Giáo dục hạnh phúc - Bài 2: Con hiếu thuận - Làm thế nào có lòng cảm ân [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa nói: Những gì con cái đắc được là những gì cha mẹ mất đi. Nhưng cái mất đi này mọi người có biết là gì không? Đó là Đức. Người xưa nói "Đức nghĩa là đắc", thực tế chính là có Đức rồi thì mới Đắc được, không có Đức thì muốn gì cũng không Đắc được, do đó nói rằng chúng ta cần phải trọng Đức...

(Xem thêm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 7; Bài 8; Bài 9; Bài 10; Bài 11; Bài 12; Bài 13; Bài 14; Bài 15; Bài 16)

Thế nào là Đức

Ví dụ chúng ta ngồi xe buýt, mọi người đều nhường ghế cho người già. Như vậy khi bạn nhường ghế thì bạn không có chỗ ngồi, bạn cảm thấy mệt không? Rất nhiều người chúng ta đều có cảm giác này: Bạn nhường chỗ ngồi, trong lòng không những không mệt, trái lại cảm thấy rất hạnh phúc, trong tâm rất dễ chịu, cảm giác rất vui. Đó chính là Đức.

Vậy cái Đức này làm thế nào mới Đắc được? Đó là phải mất đi. Bạn mất đi vật chất, bạn vất vả nỗ lực, bao gồm cả việc người khác làm tổn hại đến bạn, bạn thống khổ nhưng vẫn không tính toán với người ta thì đều được Đức.

Chúng ta đều thích cảm giác gia đình. Nếu bạn đến một thành phố mới, mọi người ở đó có đối xử với bạn giống như cha mẹ bạn đối xử với bạn không? Do đó chúng ta từ nhỏ đã đắc được những gì cha mẹ nỗ lực, mất đi, cái mất đi này chính là Đức.

Như vậy người đức dày có phải rất thống khổ? Không phải thế. Nó giống như cảm giác bạn nhường chỗ ngồi. Nó giống như khi tan trường nghe được phụ huynh nói: "Chào cô, cô cả ngày quản bao nhiêu trẻ như thế này, vất vả quá. Cảm ơn cô rất nhiều". Khi đó cảm giác trong tâm bạn sẽ không mệt, mà cảm giác rất dễ chịu.

Người ta tại sao cảm ơn bạn? Bởi vì bạn đã nỗ lực cống hiến, đã chăm nom con họ bằng cả tấm lòng, do đó họ cảm ơn bạn. Họ cảm ơn bạn thì đó chính là Đức của bạn.

Thế nhưng tất cả những cái dễ chịu của bạn khi bạn còn nhỏ đều do cha mẹ cho. Khi chúng ta không có lòng cảm ân lại còn so bì: "Chán, bố mình ít tiền quá, bố nhà người ta kiếm được bao nhiêu tiền"; "Bố nhà người ta có công việc tốt, bố mình phải ở nhà cày ruộng". Đây chính là thiếu lòng cảm ân nghiêm trọng. Cha bạn ngay cả cày ruộng cũng không biết, thế thì sao nuôi bạn lớn như thế này? Do đó khi bạn có lòng cảm ân thì bạn sẽ cảm thấy rằng, cha mẹ cày ruộng nuôi bạn lớn thế này, quả là vô cùng không hề dễ dàng chút nào.

dạy trẻ học cách cảm ân
Bạn dễ dàng buông lời chê trách cha mình: "Chán! Bố mình dốt quá phải ở nhà làm ruộng, không kiếm được nhiều tiền." Nhưng bạn không biết rằng để có được bạn hôm nay, cha bạn đã phải vất vả lao động như thế nào. (Ảnh: Pexels).

Đắc được thì phải mất, cái mất này chính là bỏ công sức. Khi bạn bỏ công sức ra thì bạn sẽ đắc được. Đắc được gì? Đắc được Đức. Tối hôm nay có cô giáo đi gặp bạn bè, có cô xem phim truyền hình, có cô lại ở nhà chuẩn bị bài. Cô giáo này viết giáo án, hay nghĩ xem bình thường nên dạy như thế nào, hoặc làm một số giáo cụ. Người khác xem phim hoặc vui đùa, còn cô thì cân nhắc xem dạy thế nào. Đó chính là bỏ công sức, chính là mất. Hôm sau lên lớp, có thể học sinh không nhận ra, bởi vì bạn đã chuẩn bị 5 phương pháp, nhưng lên lớp chỉ có thể dùng 1 phương pháp. Nhưng phương pháp bạn sử dụng nhất định là phương pháp tốt nhất.

