mình. Tấm lòng của ông rộng lớn, do đó "60 tuổi có thể nghe lọt tai những ý kiến bất đồng, 70 tuổi tùy ý theo lòng mong muốn, muốn làm gì thì làm cái đó, cũng không vượt ra khỏi phép tắc quy củ". Ông nghĩ gì, muốn làm việc gì liền làm việc ấy đều không phải là việc xấu. Cuộc đời của Thánh nhân Khổng Tử cũng là một quá trình từng bước, từng bước nâng cao, thăng hoa.

làm một người mẹ
Nhưng khi bạn nuôi con, mà con bạn lại sợ gián, bạn cũng sợ, nhưng bạn vẫn cứ can đảm nói: "Con đừng sợ, có mẹ đây!". (Ảnh: Pexels).

Hy vọng mọi người "dục cùng thiên lý mục, cánh thướng nhất tằng lâu", không ngừng thăng hoa tư tưởng. Chúng ta từ một cô con gái trở thành một người vợ, rồi lại trở thành một người mẹ, chính là từng bước từng bước thăng hoa. Chúng ta cũng không vì có chồng rồi mà không để ý đến người khác, cũng không vì có con rồi mà không để ý đến con người khác.

Có người xếp đặt thế này: Con thứ nhất, chồng thứ nhì, cha mẹ mình thứ ba, không biết mẹ chồng thứ mấy nữa. Cách xếp đặt như thế này có tốt không? Không tốt. Sách Đệ tử quy dạy "Yêu rộng khắp" (phiếm ái chúng), đó là yêu thương tất cả mọi người. Khi bạn yêu quý tất cả mọi người thì tất cả mọi người đều yêu quý bạn. Bạn xếp thứ tự mẹ chồng cuối cùng, thế thì mẹ chồng sẽ xếp bạn thứ nhất không? Chúng ta xếp mỗi một người ở trước, trên thực tế là đặt mình ở phía sau. Chúng ta quan tâm đến người khác, để người khác ở chỗ cao, như thế chúng ta sẽ là người hạnh phúc. Chúng ta từ làm cô con gái tốt, đến làm người vợ tốt, rồi làm người mẹ tốt. Như thế chúng ta lúc nào cũng là người tốt, người thiện lương. Trời bảo hộ người thiện, Đạo Trời báo đáp người chuyên cần. Chỉ cần có lòng tin thì chúng ta nhất định làm được.

Một người vợ hạnh phúc, một người phụ nữ hạnh phúc thì sẽ thể hiện rõ trên gương mặt của họ, mọi người dễ dàng nhìn nhận ra. Đi trên phố các bạn có thể nhận ra được. Người hạnh phúc thì cơ của họ thư giãn, biểu lộ tình cảm hòa ái, dịu dàng. Người bất hạnh thì nhăn chau đôi mày, khiến người khác trông thấy cũng thấy khó chịu. Điều này càng rõ rệt đối với phụ nữ, ta có thể nhìn ra ngay họ có hạnh phúc hay không Thực ra Đức không phải là có được lợi ích vật chất, trái lại Đức chân chính là chịu khổ, là cống hiến, là cho đi. Họ vì thất đức mà đắc được lợi ích vật chất càng nhiều thì càng rời xa con đường chân chính. Bạn biết được đạo lý này thì bạn sẽ làm được tốt, bạn sẽ hạnh phúc. Bạn trai của bạn hay chồng bạn cũng vậy, bạn cần đặt họ ở vị trí cao thì trong tâm họ càng dành sự quan tâm cho bạn nhiều hơn. Làm người vợ tốt sẽ nhất định làm được người mẹ tốt, cuộc sống của bạn nhất định sẽ hạnh phúc.

Thanh Hà (biên dịch)

Tác giả: Đồng Hân - zhengjian.org



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục hạnh phúc - Bài 6: Mẹ hiền từ đắc được đức [Radio]