Bỏ công sức ra như thế này tuy người khác khó cảm nhận thấy, nhưng người xưa nói: "Trên đầu 3 thước có Thần linh", "Người đang làm, Trời đang nhìn". Bạn bỏ công sức ra như thế này có biểu hiện ra ngoài không? Sẽ có người nói: "Ôi, cô giáo này sao mà dạy hay như thế nhỉ?". Đó là minh chứng cho những nỗ lực mà cô đã bỏ công sức ra rất nhiều.

Nội hàm văn hóa truyền thống vô cùng sâu sắc, nó gợi mở chúng ta rằng, bạn có đức thì hãy cho người khác nhiều hơn, bạn bỏ công sức ra thì người khác đắc được, đó chính là hạnh phúc của họ.

Ví dụ nói cái bàn này, chúng ta ngồi đây, là vì có người bày bàn ghế cho chúng ta. Nếu chúng ta rời đi, không có ai thu xếp bàn ghế này, chẳng phải sẽ rất bừa bãi. Nếu chúng ta mỗi người đều thuận tay xếp bàn ghế ngay ngắn, rất nhanh chóng liền gọn gàng ngay ngắn. Nếu chỉ có một người xếp chẳng phải cần mấy chục phút. Vì vậy khi giáo dục trẻ thì dạy thế này: "Con nhẹ nhàng xếp ghế này chỉ mất 10 giây, người thu dọn phòng sẽ tiết kiệm được 10 giây. Hành động này của con chính là đức".

Dạy con biết cảm ân
Trẻ nhỏ rất dễ nghe lời. Nếu như chúng ta giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc giúp đỡ người khác, hình thành được thói quen suy nghĩ vị tha, như thế người được lợi không chỉ có trẻ, mà còn chính cả bản thân chúng ta cũng được hưởng lợi. (Ảnh: Pexels).

Chúng ta dạy trẻ để trẻ khi làm bất kỳ việc gì thì trước tiên suy nghĩ đến người khác. Đó chính là đức, là noi theo hành động của Thánh nhân. Như thế trẻ sẽ hình thành một thói quen. Bạn là thầy cô giáo, có phải sẽ thấy nhẹ nhàng thoải mái. Nếu không khi tan học, bạn còn phải bảo từng em. Có khi trẻ không nghe, tất cả đều chạy đi, bạn phải xếp từng đứa lại thì mới thấy thật vất vả. Chớ xem việc này là việc nhỏ. Mỗi lớp học nhiều trẻ như thế, tạo dựng thói quen tốt cũng không khó lắm. Lớp 40 trẻ, ai nấy đều tạo được thói quen tốt như thế thì các thầy cô chúng ta sẽ bớt vất vả đi nhiều.

Trẻ rất dễ nghe lời, để trẻ hình thành những thói quen tốt như thế này thì các thầy cô giáo chúng ta sẽ giảm nhẹ đi một chút. Như thế các thầy cô có nhiều tinh lực hơn để nghiên cứu dạy học. Có thầy cô chuẩn bị bài rất tốt, nhưng có thể bạn chuẩn bị 18 phương pháp, chuẩn bị rất tốt, nhưng vừa vào lớp thì trẻ đứa chạy chỗ này, đứa chạy chỗ kia, bạn phải chấn chỉnh trật tự. Bài học sẽ dạy thế nào đây? 18 phương pháp đó có dùng được không. Đạo lý là như vậy.

Do đó hành vi thói quen và phẩm chất đạo đức của trẻ là vô cùng quan trọng. Tại sao chúng ta nói giáo dục đạo đức quan trọng hàng đầu? Tại sao chúng ta thấy Đệ Tử Quy giảng "Hiếu đễ trước"? Khi trẻ có lòng cảm ân, trẻ hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, nỗi vất vả của thầy cô, thì trẻ sẽ biết xếp bàn ghế ngay ngắn một chút. Khi mỗi đứa trẻ đều nghĩ như thế này, thế thì bạn sẽ là người hạnh phúc nhất. Do đó trước tiên bạn phải dạy trẻ hiểu được hạnh phúc. Thế nên chúng là làm một người con tốt, khi chúng ta biết làm người con tốt như thế nào thì chúng ta sẽ biết làm thế nào giáo dục trẻ tốt.

Thanh Hà
Theo Đổng Hân - zhengjian.org.



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục hạnh phúc - Bài 2: Con hiếu thuận - Làm thế nào có lòng cảm ân [Radio]